Skip to main content

Ăn ở với Hà Nội

Vượt cầu phao sông Đuống, qua đất cũ Cổ Loa, những chiếc lô cốt mốc meo từ thời thuộc Tây vẫn vô tình sót lại quanh cầu Đa Phúc. Từ Đền Hùng, qua Vĩnh Yên, cùng dòng xe xuôi Hà Nội, những chiếc máy bay nối đuôi nhau hạ cánh trong những chiều thu yên bình. Thành phố đang được làm mới, đâu là những dáng xưa cũ của đất Thăng Long.

Nghìn năm cũ là một lý do mới cho cuộc đua tiêu tiền lớn của chính quyền. Song không đến rồi đi như những phong trào, lễ hội thường là một sinh hoạt tín ngưỡng, hết lễ rồi mới đến hội, truyền đức tin, lòng thành kính của một cộng đồng người tri ân tiền nhân và gửi khát khao tới hậu thế. Kỷ niệm một ngàn năm đất thủ đô, cũng là một dịp để người thời nay suy nghĩ nên ăn ở ra sao với vùng đất thiêng này.

Long Thành và Kẻ Chợ ngày xưa nhỏ bé nhiều lần so với vùng đất được gọi là Hà Nội ngày nay. Người đi kẻ ở, những luồng di cư to lớn đã làm cho đại đa số người sống ở Hà Nội thời nay chỉ biết đến nơi ấy như là đất trú ngụ, làm ăn, nơi mưu sinh hơn là nặng tình quê. Vì lẽ ấy, niềm thương Hà Nội tựa quê của mình không tự nhiên mà có, làm cho hàng triệu người nhập cư vào những vùng đất vây lấy đô thành xưa yêu lấy thủ đô là một trách nhiệm giáo dục công dân không thể dễ.

Dấu xưa nhạt dần, thời gian và sự vô tình của người đời làm cho nhiều chứng tích của quá khứ xưa đôi khi bị quên lãng bẽ bàng. Có mấy ai còn nhớ tới Cổ Loa, vật đổi sao dời còn đâu Sông Hát. Hồ Tây xưa sương mờ hư ảo, nay sớm an bài lăn tăn sóng nhỏ tựa ao làng. Những ngôi nhà lớn nhỏ hăm hở mọc lên, phố cổ ngày xưa nay đã xộc xệch bước cao bước thấp. Từ chính quyền tới người dân, xin tự hỏi chúng ta đã làm gì để nâng niu những giá trị của ngày xưa?

Với tính cách một trung tâm hành chính, Long Thành không thật lớn. Triều Lê suy, Gia Long lên ngôi không đặt thủ đô ở nơi đây, người ta bảo thành Bắc Hà được xây mới, khiêm tốn hơn xưa. Rồi Bắc Hà được đổi thành tỉnh Hà Nội, cho đến thời thực dân mới trở về vị trí thủ đô. Chỉ để lại Cửa Bắc với hai vết đại bác như cảnh cáo nỗi nhục mất nước của người dân Đại Nam, thực dân đã phá hủy hầu như toàn bộ Long Thành. Phủ Toàn quyền, Bắc Bộ phủ được xây mới, dáng dấp kiến trúc Hà Nội như một trung tâm hành chính được phần nào lưu giữ đến bây giờ, trên thực tế mới có từ thời thuộc Pháp.

Kẻ Chợ thì vẫn muôn đời nhộn nhịp. Chợ Bắc Qua đã tan vào nhà phố, chỉ còn chợ Đồng Xuân với ba mươi sáu phố phường. Những phường buôn ấy lại nối liền với những miền quê. Không có một tầng lớp thị dân như ở Phương Tây, người Kẻ Chợ chưa từng có cơ hội tích lũy tài sản để trở thành một tầng lớp trung lưu trong một xã hội nông dân. Thiếu một tầng lớp tinh hoa dẫn đầu về trí tuệ và tinh thần, bảo rằng lịch lãm người Hà Thành xưa, tôi e rằng phần lớn cũng chỉ là những lời đồn đoán.

Vây quanh Long Thành và Kẻ Chợ là những làng mạc ven sông Hồng. Làng hoa Ngọc Hà, Đại Yên, Liễu Giai, làng đào Nhật Tân đã lùi rất nhanh vào dĩ vãng. Cơn lốc đô thị hóa thổi bay làng xã ven đô, chỉ để lại những khu nhà ống bê-tông san sát và chật chội. Bủa vây lấy đô thị Hà Nội xưa là hằng hà sa số những phường mới toanh ven đô. Hà Nội trở nên mới, mới toe, từ cách kiếm tiền, tiêu tiền đến những thú vui chơi.

Nhưng, với tính cách là đất kinh đô thần bí, một thời là nỗi nhớ khắc khoải của những người dân mất nước, Hà Nội trở thành biểu tượng để giành lấy tự do và độc lập. Khi trở thành biểu tượng, Hà Nội trở thành nỗi khát khao của tự do, của tự trọng dân tộc, của những giấc mơ hòa bình. Và khi ấy, thoát khỏi Long Thành, Kẻ Chợ, thoát khỏi làng mạc ven đô, thủ đô Hà Nội trở thành một giá trị tinh thần, một nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca và sáng tạo.

Từ Đại La tới Hà Nội, bụi trần gian và sự hờ hững của người đời đã làm cho kiến trúc kinh thành tan biến. Thủ đô ngày nay mới, mới toanh. Song trong trí nhớ nhân dân, từ Thăng Long tới Hà Nội là những giấc mơ độc lập, tự cường, là một dân tộc tự trọng quyết bảo vệ tự do và liêm sỉ của mình. Một nghìn năm Thăng Long, nếu cần có một lễ hội, xin hãy giữ tròn một chữ hiếu ấy với tổ tiên./.



Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due
  Pham Duy Nghia graduated at Leipzig University in Germany (LLB 1988, PhD 1991). He was a Fulbright visiting scholar at Harvard Law School (2001-2002). At Fulbright University Vietnam he teaches Law and Public Policy, Public Governance, Research Methods of Public Policy. As arbitrator Prof Pham Duy Nghia has served in more than 100 cases hearing transnational business disputes, including commercial, investment, construction, insurance, corporate disputes, M & A and intellectual property disputes. Besides teaching, research, and practicing law, Pham Duy Nghia is a frequent commentator in leading newspapers and media in Vietnam. The areas concerned include protection of basic citizen’s right, voice and accountability in public governance, regulatory quality, rule of law and access to justice.

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,