Skip to main content

Ban an va uoc mong cong ly


Vụ đắm đò thảm khốc hôm 30 tết ở Quảng Hải (Quảng Bình) đã được đưa ra xét xử. Án đã tuyên, phiên tòa tạm khép lại, song để công lý được xác lập vẫn còn nhiều việc phải làm.
Con đò mưu sinh, hai ông lái nghèo, tai nạn thương tâm và khung hình phạt 29 năm tù giam (phạt ông Nguyễn Minh Mậu 15 năm và Nguyễn Xuân Quý 14 năm), cách ly xã hội, nghĩa là 14-15 năm vợ chồng ly tán, con cái bơ vơ, thiếu nơi nương tựa.
Án được tuyên trừng trị người có tội, án được tuyên răn đe hành vi phạm tội, án được tuyên nhằm lập lại kỷ cương, song cũng phải giúp tăng niềm tin vào công lý của cộng đồng.
Con đò nghèo ấy ngày qua ngày chở khách qua sông, công khai chứ không lén lút. Nhưng những người có trách nhiệm ở địa phương, thanh tra giao thông..., bao nhiêu lực lượng ấy đã góp phần gì cảnh báo ngăn ngừa nguy hiểm của chuyến đò bất hạnh?
Hiểm họa treo trên đầu bao nhiêu khách qua sông, nhưng những người sống bằng tiền thuế của dân liệu có tắc trách, vô cảm, không can ngăn, không răn đe, không kiểm tra và ngăn chặn kịp thời.
Búa rìu của hình luật không nên chỉ giáng lên số phận bác lái đò nghèo, ít học. Đất nước của những dòng sông và những con đò, sớm chiều cặm cụi đưa khách tới bến, án lạnh lùng tuyên có nhớ đến tấm lòng khách qua sông mỗi khi gọi “đò ơi”.
Ngăn tai họa phải là trách nhiệm chung. Chen chúc qua sông, một thoáng vội trong ngày cuối năm, hành khách đôi khi cũng đùa với tử thần. Cả nể, cố cho hết chuyến, do cạn nghĩ và cẩu thả, đôi khi bác lái đò cũng đùa với số phận khách qua sông. Ngành giao thông đường thủy định ra luật lệ mà giám sát chiếu lệ, dễ dãi khi cấp phép và kiểm tra, thì luật lệ vẫn chỉ còn trên giấy.
Bản án giáo dục người sống, răn đe những bác lái đò, và phải góp phần răn đe cả những người giữ trọng trách cấp phép đăng ký lưu hành, cấp phép điều khiển phương tiện và bảo đảm an toàn cho giao thông đường thủy.
Nếu nhìn nhận như vậy, 29 năm tù giam cho hai bác lái đò nghèo mới chỉ là sự trừng trị. Vài cuộc họp kiểm điểm, phê bình chưa đủ sức cảnh báo, răn đe sự thờ ơ của chính quyền về những hiểm họa cho khách qua sông.
Phòng hơn chống, xây hơn phá, bao dung và yêu thương thường hơn cả trừng trị nặng nề. Án được tuyên phải giúp cộng đồng cảm nhận và thêm tin yêu vào công lý. Đạt được điều ấy, dường như còn rất nhiều việc phải làm.

Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Cập nhật: 45 năm đào tạo luật ở VN

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước phát biểu hôm qua tại ĐH Luật HCM rằng: nước ta đã cấp phép cho 95 cơ sở đào tạo luật, tức là cứ 1 triệu dân đã có một trường dạy luật. Mạng lưới các trường dạy luật VLSN cũng đã hình thành , góp thêm tiếng nói yêu cầu định chuẩn nghề luật, trước mắt Ban Nội chính TW, Liên đoàn Luật sư, Hội Luật gia, hai bộ GD-ĐT và Tư pháp chắc sẽ phải nghĩ ra cách để kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường luật. Cũng nghe thêm tin rằng hàng năm trên toàn quốc số sinh viên nhập học ngành luật đã lên tới hàng chục vạn, đã xuất hiện xu thế cát cứ, ví dụ Tòa án sẽ tuyển dụng thư ký từ Học viện t òa án, VKS tuyển nhân lực từ Trường Đại học kiểm sát, thị trường việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành luật sẽ thêm rối bởi xu thế cát cứ nêu trên. Như vậy, từ 1976 đến nay, VN đã có 45 năm đào tạo luật học. Vài ghi nhớ: Trước 1945, trường luật đã được mở tại HN dưới thời Pháp thuộc, bắt đầu từ bậc cao đẳng hành chính, sau đó nâng lên bậc cử nhân.  Sau 1954 ở phía Nam Đ