Skip to main content

Posts

Showing posts from 2009
Có một nhà luật học đang được nhớ tới trong giới học thuật thời nay, ông Nguyễn Mạnh Tường. Hà Nội dường như đã có một Khoa Luật trong Đại học Việt Nam trên đường 18 Lê Thánh Tông, cái khoa ấy dường như đã có những ông khoa trưởng rất uyên bác... rất lâu, rất lâu trước khi Khoa Luật, ĐH Tổng hợp được thành lập vào năm 1976 tại Thượng Đình. Luật khoa Đại học Sài Gòn, cũng vào năm 1976 đã trở thành Đại học kinh tế TP HCM. Dường như trên đường Nguyễn Đình Chiểu những dáng dấp kiến trúc cũ vẫn còn nguyên vẹn.
RẦM RỘ TÌNH YÊU Phạm Duy Nghĩa Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, chắc là ít nơi trên thế gian này người ta đón cái ngày nhà giáo tựa một cái tết nho nhỏ như ở thủ đô nước ta. Yêu thầy nào là những hoa, những inh ỏi trống kèn mít tinh kỷ niệm, những bữa tiệc, những cuộc viếng thăm và… quà. Phong tục xưa có nguy cơ nhoà dần trong ồn ào những trơ trẽn của thời đại vật chất. Biết ơn là một phẩm hạnh cao quý, song bày tỏ lòng tri ân ấy ra sao chắc cũng nên bàn. Nhìn những đứa trẻ quê tung tăng đi tết thầy tôi thầm mong chúng còn nhiều ngây thơ hơn con nhà thành phố. Hy vọng là thế, bởi trước đó hàng tuần cô bé lớp trưởng đã nhắc cả lớp đóng tiền mua quà thăm thầy cô, cái việc xin tiền cha mẹ và cùng nhau chọn quà cho thầy cô có thể sẽ đọng lại trong đầu con trẻ lâu hơn là những tình cảm biết ơn. Người thành phố thường ít con hơn, muốn con hay chữ ai chẳng mong có dịp thăm thầy. Các trường đại học dịp lễ thầy cô tưng bừng quà cáp, chắc là vẫn còn nhiều tình, song tôi không thoát khỏi những suy t

20/11: Mot bai viet cach day may nam

Chép lại bài cũ 22/11/2005: Phải dám so mình với thế giới bên ngoài Từ mười năm nay tôi đón Ngày nhà giáo như đón gió đông về. Những bó hoa, những lời chúc chen giữa những thế hệ học trò nhọc nhằn mưu sinh. Người ta trở nên nhiều lời một đôi ngày, để rồi “lối cũ ta về”, chỉ còn lại vô vàn lời chất vấn cho ngành giáo dục. Từ sách giáo khoa cho đến đồng phục đại học, sức ép cải cách sự dạy và học đã nổi đầy trên mặt báo. Không muốn góp thêm lời phàn nàn, không mơ ước sự kỳ diệu của Gióng, bài viết dưới đây góp vài thiển nghĩ tản mạn vì những trường đại học xứng đáng cho thế hệ con cháu chúng ta... Yếu vì chưa bao giờ dám so mình Các trường đại học nước ta yếu, yếu vì chúng ta chưa bao giờ dám so mình với thế giới bên ngoài. Không thể lọt vào danh sách 55 trường có uy tín ở Đông Nam Á, hi hữu có bài nghiên cứu đăng đàn quốc tế, hàng trăm trường đại học VN trở thành “ngoại hạng” chẳng thể so sánh với ai. Để ganh đua giành giật lấy thịnh vượng thời nay, ngoài cơ bắp, một dân tộc chỉ mạnh

Mat viec vi co bang dai hoc

MẤT VIỆC VÌ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC Phạm Duy Nghĩa Hàng ngàn bạn đọc chia sẻ nỗi bất bình của cô cử nhân trẻ đã mất việc chỉ vì có bằng đại học. Thua kiện ở toà án tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình kháng cáo, Toà án nhân dân tối cao huỷ án sơ thẩm. Sau gần 3 năm không công ăn việc làm, cuộc lao đao tìm công lý của cô gái trẻ lại bắt đầu. Người ta vẫn bảo xứ ta ham học. 16 năm đèn sách, công bằng là ở chỗ những cố gắng báo hiếu cha mẹ và tự lập thân của những người trẻ tuổi phải được xã hội ghi nhận. Có thể quan liêu cố tìm “cử nhân cao đẳng” như Sở Nội vụ Quảng Bình, cũng có thể vô cảm đưa đi đẩy lại như trường hợp cô cử nhân đỗ ưu về tỉnh Nghệ An hàng năm chờ việc, có thể chỗ làm ấy đã được xếp sẵn cho trăm mối quen thân, cũng có thể còn thiếu ở đâu đó những chiếc phong bì.. nguyên nhân dù có khác nhau, song cách đối xử không công bằng ấy nếu được lặp lại và trở thành chuyện thường ngày thì thật đáng báo động. Thứ nhất, cách đối xử ấy tạo ra những tín hiệu lệch lạc về giá trị sống làm người. “V

