Skip to main content

Posts

Showing posts from 2016

Cấm tặng quà ngày Tết

Tết này anh em cấp dưới bị cấm tặng quà cấp trên. Đảng đã chỉ đạo, Thủ tướng đã ra lệnh, Thanh tra sẽ giám sát. Nếu được thực thi, lệnh ấy quả là tốt. Chí ít trong vài ngày Tết, nước ta bớt tham nhũng, bớt kẹt xe, anh em trong chính quyền có thêm chút thảnh thơi cho riêng mình và người thân. Sẽ không thiếu người dèm pha ý nghĩa thực tế của lệnh cấm này. Lợi ích đã nhằng nhịt, vây cánh đã khắp nơi, thói quen chia chác đã lồ lộ từ mấy chục năm nay, nếu cứ nhận quà là Tết thì ngày nào mà chẳng là Tết đối với người có quyền. Chê thì dễ, dấn thân vào cải cách mới khó, chống lại thói quen xấu của cả xã hội lại càng khó hơn. Vậy nên, dù có bị chê cũng nên làm. Năm mới nên bắt đầu bằng Tết sạch, sạch không tham nhũng. Nhiều người bảo tham nhũng là quốc nạn, là nội xâm, là căn bệnh khó chữa, thậm chí hết cách chữa ở nước ta. Chưa hẳn đúng. Tham nhũng, cũng tựa như quà Tết, chỉ là mụn nhọt bề ngoài của một thân thể yếu đuối thiếu sức đề kháng. Bệnh ở bên trong. Đó là quyền lực tiếng là

Bài học từ thất bại kép

Xưa, biển trời miền Trung xanh ngắt, thanh bình nắng và gió mỗi ngày. Nay, hết  dưới biển tới trên bờ , n ếu đo đếm được độc hại mà dân ta phải chịu, Formosa quả thật là một thảm họa cảnh báo những thất bại kép trong điều hành đất nước. Xưa bao cấp, Nhà nước lo thay dân. Này hợp tác xã, này quốc doanh, làm cái gì, bán cho ai, với giá nào, hết thảy do Nhà nước ấn định, Nhà nước luôn nghĩ và làm thay dân. Nay cơ chế thị trường, việc buôn bán tùy ở nơi dân. Formosa hay Công ty môi trường Kỳ Anh, là doanh nghiệp ai cũng vì lợi nhuận. Đã vì tiền thì mấy ai để ý tới môi trường. Trời xanh là của chung, chẳng của riêng nhà nào, nếu không ai ngăn cấm thì doanh nghiệp vô tội vạ giành lấy của chung đó làm của riêng. Cái ấy người ta gọi là thất bại cố hữu của thị trường. Bao cấp ngày xưa đã thất bại, nay dân ta đón lấy những thất bại tiếp theo của thị trường. Cố tật ấy của thị trường đã hủy hoại môi sinh Nhật Bản, Trung Quốc, các quốc gia hầu như đều đã và đang phải trả giá thật đắt trên c

Thề

Thề là một nghi lễ cổ xưa, thường là cam kết đạo đức trước các đấng linh thiêng. Từ Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước và các vị đứng đầu các ngành Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp ở nước ta, sau khi được Quốc hội bầu, phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và trung thành với Hiến pháp. Việc khôi phục nghi lễ này nhắc nhở nhiều điều. Thứ nhất, mọi quyền lực đều có giới hạn, người giữ chức vụ cao nhất trong các quyền lực đó cũng phải dừng trước các ngưỡng không thể bước qua. Nói cách khác, mọi quyền lực phải được giới hạn, giới hạn trước các giá trị linh thiêng. Thước đo sự phụng sự của những người giữ ngôi cao là sự tận tụy vì lợi ích của tổ quốc, lợi ích của nhân dân và tuân thủ Hiến pháp. Thứ hai, nếu vi phạm lời thề, thường người ta phải chịu “trời tru đất diệt”. Làm quan, thậm chí làm vua, đều nhất thời, chỉ có tiếng thơm trong lòng dân mới mong vạn đại. Người ta có thể dối dân, song làm sao dối trá được trước trời đất. Nếu vi phạm cam kết đạo đức ấy, người đã thề

Trả lời một công ty tư vấn

Từ góc nhìn của Anh, đâu là thách thức mà các nhà lãnh đạo và quản lý  tổ chức công Việt Nam cần quan tâm trong thời gian tới? Thách thức từ bên ngoài : sự xâm lăng về kinh tế, văn hóa, chính trị của Trung Hoa. Thách thức từ bên trong : giới đầu sỏ kiểm soát toàn bộ quyền lực kinh tế và chính trị, chia sẻ lợi ích với tư bản ngoại quốc và tư bản thân hữu, bóc lột đại đa số dân chúng còn lại. Việt Nam trở thành Philipines của thế kỷ XXI. Với hệ thống pháp luật & việc thực thi pháp luật chưa chuyên nghiệp , cùng cơ chế “xin-cho” và văn hóa “mệnh lệnh”, “duy tình” , theo Anh, những phẩm chất và năng lực lãnh đạo nào cần được ưu tiên, phát triển để trở thành một nhà lãnh đạo quản lý hành chính công có thể dẫn dắt được  tổ chức mình thành công và đóng góp cho đất nước? Về kiến thức : Hiểu biết về khoa học chính trị, phân tích chính sách công, và tình hình địa chính trị thay đổi nhanh trong khu vực. Về kỹ năng : Biết chọn việc ưu tiên, biết chọn đối tác ưu ti

CỦA BẠN, CỦA TÔI, CỦA ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA: VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRONG CẢI CÁCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Ba mươi năm Đổi mới, nhiều người giàu lên vì đất. Tôi tưởng mang cả ba-lô tiền mặt đi săn đất Phú Quốc, hiện tượng ấy chỉ có ở Việt Nam. Tôi đã lầm. Từ cổ chí kim, hàng ngàn năm nay, của cải để dành của các dân tộc tuyệt đại đa số là nhà đất. Tệ hơn nữa, thời nào của cải cũng chảy vào chỗ trũng, những nhóm nhà giàu thiểu số thời nào cũng kiểm soát hầu hết sự thịnh vượng của các quốc gia [1] . Vì bất công, nên cách mạng xảy ra liên miên, tâm điểm của những cuộc cách mạng ấy thường liên quan tới phân phối lại sở hữu. Sau giải phóng miền Nam, cũng là khi nền kinh tế kế hoạch được ấn định trên phạm vi toàn quốc, về bản chất chúng ta đã xóa đi chế độ sở hữu cũ, lập ra sở hữu mới, gọi là sở hữu toàn dân, mọi nguồn lực kinh tế đều do Nhà nước kiểm soát và chỉ huy. Vượt rào, khoán chui cho tới Đổi mới, cuộc cải cách kinh tế từ 1986 cho đến nay về bản chất là trả lại quyền định đoạt sở hữu, nhất là quyền tài sản về nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp. Nhờ ơn cuộc cải cá