Skip to main content

Mat viec vi co bang dai hoc


MẤT VIỆC VÌ CÓ BẰNG ĐẠI HỌC


Phạm Duy Nghĩa


Hàng ngàn bạn đọc chia sẻ nỗi bất bình của cô cử nhân trẻ đã mất việc chỉ vì có bằng đại học. Thua kiện ở toà án tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình kháng cáo, Toà án nhân dân tối cao huỷ án sơ thẩm. Sau gần 3 năm không công ăn việc làm, cuộc lao đao tìm công lý của cô gái trẻ lại bắt đầu.
Người ta vẫn bảo xứ ta ham học. 16 năm đèn sách, công bằng là ở chỗ những cố gắng báo hiếu cha mẹ và tự lập thân của những người trẻ tuổi phải được xã hội ghi nhận. Có thể quan liêu cố tìm “cử nhân cao đẳng” như Sở Nội vụ Quảng Bình, cũng có thể vô cảm đưa đi đẩy lại như trường hợp cô cử nhân đỗ ưu về tỉnh Nghệ An hàng năm chờ việc, có thể chỗ làm ấy đã được xếp sẵn cho trăm mối quen thân, cũng có thể còn thiếu ở đâu đó những chiếc phong bì.. nguyên nhân dù có khác nhau, song cách đối xử không công bằng ấy nếu được lặp lại và trở thành chuyện thường ngày thì thật đáng báo động.
Thứ nhất, cách đối xử ấy tạo ra những tín hiệu lệch lạc về giá trị sống làm người. “Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền”, chen chân mua vàng và căn hộ chung cư để tích trữ và kiếm lời, một quốc gia mạnh không bởi quốc dân hăng hái đầu cơ. Bon chen và giành giật, gặp cảnh sát giao thông, cảnh thường thấy là người có dấu hiệu vi phạm nỉ non xin thông cảm hoặc đưa tiền nhờ cảnh sát xử lý giùm. Chúng ta đang sống với những thế hệ im lặng dần trước sức mạnh của tiền bạc và chủ nghĩa thân quen. Muốn khuyến khích sự học thì việc tuyển dụng nhân viên phải dựa trên kiến thức thật, nếu chưa thể tin kiến thức thật thì chí ít cũng phải tin vào bằng cấp. Thải loại cô cử nhân trẻ để tìm người học cấp thấp hơn, quan chức Sở Nội vụ Quảng Bình đã làm cho vụ việc trở nên bi hài khi cố kháng cáo vòng vo qua năm tháng nhằm bảo vệ những quyết định khó có thể thấu tình đạt lý của mình. Khi người lớn cố chấp, chúng ta trở nên nhỏ. Khi người nhỏ nao núng mất chí khí, chúng ta tuy trẻ song trở nên yếu, nên già.
Thứ hai, đối xử với những người trẻ tuổi hôm nay như thế nào, ngày mai chúng ta sẽ nhận lại được một tương lai tương ứng. Những người trẻ, có nhiệt tình và kiến thức sẽ xa dần bộ máy công quyền. Nếu bước vào công sở ta chỉ gặp những người giỏi quen và giỏi bon chen, bộ máy ấy khó có thể nghĩ và hành xử vì nhân dân. Thiếu sinh khí và khí phách sáng tạo, chính quyển làm sao đủ mạnh mẽ mà gánh lấy việc dân.
Cô cử nhân mất việc ở Quảng Bình, việc tuy lớn đối với cuộc đời riêng, song vẫn là chuyện rất nhỏ trong ngổn ngang tơ vò vàng lên giá, kinh tế, môi sinh suy thoái. Chỉ có điều một chính quyền thường giành lấy sự chính danh và tử tế từ ngàn vạn điều nhỏ nhỏ ấy. Khuyến khích sự học không chỉ là định hướng xa xôi, mà cần được cụ thể hoá qua chính sách đối xử công bằng trong tuyển lựa và đãi ngộ. Chính sách ấy phải được giám sát và ép buộc thực thi, kể cả trong những trường hợp cụ thể mang tính cá nhân.

Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Cập nhật: 45 năm đào tạo luật ở VN

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước phát biểu hôm qua tại ĐH Luật HCM rằng: nước ta đã cấp phép cho 95 cơ sở đào tạo luật, tức là cứ 1 triệu dân đã có một trường dạy luật. Mạng lưới các trường dạy luật VLSN cũng đã hình thành , góp thêm tiếng nói yêu cầu định chuẩn nghề luật, trước mắt Ban Nội chính TW, Liên đoàn Luật sư, Hội Luật gia, hai bộ GD-ĐT và Tư pháp chắc sẽ phải nghĩ ra cách để kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường luật. Cũng nghe thêm tin rằng hàng năm trên toàn quốc số sinh viên nhập học ngành luật đã lên tới hàng chục vạn, đã xuất hiện xu thế cát cứ, ví dụ Tòa án sẽ tuyển dụng thư ký từ Học viện t òa án, VKS tuyển nhân lực từ Trường Đại học kiểm sát, thị trường việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành luật sẽ thêm rối bởi xu thế cát cứ nêu trên. Như vậy, từ 1976 đến nay, VN đã có 45 năm đào tạo luật học. Vài ghi nhớ: Trước 1945, trường luật đã được mở tại HN dưới thời Pháp thuộc, bắt đầu từ bậc cao đẳng hành chính, sau đó nâng lên bậc cử nhân.  Sau 1954 ở phía Nam Đ