Skip to main content

Posts

Showing posts from 2010

Hanh trang vuon toi quoc gia cong nghiep

HÀNH TRANG VƯƠN TỚI MỘT QUỐC GIA CÔNG NGHIỆP Bước vào năm 2011, người nước ta còn đúng một thập kỷ để thực hiện mơ ước trở thành một quốc gia công nghiệp. Cảng biển, khu công nghiệp, tàu cao tốc, mọi văn minh vật chất có thể dành dụm hoặc dựa vào tiền vay mà dựng lên nhanh chóng. Song một quốc gia công nghiệp còn cần tới phong cách ứng xử công nghiệp. Nhà nước, người dân, mọi phần tử trong xã hội phải tin được vào những chuẩn mực ứng xử bền vững. Năm mới cũng nên là một dịp để chiêm nghiệm lại hành trang của người dân nước ta trước khi ngấp nghé trở thành công dân của một quốc gia công nghiệp. Kỷ luật thị trường và tập đoàn Từ hai chục năm nay chúng ta lại yêu kinh tế thị trường. Ồn ào giữa chợ, rượt đuổi theo lợi nhuận, người thắng kẻ thua, nửa triệu doanh nghiệp đủ loại ganh đua nhau giành lấy trái tim khách hàng. Nhớ lại một thời bao cấp chưa xa, với bộ máy kế hoạch Nhà nước đã nghĩ thay người sản xuất và nghĩ thay cả cho người tiêu dùng. Thật vĩ đại, kỷ luật thị trường đã thay đổi

Suc ep nghien cuu voi nghe thay giao

SỨC ÉP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI NGHỀ THẦY GIÁO Với quyết định không tuyển người có bằng tại chức vào bộ máy chính quyền, TP Đà Nẵng đã bắn một phát súng cảnh cáo nền giáo dục Việt Nam. Tuyển lựa nhân viên là quyền của người dùng, công sở cũng như doanh nghiệp. Nếu người Việt không dùng hàng Việt, chớ vội trách dân ta không yêu nước. Điều đáng bàn là nền giáo dục nước ta, từ mầm non mẫu giáo cho tới đại học và sau đại học, hết thảy đều tựa như mắc lỗi với những bậc phụ huynh mong ngóng con cháu mình được học thành tài. Người mắc lỗi cũng là những thầy giáo đại học, chúng tôi dường như đã không thể cung cấp một dịch vụ đào tạo xứng đáng với mong đợi của những người sinh viên trẻ tuổi. Sự thật ấy có nguồn cơn từ sức ép phải có một thu nhập đủ để nuôi gia đình trong một tình trạng tương đối tươm tất. Đứng trước những người học ngày càng khá giả, nếu thầy cô giáo là những người nghèo túng, xin tha lỗi không thể nhân danh mọi lý tưởng xa xôi, sự tự tin và chính danh của người dạy trở nên hết sức m
Có khi người Đức cũng đã quên... Ngày 07/10, có khi người Đức cũng đã quên đó là ngày gì. Chỉ có những cựu sinh viên đã lớn lên bởi bánh mỳ của Đông Đức đôi khi vấn còn nhớ tới ngày quốc khánh của nước cộng hòa đã bị sáp nhập này. Những bài dân ca Đức, những khuôn mặt với mắt buồn mắt vui, một dân tộc lớn bị chia cắt đã tìm cách thống nhất bằng một con đường hòa bình kỳ lạ.
Rạch ròi công tư Biển rộng bao la, đó là giấc mơ ngày xưa của những người thạo văn chương. Thoát khỏi cổ chai trong truyện cổ tích, cái bóng tư hữu lan trùm lên phố phường, đồng ruộng, rừng núi và bờ biển; dưới bàn tay phù thủy của thị trường, đất nước liền một dải biến hóa thành hàng chục, hàng trăm triệu ô thửa của những ông chủ cũ và mới đang dần dần lộ diện. Trong cơn khát sở hữu tư nhân ấy, nếu không có một chính quyền mạnh mẽ và biết cách can thiệp một cách chuyên nghiệp, những công viên, bờ biển, phong cảnh đẹp, không khí trong lành khó mà giữ mãi làm của chung. Kìa là đất rừng diện tích lớn vừa đúng bằng tỉnh Tây Ninh đã được giao cho nước ngoài kinh doanh, kìa là những bãi biển công cộng nay đã lọt thỏm trong tay các nhà kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng. Nếu không bảo vệ được sở hữu công cộng, ai có cơ hội cũng lăm le cơi nới biến của công thành của riêng mình. Từ chút không gian chung nơi chung cư, tới công viên, bờ biển, chúng ta không giữ được của chung vì khô
Ăn ở với Hà Nội Vượt cầu phao sông Đuống, qua đất cũ Cổ Loa, những chiếc lô cốt mốc meo từ thời thuộc Tây vẫn vô tình sót lại quanh cầu Đa Phúc. Từ Đền Hùng, qua Vĩnh Yên, cùng dòng xe xuôi Hà Nội, những chiếc máy bay nối đuôi nhau hạ cánh trong những chiều thu yên bình. Thành phố đang được làm mới, đâu là những dáng xưa cũ của đất Thăng Long. Nghìn năm cũ là một lý do mới cho cuộc đua tiêu tiền lớn của chính quyền. Song không đến rồi đi như những phong trào, lễ hội thường là một sinh hoạt tín ngưỡng, hết lễ rồi mới đến hội, truyền đức tin, lòng thành kính của một cộng đồng người tri ân tiền nhân và gửi khát khao tới hậu thế. Kỷ niệm một ngàn năm đất thủ đô, cũng là một dịp để người thời nay suy nghĩ nên ăn ở ra sao với vùng đất thiêng này. Long Thành và Kẻ Chợ ngày xưa nhỏ bé nhiều lần so với vùng đất được gọi là Hà Nội ngày nay. Người đi kẻ ở, những luồng di cư to lớn đã làm cho đại đa số người sống ở Hà Nội thời nay chỉ biết đến nơi ấy như là đất trú ngụ, làm ăn, nơi mưu sinh hơn là