Cuoc canh tranh y tuong

ĐẠI HỌC VÀ CUỘC CẠNH TRANH Ý TƯỞNG Phạm Duy Nghĩa Tranh nhau mua sắm ở những siêu thị lớn, bạn có thấy cũng hàng hoá Việt Nam, cô nhân viên thu ngân Việt Nam, song lãi thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Xôn xao đô thị mới văn minh, bạn có thấy đất của ta, tiền cũng của ta, song có ai hay lãi chảy về đâu. Ý tưởng đã làm nên sự khác biệt ấy. Một dân tộc mạnh không chỉ vì cơ bắp, dân tộc ấy phải được tự do sáng tạo, biết khuyến khích cuộc cạnh tranh giữa các ý tưởng và bảo vệ những ý tưởng ấy như tài sản của mình. Tự do, ý tưởng, sáng tạo… không tự nhiên mà có, chúng là những đức tính quý của con người chỉ nảy mầm khi được ươm từ nhỏ tới lớn. Đại gia và hoa hậu, truyện vụ án giật gân và những chuyện tình ướt át, ươm khao khát tiêu dùng và thoả mãn cá nhân chúng ta sẽ nhận được những con người ích kỷ. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình và cộng đồng, nền đại học và giới truyền thông có công và có thể cũng sẽ có tội rất lớn khi góp phần tạo ra những nhân cách mới song chưa chắc đã văn minh cho t

Giang ho tuoi nhi

Vị đắng giang hồ nhí TT - Chuộng lạ, người ta thích tò mò thế giới giang hồ. Song vị đắng còn đọng lại mãi sau những chuyện giang hồ tuổi nhí. Tuột khỏi mái ấm, có bao nhiêu đứa trẻ rơi vào vòng xoáy của dục tình và tội ác. Trẻ con làm rầu lòng người lớn, một dân tộc không thể là tử tế nếu cứ im lặng nhìn bóng đen ma quái của xã hội đen phủ xuống sân trường. Chuyện hôm nay thường có nhiều nguyên cớ từ những ngày qua. Thiếu tích dưỡng đức tin, thiếu cơ hội trò chuyện với thầy cô và cha mẹ như những người sắp lớn khát khao được đối xử công bằng và lắng nghe, chìm dần trong cuộc sống bon chen, đam mê vật chất và tuân thủ quyền uy của người có tiền và có quyền, trẻ con bắt chước rất nhanh những thói xấu của người lớn. Vì lẽ ấy, giang hồ tuổi nhí thật ra có gốc rễ từ giang hồ tuổi lớn, cái mầm xấu đã được gieo trong vô thức hay bất lực của xã hội người lớn chúng ta. Mỗi năm dân số nước ta có thêm 1 triệu người trẻ tuổi, cứ 100 người VN thì có tới 28 người dưới 19 tuổi. Những người ấy phải đ

Nhan ngay Quoc khanh ban chuyen chinh danh

Nhân ngày Quốc khánh bàn chuyện chính danh Cách mạng Tháng 8, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại nền độc lập, người ta vẫn nói như thế nhân ngày Quốc khánh. Trên thực tế, vào tháng 8 năm 1945, Pháp đã mất Đông Dương, hàng vạn quan lính Pháp đang bị Nhật cầm tù hoặc lẩn trốn truy đuổi nhục nhã ê chề. Vào tháng ấy, Nhật cũng đã bại trận, quân tướng mất tinh thần ủ rũ chờ ngày nộp vũ khí cho quân Đồng minh (Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân Quốc). Việt Minh trên thực tế cũng tránh đánh Nhật, về danh nghĩa đã lấy được chính quyền từ tay Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Phan Kế Toại. Cái chính quyền Trần Trọng Kim ấy rất ít được nghiên cứu. Được người Nhật dựng lên, việc lớn nhất mà Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm được là thuyết phục người Nhật để thu nạp về danh nghĩa các xứ bảo hộ Bắc Kỳ, An Nam và các thuộc địa Nam Kỳ cũng như những thành phố thuộc địa khác vào cùng một mối, lập quốc hiệu Việt Nam Đế Quốc . Ít nhất, sau 80 năm bị người Pháp đô hộ, quốc hiệu Việt Nam mới trở lại với người V

