Skip to main content

Posts

Showing posts from 2014

Quái vật bằng bê tông

Chiều qua cùng với một nạn nhân tử vong ngay tại chỗ, hàng loạt cổ thụ bên đường Nguyễn Trãi nối Hà Nội với Hà Đông bị đốn gục. Thế là hết. Không còn những con đường Láng, đường Bưởi, đường Hoàng Hoa Thám rợp mát bóng xà cừ. Người ta bảo cây cong, cây không đúng chuẩn, phải chặt. Thì đúng rồi, cây cứ mọc, cứ lớn, cứ che bóng cho khách qua đường, chứ cây làm gì biết chuẩn, biết luật của con người. Những hàng cây ấy đã có từ bao đời, lâu lắm rồi, rất lâu trước khi những ông quan cán bộ đang cai quản Hà Nội được sinh ra. Các ông hăm hở chặt cây dọn đường cho một con quái vật bằng bê-tông đang hiển hiện, nuốt trọn Hà Nội của ngày xưa. Hỡi những cái loa tuyên truyền: vì lợi ích 10 năm trồng cây , hãy mở to mắt, hãy nhìn, hay nghĩ, trước khi tiếp tục leo lẻo: vì lợi ích 100 năm trồng người .     

Xuân Thu Nhị Kỳ

Xuân Thu nhị kỳ, Quốc hội nước ta họp hai phiên toàn thể thường niên. Mỗi phiên kéo dài từ 30-40 ngày. Trong phiên họp cuối năm, ngoài các quyết định về ngân sách, Quốc hội kỳ này còn làm rất nhiều luật, giám sát và thảo luận chính sách như một diễn đàn cao cấp nhất đại diện cho cử tri toàn quốc. Vấn đề nóng và được cử tri quan tâm nhiều nhất hiển nhiên sẽ là tình hình phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Có việc làm, thu nhập ổn định, con cái được học hành tử tế, môi trường sống an toàn là quan tâm bậc nhất của tất cả cử tri. Để người dân tin tưởng, Quốc hội phải góp phần làm ra và giám sát thực thi các chính sách thiết thực ấy.   Muốn làm được điều đó chí ít cần tới hai điều kiện. Một là, Quốc hội phải ưu tiên làm đúng việc. Hai là, hình thức tổ chức và cung cách hoạt động phải phù hợp, đúng với chức năng của một cơ quan dân cử. Thời gian, sức người đều hạn hẹp, ưu tiên làm đúng việc có lẽ là phải bí quyết số một để bất kỳ ai muốn thành công. Điều này cũng đúng với một tổ chứ

Nơi tiếp công dân

Có vô vàn nơi tiếp công dân trên đất nước chúng ta. Từ trụ sở quận Ba Đình, trái tim của cả nước, nơi tiếp dân như một dấu phẩy dính thêm vào tòa công sở to tướng. Ở Lạng Sơn, Phòng tiếp dân đặt riêng một chỗ ngày đêm nhìn sang cánh cổng sắt của trụ sở chính quyền. Cho tới Bình Dương, nơi tiếp dân lọt thỏm trong một không gian mới toanh, có dáng dấp như một trung tâm hiện đại phục vụ doanh nghiệp hơn là trụ sở ủy ban. Ở những nơi ấy, rất hiếm khi người dân đến gặp chính quyền để hiến kế hoặc đóng góp sáng kiến. Ngược lại, người ta đến để khiếu nại, tố cáo. Nơi tiếp dân trở thành nơi người dân cầu cứu các cấp chính quyền hãy lưu tâm đến lợi ích của họ. Chỉ có điều, như Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà bộc bạch “chỉ có những người thân cô, thế cô, không có ai quen biết cả, thì mới đâm đơn” đến những nơi này. Nghe thật chạnh lòng, song bí mật ấy ai cũng biết. Quyền lực phái sinh ra quyền lực, quan hệ nối dài quan hệ, thân quen vây cánh che chắn cho nhau tạo nên thành lũy lợi ích

Người luật sư cô đơn

Bác Trương Trọng Nghĩa chắc sẽ cảm thấy cô đơn. Trong lúc người ta thảo luận về thẻ căn cước và chứng minh nhân dân, bác lại chen ngang, xin lỗi Quốc hội, và đề xuất thông qua một Nghị quyết về Biển Đông. Tất nhiên, bác nói thì bác nghe, hết phiên họp ai về nhà nấy, không có Nghị quyết, Quốc hội chỉ thông báo cực lực phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, thế thôi. Chị bán chè đầu con hẻm ở Sài Gòn, nghe tin Trung Quốc hành xử như côn đồ trên biển, cũng cực lực phản đối. Song khác với chị, Quốc hội hình như còn là một trong vô số các cơ quan quyền lực Nhà nước. Vì là tập thể, 500 ông bà nghị sỹ mỗi người một phiếu ngang nhau, cơ quan ấy chỉ có thể bày tỏ ý chí thông qua các nghị quyết. Luật, dự toán ngân sách, các kết luận giám sát... hết thảy hành vi của Quốc hội đều được thể hiện bởi các nghị quyết mà nó thông qua. Muốn thông qua một nghị quyết, phải có người đề xướng. Bác Trương Trọng Nghĩa đã làm cái việc ấy. Người đề xướng phải được ít nhất dăm bẩy ông bà nghị sỹ khác phụ họa