Điếu Ngư và Hoàng Sa

Vì sao trong những ngày này người Trung Quốc được tự do biểu tình trước Đại Sứ Quán Nhật Bản phản đối người Nhật, đòi chủ quyền đảo Điếu Ngư, trong khi đó dân ta lại chẳng được hưởng cái quyền biểu lộ cơn giận dữ ấy. Vì sao chỉ có một thuyền trưởng bị lưu giữ, chính quyền Bắc Kinh đã huy động cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ chống Nhật, trong khi đó hàng chục ngư dân Thanh Hóa bị bắn, hàng trăm lượt ngư dân Lý Sơn bị bắt, bị cướp, bị đánh đập khi đánh cá trên ngư trường Hoàng Sa cũ của tổ tiên mình mà Chính phủ nước ta không dám có một lời lên án những hành vi ấy của nhà cầm quyền Trung Hoa. Mềm quá đôi khi hóa hèn.

Dự án đường sắt cao tốc: Những khoảng lặng đằng sau nút bấm

TÀU CAO TỐC-NHỮNG KHOẢNG LẶNG SAU NÚT BẤM Giữa cái nóng hầm hập, bụi và khói rơm ngột ngạt đón chờ ngàn năm đất kinh kỳ, 208 đại biểu đã nói không với dự án tàu cao tốc. Điều hi hữu ấy làm ngạc nhiên Chính phủ, ngạc nhiên cho chính các đại biểu và cử tri toàn quốc. Sau nút bấm, phiên họp mùa hè kết thúc, Quốc hội sẽ tái họp trong phiên mùa thu cuối cùng của nhiệm kỳ này. Thêm một lần vang vọng tiếng dân, song để ngọn lửa tranh luận và phản biện xã hội được truyền sang những nhiệm kỳ Quốc hội kế tiếp, còn cần tới nhiều lắm những cuộc cải cách thể chế sâu rộng hơn. Chìm dần trong ùn đống những chính sách lèo lái con thuyền quốc gia, rôi đây dư âm về tàu cao tốc sẽ là những cuộc tranh luận thống thiết, đầy cảm xúc, ví von. Chắc không nhiều đại biểu ở đất nước nước chúng ta đủ hiểu biết về cái của tối tân ấy, cuộc đua tìm lý lẽ lan nhanh sang trang luận trên báo chí và các diễn đàn đa dạng. Giúp sức cho các đại biểu là những bài viết và tranh luận của giới chuyên gia thạo nghề, hơn ai
Thêm một dòng sông chết... Xả trộm nước thải độc, bớt lỗ trên dưới 100 triệu đồng mỗi tháng, lãnh đạo một công ty ở Hải Dương khai rằng để khỏi chết ngay công ty của ông ta phải giết chết sông suối Việt Nam một cách từ từ. Ai là chủ mưu, ai là đồng phạm cho thiên nhiên nước ta khô héo mỗi ngày. Các Mác vĩ nhân từng nói, nếu tỷ suất lợi nhuận lên 300% thì tự treo cổ mình lên nhà tư bản cũng sẵn sàng làm. Vì lợi riêng, có nhà tư bản ngoại quốc nào bỏ tiền ra mà giữ sông giữ suối, giữ rừng, giữ biển làm lợi cho con cháu chúng ta. Tận khai phá, chưa hết Vedan giết sông thị Vải nay lại đến Tung Kuang. Từ Bắc chí Nam, các tỉnh đua nhau mời gọi đầu tư, đằng sau những con số GDP tăng trưởng hào nhoáng đôi khi là tài nguyên hao mòn, bệnh tật và những nguy cơ tiềm ẩn đầu độc giống nòi. Khi thị trường bất lực thì chính quyền phải can thiệp. Để tài nguyên bị cướp bóc, lỗi không chỉ bởi các nhà tư bản, lỗi trước hết là bởi chính quyền. Tản quyền cấp phép đầu tư, không hề áp đặt