Ban an va uoc mong cong ly

Vụ đắm đò thảm khốc hôm 30 tết ở Quảng Hải (Quảng Bình) đã được đưa ra xét xử. Án đã tuyên, phiên tòa tạm khép lại, song để công lý được xác lập vẫn còn nhiều việc phải làm. Con đò mưu sinh, hai ông lái nghèo, tai nạn thương tâm và khung hình phạt 29 năm tù giam (phạt ông Nguyễn Minh Mậu 15 năm và Nguyễn Xuân Quý 14 năm), cách ly xã hội, nghĩa là 14-15 năm vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ, thiếu nơi nương tựa. Án được tuyên trừng trị người có tội, án được tuyên răn đe hành vi phạm tội, án được tuyên nhằm lập lại kỷ cương, song cũng phải giúp tăng niềm tin vào công lý của cộng đồng. Con đò nghèo ấy ngày qua ngày chở khách qua sông, công khai chứ không lén lút. Nhưng những người có trách nhiệm ở địa phương, thanh tra giao thông..., bao nhiêu lực lượng ấy đã góp phần gì cảnh báo ngăn ngừa nguy hiểm của chuyến đò bất hạnh? Hiểm họa treo trên đầu bao nhiêu khách qua sông, nhưng những người sống bằng tiền thuế của dân liệu có tắc trách, vô cảm, không can ngăn, k
MÙA HÈ SINH VIÊN NÊN ĐI THỰC TẬP NGHỀ LUẬT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM THỰC HÀNH NGHỀ LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI HÀ NỘI (Do một sinh viên luật học Khoá 50 ĐHQG HN thực hiện trước khi tốt nghiệp) Đã khảo sát: 1. Trung tâm Bồi dưỡng và tư vấn pháp luật – Khoa luật-Trường đại học kinh tế quốc dân. 2. Trung tâm Hỗ trợ pháp lý và phát triển nguồn nhân lực của hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Trung tâm Thực hành nghề luật – Học viện tư pháp. 4. Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. 5. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước – Sở Tư pháp thành phố Hà nội. 6. Văn phòng thực hành nghề luật (CLE) – Trung tâm LERES – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Trung tâm tư vấn pháp luật – Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội 8. Trụ sở tiếp dân của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. (Không có trung tâm trợ giúp pháp lý) 9. Đoàn luật sư Thành phố Hà nội (Không có trung tâm trợ giúp pháp lý) 10. Thành Đoàn thành phố Hà Nội. (Không có trung tâm trợ giúp pháp lý) 11. Trung ương hội liên h

