Skip to main content

Nhan ngay Quoc khanh ban chuyen chinh danh


Nhân ngày Quốc khánh bàn chuyện chính danh

Cách mạng Tháng 8, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại nền độc lập, người ta vẫn nói như thế nhân ngày Quốc khánh. Trên thực tế, vào tháng 8 năm 1945, Pháp đã mất Đông Dương, hàng vạn quan lính Pháp đang bị Nhật cầm tù hoặc lẩn trốn truy đuổi nhục nhã ê chề. Vào tháng ấy, Nhật cũng đã bại trận, quân tướng mất tinh thần ủ rũ chờ ngày nộp vũ khí cho quân Đồng minh (Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân Quốc). Việt Minh trên thực tế cũng tránh đánh Nhật, về danh nghĩa đã lấy được chính quyền từ tay Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Phan Kế Toại.
Cái chính quyền Trần Trọng Kim ấy rất ít được nghiên cứu. Được người Nhật dựng lên, việc lớn nhất mà Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm được là thuyết phục người Nhật để thu nạp về danh nghĩa các xứ bảo hộ Bắc Kỳ, An Nam và các thuộc địa Nam Kỳ cũng như những thành phố thuộc địa khác vào cùng một mối, lập quốc hiệu Việt Nam Đế Quốc. Ít nhất, sau 80 năm bị người Pháp đô hộ, quốc hiệu Việt Nam mới trở lại với người Việt Nam. Từ đó ba miền được đổi lại thành Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm đó, ngoài tranh luận về quốc kỳ và quốc ca, chính quyền Trần Trọng Kim cũng tìm cách cổ võ nền độc lập và tự trị của người Việt Nam, phá dỡ các biểu tượng của thực dân, ví như đập bỏ tượng Nữ thần tự do ở Cửa Nam, Hà Nội, đổi tên phố phường từ tên Tây sang tên các anh hùng giữ nước của người Việt Nam. Không được phép lập Bộ Quốc Phòng, mà chỉ có bảo an binh, Luật sư Phan Anh làm bộ trưởng Bộ Thanh niên, một hàm ý chuẩn bị cho những trường thanh niên tiền tuyến sau này. Cố gắng không chỉ là bù nhìn, chính phủ Trần Trọng Kim thành lập các tổng hội nhằm kiếm sự hậu thuẫn từ các giai tầng xã hội, Tổng hội viên chức là loại hội như vậy, chỉ có điều thời thế không giúp ông ta, cuộc mít-tinh ra mắt Hội này ở Nhà hát lớn ngày 17/08/1945 đã trở thành ngày ra mắt của Việt Minh. Ông Trần Lâm tung cờ, hai người đàn bà cướp lấy mi-crô kêu gọi ủng hộ Việt Minh. Hai ngày sau, ngày 19/08/1945, Việt Minh đã giành được chính quyền ở Hà Nội.
Nhân tính không bằng Giời tính, rồi đến ngày Hoàng đế Bảo đại thoái vị, trao lại ấn và kiếm cho ông Trần Huy Liệu đại diện cho phái đoàn Việt Minh, quyền lực trên danh nghĩa đã được trao lại cho Chính phủ liên hợp do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Biểu tượng ấy mới giúp Hồ Chí Minh có quyền lực một cách chính danh.
Như vậy, Cách mạng Tháng 8, về bản chất là một cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền trên danh nghĩa từ tay chế độ Bảo Đại-Trần Trọng Kim - một cuộc chuyển giao quyền lực dường như ít đổ máu. Máu lửa chỉ bắt đầu khi thực dân Pháp núp sau những chiếc tàu chiến của người Anh, đương nhiên với sự im lặng của Stalin và Truman, quay lại tái chiếm Việt Nam. (Ảnh: Thủ tướng Trần Trọng Kim).

Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v