Skip to main content
MÙA HÈ SINH VIÊN NÊN ĐI THỰC TẬP NGHỀ LUẬT

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM THỰC HÀNH NGHỀ LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI HÀ NỘI
(Do một sinh viên luật học Khoá 50 ĐHQG HN thực hiện trước khi tốt nghiệp)

Đã khảo sát:

1. Trung tâm Bồi dưỡng và tư vấn pháp luật – Khoa luật-Trường đại học kinh tế quốc dân.
2. Trung tâm Hỗ trợ pháp lý và phát triển nguồn nhân lực của hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Trung tâm Thực hành nghề luật – Học viện tư pháp.
4. Văn phòng Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ.
5. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước – Sở Tư pháp thành phố Hà nội.
6. Văn phòng thực hành nghề luật (CLE) – Trung tâm LERES – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Trung tâm tư vấn pháp luật – Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội
8. Trụ sở tiếp dân của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. (Không có trung tâm trợ giúp pháp lý)
9. Đoàn luật sư Thành phố Hà nội (Không có trung tâm trợ giúp pháp lý)
10. Thành Đoàn thành phố Hà Nội. (Không có trung tâm trợ giúp pháp lý)
11. Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. (Không có trung tâm trợ giúp pháp lý)
12. Đại học luật Hà Nội. (Không có trung tâm thực hành luật và trung tâm trợ giúp pháp lý)


I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN


- Các trung tâm thực hành nghề luật và trung tâm trợ giúp pháp lý còn rất khiêm tốn về số lượng và nằm rải rác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quy mô của các trung tâm thường nhỏ với đội ngũ nhân lực dưới 10 người. Cá biệt có trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội có hàng chục cán bộ, nhân viên và hàng trăm cộng tác viên là các luật sư. Cũng có một số trung tâm chỉ có 2 đến 3 người làm việc thường xuyên và một số cộng tác viên được huy động mỗi khi có dự án.
- Hoạt động chính của các trung tâm trợ giúp pháp lý thông thường chỉ là tư vấn, hướng dẫn cho người dân về các vấn đề pháp lý.
- Trong số các trung tâm mà em tìm đến, chỉ có Trung tâm Bồi dưỡng và tư vấn pháp luật – Khoa luật-Trường đại học Kinh tế quốc dân và Văn phòng thực hành luật (CLE) thuộc trung tâm LERES – Khoa Luật - ĐHQGHN là có sự tham gia đông đảo của các sinh viên luật. Một trong các mục đích hoạt động của hai trung tâm này là giúp sinh viên tiếp cận thực tiễn, giải quyết các vấn đề pháp lý thực sự trong cuộc sống xã hội.

II. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÁC TRUNG TÂM

1. Trung tâm bồi dưỡng và tư vấn pháp luật – Khoa luật-Trường đại học kinh tế quốc dân.
Đ/c: Phòng 3 Nhà 7B Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Đt: 0436280280 máy lẻ 5853
Giờ làm việc: Làm việc trong giờ hành chính
Số nhân lực: Thường là 4 cán bộ, các sinh viên là các cộng tác viên tham gia khi có dự án tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tại cộng đồng. Khi cán bộ trung tâm vắng mặt thì có thể có 1 sinh viên (năm thứ 3) khoa luật trực tại trung tâm.
Sinh viên tham gia: Trung tâm kêu gọi sự nhiệt tình của sinh viên và có tổ chức lớp tập huấn.
Hoạt động: Tư vấn pháp luật tại trung tâm (đối tượng chủ yếu của hoạt động tư vấn này là các sinh viên, giáo viên trong trường và các đối tượng chính sách); Trợ giúp pháp lý cho nông dân ở các vùng nông thôn (tư vấn, tuyên truyền pháp luật, giúp người dân làm đơn thư nếu người dân có yêu cầu). Trong các buổi tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng thường có 2 giáo viên + khoảng 12 sinh viên đi cùng. Sinh viên chủ động liên hệ địa điểm để tuyên truyền pháp luật, cán bộ của trung tâm sẽ làm việc với UBND xã để chuẩn bị cho buổi tuyên truyền pháp luật.
Tổ chức chuyến đi tuyên truyền: Đối với địa điểm gần, trung tâm sẽ tổ chức chuyến đi trong 1 ngày, đối với địa điểm xa thì đi trong 2 ngày. Khi đó, sinh viên ăn ở cùng nhà dân. Trường hợp không liên hệ được chỗ ở trong nhà dân thì trung tâm sẽ thuê nhà nghỉ.
Khó khăn gặp phải: Nơi tuyên truyền có mật độ dân cư thưa, ít người đến nghe tuyên truyền. Trong đợt tuyên truyền gần đây, trung tâm đã phát tiền cho người dân để thu hút nhiều người dân tham gia hơn.
Kinh phí hoạt động: UNDP tài trợ + phát hành sách để tạo nguồn thu.
Dự định trong tương lai: Đẩy mạnh trợ giúp pháp lý tại cộng đồng, chuyển văn phòng của trung tâm ra địa điểm thuận tiện hơn. (hiện nay văn phòng trung tâm nằm ở vị trí khuất trong khuân viên trường Đại học Kinh tế quốc dân).
Người cung cấp thông tin: Chị Đào Thu Hà, giảng viên, cán bộ trung tâm.