Nguoi dan ong thiet thoi

Người đàn ông thiệt thòi không tự đi được bằng đôi chân của mình mà phải nhờ đến chiếc xe lăn ấy là ai mà khi ông mất Hồ Chí Minh đã viết nhiều lời thương tiếc trên báo Cứu Quốc. Ông là ai, mà nếu còn sống, các nhà sử học có thể dự báo những kẻ thực dân không thể ngang nhiên chia phần những miếng bánh chiến lợi phẩm sau Đại chiến thế giới thứ hai. Ông là ai mà ngày qua ngày hậu duệ của những người di cư nghèo khó vẫn thương mến nắm lấy từng ngón tay, đến mức chúng sáng lên dị thường so với bức tượng đồng.Người đàn ông thiệt thòi ấy-mà tiếng Việt chúng ta xách mé gọi là người tàn tật-chính là Franklin Roosevelt, bốn nhiệm kỳ làm Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1933-1945). PDN
MUA BÁN DOANH NGHIỆP TỪ GÓC NHÌN QUẢN TRỊ CÔNG TY Phạm Duy Nghĩa [1] Dẫn nhập : Mua bán công ty đã xuất hiện và sẽ trở nên sôi động ở Việt Nam, nhất là khi các nhà đầu tư từ Trung Hoa đại lục rủng rỉnh tiền bạc bắt đầu nhòm tới các nguồn tài nguyên và kênh tiêu thụ ở Việt Nam. Việc này gồm nhiều công đoạn, diễn ra bằng nhiều cách, với sự tham gia của nhiều lực lượng chuyên gia, trong đó chuyên gia pháp lý thường đóng những vai trò lớn trong xác định doanh nghiệp mục tiêu, nhận diện các yếu tố tạo nên giá thành, giúp thương thảo và thiết kế các hợp đồng cũng như làm thủ tục hành chính để hoàn tất việc mua bán. Tham luận dưới đây góp phần tìm hiểu và bàn luận một cách sơ lược về vài khía cạnh pháp lý có thể cần được lưu tâm trong quá trình mua bán công ty. [2] Đối tượng mua bán : Trên thực tế các loại hình doanh nghiệp đều có thể được mua bán, thậm chí các quyền lợi trong các liên danh không hình thành nên doanh nghiệp. Tuy nhiên luật pháp không mấy quan tâm đến việc mua bán kiok trên ch
PHÁP LUẬT VÀ SỰ ĐA DẠNG VĂN HOÁ - MỘT SỐ PHÁC THẢO TỪ THỰC TIỄN VIỆT NAM Pham Duy Nghĩa: Tham luận tại Đại hội 17, Hội Luật gia dân chủ thế giới, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội 08/06/2009 1. Nhận diện vai trò của pháp luật và văn hoá 1.1. Ngoài đời sống kinh tế và chính trị, đời sống văn hoá các dân tộc cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình toàn cầu hoá. Các giá trị văn hoá Phương Tây tràn ngập ở Việt Nam, lối sống hưởng thụ, sự đòi hỏi giải phóng các quyền cá nhân, sự xuất hiện không thể dập tắt của chủ nghĩa tôn trọng nhân cách cá nhân đang là những chủ đề lớn ở Việt Nam. Giữ lấy quốc tính, quốc tuý, quốc hồn- mà người ta kêu gọi là giữ lấy bản sắc dân tộc- đang là một mơ ước không dễ thực hiện đối với các dân tộc yếu, thiếu cá tính và dân tộc tính. 1.2. Một quốc gia với gần 60 tộc người- đôi khi khá khác nhau về nhân chủng- có nhiều vấn đề riêng về chính sách văn hoá, song trên hết sẽ là những chính sách hoà hợp văn hoá dân tộc, tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích các cộng đồng ngư

Thien An Mon: Cach day 20 nam

Thiên An Môn , cách đây 20 năm, trong một đêm 04/06/1989 xe tăng Tàu nghiến nát các cuộc biểu tình của sinh viên. Bức ảnh Spiegel chụp cuối tháng tư 1989, trong một tư thế giằng co, trước khi cuộc tàn sát bắt đầu. Một chế độ như thế... có đáng dẫn đầu thế giới? Nếu vị nào biết tiếng Đức, có thể xem một bộ phim tài liệu về cuộc thảm sát ở Thiên An Môn cách đây 20 năm ở đây: http://www.spiegel.de/flash/0,,20824,00.html
TƯ DUY CON ĐÀ ĐIỂU Phạm Duy Nghĩa Quê gốc mãi tận châu Phi, thời hội nhập, con đà điểu dần đã thành quen với dân chúng Việt Nam. Chạy nhanh lắm, song lúc quá sợ hãi, giống chim không biết bay ấy thường vùi đầu trong cát và nghĩ rằng tai hoạ đã qua. Thì cũng thế, khi hàng vạn khách thợ người Hoa đã tràn vào tranh việc với đồng bào quen chân lấm tay bùn, quan chức của Bộ LĐTB&XH vẫn khăng khăng khẳng định Việt Nam chỉ tiếp nhận lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chứ làm gì có chấp nhận lao động giản đơn. Rừng đã thưa, biển đã hẹp, nguồn lực con người đã ngơ ngác đến nỗi mất cả việc giản đơn nhất trên sân nhà. Có ai lo, tư duy con đà điểu, chức có thể cao, quyền có thể lớn, song chúng ta quen hài lòng với những gì đạt được qua mỗi nhiệm kỳ. Suy thoái kinh tế toàn cầu, như hứng dội một cơn mưa lạnh, đáng ra có thể là nguyên cớ hối thúc cải cách chính quyền và cải cách cả Đảng cầm quyền cho thêm phần rắn chắc, gần dân hơn. Song những gì đang diễn ra trên đất nước chúng ta dườ