KHI THANH TRA GIAO THÔNG PHẠM LUẬT Đã phạm luật giao thông, đối mặt với cảnh sát, có tin đưa rằng một ông Phó Chánh thanh tra Bộ GTVT còn rút thẻ khoe danh tính của mình. Nếu quả đúng như vậy thì một giây ứng xử không khéo, thành chuyện của làng báo, ồn ào một lát rồi lại chìm, đến bao giờ quan phạm luật cũng nhất loạt bị xử như dân thường ở đất nước chúng ta. Phó chánh thanh tra chỉ là một chức quan nhỏ, có thể như một bản năng ông ấy rút thẻ những mong tước vị tạo ra ngoại lệ cho mình. Ngôi càng cao thì quyền càng lớn, quyền càng lớn thì ngoại lệ càng nhiều, luật pháp bất vị thân là mơ ước tự ngàn xưa, song để điều mơ ước ấy trở thành thực tế còn rất nhiều việc phải làm. Quan cũng như dân, đã phạm luật thì phải bị xử như nhau. Ấy là chuyện công bằng về trách nhiệm pháp lý, bởi quan cũng là người, ai trên đời mà chẳng mắc sai lầm. Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm pháp lý ấy, người làm quan đáng ra còn phải chịu một thứ trách nhiệm nữa được gọi là trách nhiệm giải trình. Nhận sự ủy trị từ
ĂN Ở VỚI ĐỒNG TIỀN Chuyện tiền nong thường khó nói. Khi ta nghèo, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, thoảng qua nhanh đâu còn thời giờ để nghĩ ngợi làm gì. Khi ta có chút của ăn của để, tiền ở lại với ta lâu hơn, ấy là lúc ta tập nghĩ tới cách ứng xử với đồng tiền. Từ một xứ nghèo, vươn lên kiếm lấy đồng tiền là nhu cầu rất tự nhiên và chính đáng, song cách ứng xử tiêu dùng tiền ấy có thể cũng là chuyện nên bàn. Dịp Năm mới, nhớ cũ để hiểu mới, người ta thường nghĩ đến ông bà tổ tiên và nhìn về tương lai con cháu. Lửa cháy thấp thoáng những đồng tiền âm phủ, vàng mã, và cháy cả những đô-la, euro âm phủ. Trần sao âm vậy, chưa đủ niềm tin vào đồng tiền quốc gia, người ta mong gửi đến cho người âm thế những tích trữ tài sản bằng ngoại tệ, bằng nhà đất, bằng vàng. Ứng xử với đồng tiền, việc lớn nhất trong quản trị một quốc gia là giữ gìn niềm tin của dân chúng vào giá trị của đồng nội tệ và những thiết chế in ra và lưu chuyển đồng tiền ấy. Nói cách khác, chống lạm phát, giữ lấy giá tr
XIN MỘT CHỮ THÔI Ngày xuân người ta kháo nhau đi xin chữ. Mong đức thì xin đức, mong phúc thì xin phúc, bâng quơ nhặt một câu thơ viết bằng thứ chữ nguệch ngoạc làm sang. Trong cái âm hưởng sang xuân ấy, tôi cũng xin một chữ, chỉ xin một chữ thôi. Ôn cũ, biết mới, nhìn lại năm cũ, và nhìn lại cả hai thập kỷ đổi mới, một chặng đường dài cải cách đã qua, những gì đạt được trên đất nước này là công sức nhân dân, nhưng đều được tạo điều kiện bởi những chính sách hợp lý của nhà nước. Một nhà nước mạnh, can thiệp đúng mức, khuyến khích mọi sáng kiến cá nhân và bảo vệ trật tự cạnh tranh là hết sức cần thiết. Thiếu nhà nước mạnh thì ngư dân không còn dám đánh bắt xa bờ, bà nội trợ rối đầu vì an toàn thực phẩm. Kẹt xe, lũ lụt, nước biển dâng, người dân nào mà chả mong nhà nước ta phải cực kỳ mạnh mẽ. Làm thế nào để xây dựng một nhà nước mạnh mẽ, đó sẽ là thách thức của những năm tới đây. Nếu chỉ loay hoay thêm bớt các bộ, sáp nhập hay phân tách các tỉnh, luân chuyển cán bộ, cuộc cải cách hành c