2. Trung tâm Hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực - Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đ/c: Số 2 Ngõ 57 Phố trần Quang Diệu – Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại: 04.35378648 – 04.62661814. Website:
www.lchr.com.vn
Giờ làm việc: Làm việc trong giờ hành chính.
Nhân lực: Thường là 6 người.
Lĩnh vực hoạt động: pháp luật Doanh nghiệp, Thương mại, Dân sự, Hình sự, Lao động.
Công việc thường làm: Hỗ trợ pháp luật cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ pháp luật miễn phí cho đối tượng chính sách.
Kinh phí: kinh phí từ hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ theo các dự án.
Sự tham gia của sinh viên: Sinh viên ít có cơ hội làm cùng (vì văn phòng hẹp, không có chủ trương giúp sinh viên thực hành nghề luật).
Dự định phát triển trong tương lai: Dự định mở các khóa đào tạo kiến thức pháp luật cho cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp.
Người cung cấp thông tin: Chị Hòa – cán bộ trung tâm (cựu sinh viên (K40) Khoa Luật-ĐHQG)

3. Văn phòng trợ giúp pháp lý cho phụ nữ - Cục trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp.
Đ/c: 503 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội. ĐT: 0437612625
Giờ làm việc: Giờ hành chính.
Nhân lực: Dưới 10 người
Lĩnh vực hoạt động: Pháp luật Dân sự, Hình sự, Hôn nhân gia đình…Chỉ trừ pháp luật Kinh doanh, thương mại.
Công việc thường làm: Tư vấn, hướng dẫn miễn phí các thủ tục pháp lý cho phụ nữ.
Kinh phí hoạt động: Ngân sách từ Cục Trợ giúp pháp lý-Bộ Tư pháp; Từ các tổ chức phi chính phủ (hỗ trợ cho các dự án)
Sự tham gia của sinh viên: Sinh viên không có cơ hội làm cùng vì văn phòng hẹp và văn phòng không có nhu cầu.
Dự định phát triển: Đẩy mạnh công tác tư vấn.
Người cung cấp thông tin: Cô Hiền – Trưởng văn phòng

4. Trung tâm thực hành nghề luật – Học viện Tư pháp.
Đ/c: Số 10 Phan Văn Trường- P.Dịch Vọng Hậu- Cầu Giấy- Hà Nội. Điện thoại: 04 37566129 (129) Website:www.judaca.edu.vn/ngheluat
Giờ làm việc: Giờ hành chính.
Nhân lực: Dưới 10 người.
Lĩnh vực hoạt động: Tất cả các lĩnh vực pháp luật.
Công việc thường làm: Hỗ trợ đào tạo cho các học viên học viện Tư pháp (xây dựng và tổ chức các chương trình thực hành nghề luật cho các học viên).
Kinh phí hoạt động: Kinh phí từ học viện Tư pháp.
Sự tham gia của sinh viên: Sinh viên không có cơ hội thực hành luật ở trung tâm. Mục đích của trung tâm là hỗ trợ đào tạo cho các học viên của học viện tư pháp.
Dự định phát triển: Ngoài việc tích cực tổ chức các chương trinh thực hành nghề luật cho học viên của học viện Tư pháp, trung tâm còn dự định phát triển việc hỗ trợ pháp luật miễn phí cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu (Đối tác của trung tâm là Trung tâm Hỗ trợ pháp lý thuộc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội).
Người cung cấp thông tin: Anh Nguyễn Văn Anh, chuyên viên của trung tâm.

5. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước – Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
Đ/c. Số 2 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội. Đt. 0433553236
Giờ làm việc: Giờ Hành chính
Nhân lực: 30 cán bộ nhân viên và khoảng 300 luật sư cộng tác viên
Lĩnh vực hoạt động: Các lĩnh vực pháp luật trừ kinh doanh thương mại.
Công việc thường làm: Tư vấn tại văn phòng; đi xuống các địa phương để tư trợ giúp pháp lý (không tuyên truyền pháp luật mà chỉ giải thích những thắc mắc của bà con).
Kinh phí hoạt động: Ngân sách Nhà nước thông qua Sở Tư pháp, nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ thông qua Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp.
Sự tham gia của sinh viên: Không có chủ trương giúp sinh luật thực hành nghề luật. Tuy nhiên, sinh viên luật có thể thực tập tại trung tâm.
Dự định phát triển: Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý tại các địa phương. Tăng cường quảng bá hình ảnh của trung tâm để người dân tìm đến nhờ trợ giúp.
Người cung cấp thông tin: Chú Nguyễn Văn Quang – Giám đốc trung tâm.

6. Văn phòng thực hành luật (CLE)– Trung tâm LERES – Khoa luật ĐHQGHN.
Đ/c: (Địa chỉ dự kiến của văn phòng) Nhà G3 – Khoa Luật - 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội. Đt: 0903427787 (Cô Chu Thị Trang Vân)
Giờ làm việc: Giờ Hành chính
Nhân lực: Một số cán bộ trung tâm LERES và Hơn 40 sinh viên đã qua 2 đợt tập huấn.
Hoạt động: Các sinh viên tham gia đợt tập huấn được phân thành 2 nhóm: Nhóm Văn phòng và nhóm Cộng đồng. Với chủ trương nhóm Văn phòng thực hiện tư vấn tại văn phòng còn nhóm cộng đồng chủ yếu đi tuyên truyền pháp luật tại các địa bàn dân cư, các trường học…CLE dự định sẽ đặt văn phòng tư vấn tại Khu giảng đường G3 (trung tâm Luật So sánh trước đây) nhưng hiện nay văn phòng tư vấn chưa chính thức hoạt động. Tính đến nay, CLE đã thực hiện được 4 đợt đi tuyên truyền pháp luật tại các tỉnh Sơn La, Bắc kạn. Trong mỗi đợt đi tuyên truyền thường có 3-4 cán bộ trung tâm LERES và khoảng 10 sinh viên. Các đợt đi tuyên truyền pháp luật của CLE được được sự cộng tác của Hội Làm vườn Việt Nam. Trong các đợt đi tuyên truyền pháp luật, sinh viên thường đi 2 ngày, nghỉ tại nhà nghỉ ở địa phương. Các buổi tuyên truyền pháp luật có khá đông bà con tham gia do CLE đã liên hệ trước với ủy ban nhân dân xã.
Lĩnh vực pháp luật: Trong các đợt tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Văn phòng CLE chủ yếu phổ biến cho bà con những quy định của pháp luật Đất đai, Hôn nhân gia đình, Bảo vệ và phát triển rừng, Pháp luật về tài sản…
Kinh phí hoạt động: Kinh phí từ tổ chức BAB (Bridges Across Borders) và sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức khác.
Sự tham gia của sinh viên: Sinh viên được tập huấn để trở thành nòng cốt của văn phòng, các thầy cô giáo chỉ giữ vai trò là các giám sát viên.
Dự định phát triển: Đẩy mạnh hoạt động tuyên tuyền pháp luật tại cộng đồng; thành lập văn phòng để thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân.
Người được hỏi: Cô Chu Thị Trang Vân, Giảng viên, “Phụ trách” văn phòng CLE.

7. Trung tâm tư vấn pháp luật – Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.
Đ/c: Số 3 Chu Văn An - Thành phố Hà Đông – Hà Nội. ĐT: 0433521262
Giờ làm việc: Giờ Hành chính
Nhân lực: 8 người.
Lĩnh vực hoạt động: Pháp luật Lao động, phap luật công đoàn, pháp luật An sinh xã hội…
Hoạt động: Trung tâm thường cử người xuống các doanh nghiệp tư vấn pháp luật cho công nhân. Trung tâm cũng tổ chức tư vấn tại văn phòng của trung tâm (số 3 Chu Văn An – Hà Đông)
Sự tham gia của sinh viên: Từ trước đến nay chưa có sinh viên nào làm việc tại trung tâm.
Kinh phí hoạt động: nguồn kinh phí từ liên đoàn lao động thành phố
Dự định phát triển: Trung tâm dự định tăng cường các buổi tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm tại địa bà Hà Tây cũ vì trước khi hợp nhất Hà Nội và Hà Tây thì trung tâm phía Hà Tây hầu như chưa có hoạt động gì đáng kể.
Người cung cấp thông tin: Chị Phương Anh, cán bộ trung tâm.

Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v