Với người xâm lược

Dùng máy bay, tàu chiến để xâm chiếm biển đảo thì phải gọi đúng tên là hành vi xâm lược. Vừa ăn cướp vừa la làng thì phải gọi đúng tên là láo xược, trắng trợn. Khỏi phải vòng vo tàu lạ với bạn vàng, bàn tay lông lá của kẻ cướp đã thò ra sau tấm giẻ rách của tình đồng chí. Ngoài giận dữ biểu tình, yêu nước là mỗi ngày âm thầm tẩy chay hàng Tàu, là mỗi ngày quyết liệt học theo người Tàu để kinh doanh buôn bán, là học và giỏi tiếng của họ để hiểu Tàu. Không hiểu họ thì không thể chiến thắng nổi họ.

Tham nhũng vặt

Tham nhũng “vặt” ở đây có thể được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, quy mô của hoạt động tham nhũng tuy nhỏ nhưng rải rác khắp nơi, ví dụ như xin cho con đi học phải “lót tay”, để được chăm sóc tốt hơn ở bệnh viện cũng phải “bồi dưỡng”... Nghĩa thứ hai đáng bàn hơn, theo đó người dân cảm thấy tham nhũng trở thành chuyện vặt đến mức như một thói quen, khiến người ta không bức xúc, không thấy lạ. Nói cách khác, khi đó tham nhũng đã phổ biến tới mức người ta không lên án mà dễ dàng chấp nhận. Nếu hiểu như vậy, báo cáo PAPI đáng phải suy nghĩ ở chỗ đã tái khẳng định cảm nhận của dân chúng rằng tham nhũng ở VN không còn mang tính đơn lẻ mà là một hiện tượng mang tính xã hội lan rộng. "Trên thế giới, chính quyền thường không muốn minh bạch thông tin. Đó là một thực tế, kể cả ở nhiều quốc gia phát triển. Chỉ dưới sức ép liên tục của dân chúng thì chính quyền mới chấp nhận buộc phải minh bạch, càng minh bạch thì chính quyền càng vững mạnh, tựa như ánh sáng sẽ giết chết v

Bán đảo Crimea (Krim) và sự cùng khổ của báo chí Việt Nam

Bạn đọc, nếu không rành ngoại ngữ, chỉ còn biết nhận tin từ những tờ báo trong nước. Các báo này, tùy theo sức phóng viên, lại xào xáo tin tức từ báo chí nước ngoài. Ai thạo tiếng gì thì đọc tiếng đó. Rồi từ thập cẩm các nguồn được tin xào xáo đó, các nhà bình luận bắt đầu phát biểu tứ tung. Báo chí đứng đắn, nếu muốn, phải điều tra tường tận, trước khi phát tán thông tin. Có hàng vạn người Việt đang sống ở Đông Âu, nhất là ở ngay Ucraina và Crimea, họ nên là nguồn tin đầu tiên cho báo chí nước ta.

Ngày 17 Tháng 2

Rồi cuối cùng, phá tan câm lặng, một "tiếng súng đã vang" lên . Cầu mong lớp trẻ lớn lên biết giữ lấy hòa bình (và không ít trong số lớp già trước khi về với tổ tiên biết cúi đầu vì hổ thẹn).

Làm khó hơn nói rất nhiều

Thể chế là luật chơi, luật chơi được xác lập giữa những người tham gia cuộc chơi, tương tác giữa những người ấy duy trì và giữ cho luật chơi được ổn định. Như vậy có nghĩa là thay đổi thể chế rất khó nếu những người trong cùng cuộc chơi không bị thúc ép phải thay đổi. Chẳng ai muốn tự túm tóc và hô rằng ta ơi hãy tự cao lên. Ta chỉ cao lên nếu đất dưới chân ta rung chuyển, sóng gào thét quanh ta đe dọa nhấn chìm chỗ ta đang đứng. Chỉ dưới sức ép ấy cái cân bằng giữ những người chơi bị phá vỡ, một luật chơi mới sẽ thai nghén được ra đời. Đó là thời điểm chín muồi nhú ra những thể chế mới. Chúng ta cần sự oi bức trước cơn dông. Sự oi bức ấy làm cho việc thực hiện quyền lực công cộng không còn an nhàn với những phát biểu chỉ đạo chung chung và các cuộc úy lạo đầy màu sắc dân túy. Cần hối thúc trách nhiệm giải trình của những tổ chức và cá nhân nhận sự ủy trị từ nhân dân mà thực thi quyền lực trên đất nước chúng ta. Mọi lựa chọn chính sách cần được giải thích rõ ràng: vì sao, vì