TẢN MẠN VỀ XỨ VÔ TÌNH Khỏi phải nói, người xứ ta thật vô tình, thường cứ cái gì thấy tiện thì làm. Phố phường đông đúc, giữa năm ngoái chính quyền thủ đô ra quyết định bịt các ngã tư, biến Hà Nội thành một đô thị kỳ dị nhất hành tinh. Thì cũng thế, ở phương Nam, người nước ta tiện thể chữa luôn cái vỉa hè, giúp xe máy khi cần có thể vọt lên tranh phần đường của người đi bộ. Từ nhỏ nhìn ra việc lớn, một quốc gia với hơn 80 triệu dân mà có tới 63 chính quyền cấp tỉnh với 63 chi nhánh ngân hàng nhà nước, 63 cơ quan công an, 63 đài truyền hình, những bộ máy và cách tổ chức hao hao giống nhau. Từng chiếc đũa mỏng manh dễ bị bẻ gãy, ai sẽ lo giữ mái nhà chung. Các nhà đài chia nhau tần số, phân tán tài nguyên nhưng thiếu năng lực và thiết bị. Chẳng ngạc nhiên phim Hàn, phim Trung Quốc và văn hóa nước ngoài thừa cơ đổ bộ vào nước ta, lặng lẽ và lan rộng đến mức trẻ con sinh ra có khi được đặt tên tựa như minh tinh màn bạc nước ngoài. Chẳng nghĩ ngợi, chúng ta lặng thinh chấp nhận giá sữa, giá
"NGÀY THƯỜNG HÀ NỘI": GIỚI THIỆU SÁCH Sương khói, những đốm hoa đào, leng keng tàu điện, đã xa lắm rồi, so với một thời, Hà Nội nay đã ngàn lần đổi thay. Lùi sau tượng đài, cờ phướn, kẹt xe và khói bụi, tìm một chốn bình yên trong nhấp nhô cao thấp những khối bê tông, người ta gặp “ Ngày thường Hà Nội ”. Như từng làn gió Hồ Tây, “ Ngày thường Hà Nội ” lặng lẽ, tự nhiên, thong thả đưa ta về với một Hà Nội của những người Hà Nội xưa. Một cuốn sách rất đáng đọc để biết hơn, yêu hơn về Thủ đô nơi mình đang sống. PDN Chúc mừng Năm mới, chừng nào Tết vẫn còn thiêng !
NGƯỜI NGHÈO, CHÓ DỮ VÀ NHỮNG ÔNG CHỦ GIÀU Lại thêm một phận nghèo nữa phải lìa đời trong nỗi sợ hãi cùng cực. Đàn chó dữ là những con vật, song nhân viên bảo vệ là một con người, ông ta hô “diệt” đàn chó sẽ lao vào cắn xé, hô “ngưng” người đàn bà xấu số kia có cơ may thoát nạn. Trời Phương Nam ấm áp mà đôi khi lạnh lẽo. Bởi đâu mà nhân phẩm và mạng sống con người bị rẻ chẳng bằng mấy hạt cà-phê còn sót trên cây. Người giàu giữ của, điều ấy đúng, song có của cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng. Nuôi chó dữ giữ nhà là quyền của người giàu, song người nuôi chó phải cảnh báo cho cộng đồng về các mối hiểm nguy ấy, phải có tường bao che chắn, nếu chó tấn công người-dù người ấy phạm tội, chủ nuôi chó cũng phải ra tay để bảo vệ mạng sống con người trước hết. Loài người biết nuôi chó, kể cả chó dữ, từ ngàn vạn năm nay, những quy tắc chung sống ấy tự nhiên ai cũng hiểu. Chỉ có điều nhiều người bây giờ giàu lên một cách khó hiểu, của cải mang đến cho họ nhiều quyền năng tới bất ngờ. Với nhiều