Trên báo Đàn Ông :) Tranh luan tre con

Damo Weaver- đó là tên của một cậu bé 10 tuổi học lớp 5 ở trường tiểu học Cana Point của nước Mỹ, cái tên được nhắc đến nhiều trên báo chí Mỹ và trên thế giới trong thời gian qua. Cậu này đề nghị được phỏng vấn Tổng thống Obama. Bản thân cậu bé 10 tuổi này đã từng có cơ hội phỏng vấn phó Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, Caroline Kennedy và Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt tại trường quay ở chính ngôi trường cậu đang theo học KEC TV. Có thể đó là chuyện bình thường ở Mỹ và ở đâu đó trên thế giới, còn ở ta thì… PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học quốc gia Hà Nội bày tỏ quan điểm về vấn đề này: Thưa ông, ông hiểu về sự việc này như thế nào? PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Ngoài những câu hỏi ngây thơ của tuổi trẻ chắc là cậu bé này sẽ có những câu hỏi nghiêm túc, kiểu như: Ông Tổng thống nghĩ gì về thế hệ của chúng nó, ông sẽ nghĩ gì về môi trường sống, về học hành và công ăn việc làm của thế hệ của nó… Ở tuổi lớp 5 thì mức độ lớn, bé còn đan xen, vẫn còn là trẻ con, nhưng cũng đã không thiếu nhữn

Xung quanh du luat ve tu do thong tin

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VÀ THẠC SĨ LUẬT HỌC 2009-2011 (i) Những vấn đề về quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Góp phần đánh giá 20 năm thực hiện chính sách cổ phần hoá ở Việt Nam (ii) Khảo sát thực trạng giải quyết tranh chấp trong các công ty tại TP HCM và Hà Nội giai đoạn 2007-2009: Những tranh chấp và kênh giải quyết phổ biến (iii) Tranh chấp đất đai ở Việt Nam giai đoạn 2006-2009: Nhận diện, phân loại và khảo sát một số tình huống điển hình (iv) Tư hữu hoá quyền khai thác và hưởng dụng công sản ở Việt Nam: Nghiên cứu một số tình huống điển hình (v) Nghiên cứu đánh giá thực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 (vi) Nguồn thu từ tiền cho thuê đất và cạnh tranh giữa các địa phương ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010: Nghiên cứu khảo sát và đề xuất chính sách (vii) Nghiên cứu khảo sát quản lý sở hữu trí tuệ trong một số doanh nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam: Đánh giá nhu cầu hình thành bộ phận quản lý sở hữu trí tuệ (viii) Góp vốn bằng công nghệ, t

Be gai va canh sat dieu tra

BÉ GÁI VÀ CẢNH SÁT ĐIỀU TRA Triệu tập cháu gái 7 tuổi ra trụ sở cảnh sát để lấy tin cho một vụ trọng án, người điều tra không một chút băn khoăn: điều gì luật không cấm thì cảnh sát có thể làm, trong thường ngày phòng chống tội phạm ai mà nhớ được những chuyện nhỏ nhoi. Song, một ánh mắt lo lắng tìm nơi bấu víu của con trẻ có làm cho người lớn động lòng? Cảnh giác với những đại sự, đôi khi người ta quên chăm chút cho sự tử tế đời thường; nguy cơ lớn có ai ngờ có nguyên căn từ những bất đắc chí tích góp hàng ngày. Tìm đến cảnh sát, người ta mong sự bình yên che chở. Song dường như sự tin yêu ấy cũng cần thêm vun đắp mới mong có một ngày người ta không còn cảm giác e sợ, ngại ngùng khi phải gặp công an. Vì vẫn còn chút xa cách ấy, việc bé gái 7 tuổi bị công an mời lên trụ sở mới thành chuyện xã hội đáng quan tâm. Điều gì luật không cấm, không có nghĩa là cảnh sát có thể được làm. Nhân danh công lực, người cảnh sát chỉ được thực thi những biện pháp nghiệp vụ được pháp luật cho phép. Nếu

Tai Ho Sin: Chien tranh bien gioi Viet Trung

Chợ của người Tày trên đường tới đèo Tài Hồ Sìn. 30 năm trước đầu rơi máu chảy giữa những đồng chí Việt Trung. Nơi ấy, người ta cũng bảo một dạo có loại "cao bành trướng" được nấu từ những bộ xương rã rời bên khe núi. Thực hư không rõ.