Ngay Sinh Vien

NHỮNG KHOẢNG TRỜI TỰ DO Phạm Duy Nghĩa Chiếc áo tự đan, chiếc xe tự sửa, căn hộ tự lăn sơn, cuộc đời mình tự quyết.. ắt hẳn sẽ hay hơn phải nhờ vả, dù là chỉ dựa vào những người thân. Cái năng lực tự quyết ấy không tự nhiên mà có, nó được tích tụ từ những tháng năm dài tập làm người tự do. Đời sinh viên, ấy là khoảng thời gian đẹp nhất để học lấy cách tự do suy nghĩ, tự tìm lấy giá trị sống của mình. Thầy dạy chữ, chữ rồi cũng sáo mòn. Thầy giảng nghĩa, nghĩa rồi cũng đổi thay. Như nhen lên đốm lửa khát khao tìm kiếm, thầy giỏi chỉ khéo vun từng giấc mơ bé bỏng lớn dần thành khát khao của những lớp người, của từng thế hệ. 9x sắp qua rồi, nay lại đến 10x; những người trẻ không chỉ sống với những ước ao thời bao cấp của thế hệ chúng tôi. Họ sống với không gian vô tận ảo, họ sống với cơ hội học việc và tìm việc biến đổi nhanh. Ngôn từ, ngữ điệu, nỗi buồn vui của họ khác xa rồi. Ngước mắt với tới trời xanh, họ ước ao những không gian bay bổng mới hợp với lứa tuổi. Tỏ tình khác, yêu khác, h