Skip to main content

Chuan bi soan Luat Trong tai

ĐÁNH GIÁ PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2003

Phạm Duy Nghĩa

Luật Trọng tài là một phần của tố tụng dân sự?

Các nước theo dân luật thường soạn luật trọng tài thành một quyển-như một chương trong các bộ luật tố tụng dân sự, (ví dụ Quyển 10 trong BLTTDS 10 quyển của Đức hoặc quyển 8 trong BLTTDS 8 quyển của Nhật). Việc ấy có vài thuận lợi, ví dụ mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài (TT), lấy lời khai, giám định, công nhận và cho thi hành, khước từ trọng tài viên (TTV) được dẫn chiếu khá liên thông, sửa hay bổ sung BLTTDS đồng thời sửa luôn cả luật về TT, và ngược lại. Nếu luật về TT làm riêng thành một đạo luật, thì phải suy tính cách dẫn chiếu BLTTDS 2004 sao cho hợp lý, để khi sửa BLTTDS thì không phải sửa lại Luật TT và ngược lại. Có thể suy tính để dẫn chiếu chung (… theo quy định của BLTTDS) mà không dẫn cụ thể.

Có cần quá nhấn mạnh tính ngữ "thương mại"?

Pháp lệnh TTTM 2003 khu biệt thẩm quyền của TT vào các việc thương mại, xem § 2.3 PL TTTM 2003. Cả Đức và Nhật không hạn chế chỉ vào việc thương mại, mà áp dụng cho cả việc dân sự, trừ những vấn đề Nhà nước cần đặc biệt quan tâm để bảo vệ bên yếu thế như người làm công, người thuê nhà. Cần tranh luận thêm Luật TT lần này có nên bao gồm cả những vấn đề dân sự, hay chỉ giới hạn vào những vấn đề thương mại, bao gồm các hợp đồng thương mại, tranh chấp công ty, tranh chấp chứng khoán => có nên mở rộng ra cho cả tranh chấp nhà cho thuê để kinh doanh. Hay chỉ dẫn chiếu chung chung: TTTM có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh-thương mại theo quy định của BLTTDS 2004.

Tự do thỏa thuận trọng tài

Nên suy tính để xem xét thỏa thuận trọng tài giữa các thương nhân có nhất thiết phải bằng văn bản hay không. Nếu một bên nại ra trung tâm TT, mà bên kia cũng đồng ý thì trung tâm có nên thụ lý không. Câu trả lời là có, bởi hai bên đã mặc nhiên công nhận thẩm quyền của trung tâm thông qua việc tham dự phiên tố tụng trọng tài.
Cũng nên xem lại § 10 PL TTTM 2003, bởi vì thỏa thuận tuy có lỗi, ví dụ người ký không đúng thẩm quyền, hoặc không quy định rõ trung tâm nào, song các lỗi này đều có thể được sửa khi trung tâm thông báo có nội dung đơn kiện đến cho bị đơn. Nếu bị đơn không từ chối, thì không có lý do gì lại tuyên thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Cách quy định của BLDS 2005 đã tiến bộ hơn § 10.2, § 10.3, § 10.4.

Không có "bảo trợ" của tòa án, trọng tài khó thành công

Thực ra các sở tư pháp, BTP và tòa án phải “bảo trợ” cho hoạt động của TT. Ngoài các nghĩa vụ báo cáo hàng năm, có lẽ nên thiết kế quan hệ mật thiết hơn giữa trung tâm TT và tòa án, ví dụ suy tính để bổ sung nghĩa vụ của trung tâm trọng tài phải thông báo và sao lưu chiểu phán quyết TT cho tòa án có thẩm quyền, nên cụ thể hơn nghĩa vụ cung cấp hồ sơ của TT cho tòa án là tất cả hồ sơ, hay chỉ lựa chọn. Về tòa có thẩm quyền nên suy tính để quy định rõ tòa nào sẽ theo dõi phiên xử của trọng tài. Có thể phải suy tính để chỉnh sửa lại § 48.1, trung tâm TT nên có thêm nghĩa vụ nộp lưu giữ quyết định TT tại một tòa án cấp tỉnh hoặc tòa khu vực sơ thẩm sau này. Lưu ý: không có sự bảo trợ của tòa án thì trọng tài không thể hoạt động tốt được.
Nên suy tính sửa lại § 60 PL TTTM 2003 theo hướng ai sẽ chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn về TTTM. Có lẽ là BTP, hoặc TANDTC. Hội Luật gia có thể tham gia trong xây dựng đạo đức TTV, hội nghề TTV, hơn là tham gia quản lý nhà nước về TT.

Trọng tài viên, trung tâm TT, hội đồng TT do các bên thành lập (ad hoc)

Trong thời gian tới, có lẽ cũng không quá nới lỏng quy chế thành lập trọng tài, tuy nhiên phải có một số điều chỉnh. Ví dụ, TTV không nhất thiết phải có bằng đại học, mà nên là thương nhân có kinh nghiệm, § 12.1.c. Sự giới thiệu của Hội Luật gia VN là một ý kiến, song VCCI cũng nên là một ý kiến, xem lại § 14.2 PL TTTM 2003. Nếu có thể thì cụ thể hóa điều kiện đăng ký trung tâm TT với các sở tư pháp (§ 14) ngay tại đạo luật, hơn là chờ nghị định của CP.
Người nước ngoài muốn trở thành TTV, có vẻ như vướng § 12.1. Nên tham khảo kinh nghiệm của VIAC trong việc mời các luật sư nước ngoài tham gia TTV. Hiên đã có hàng chục hãng luật nước ngoài, kể cả Hàn Quốc và TQ hoạt động tại VN. Cần lưu ý nguồn chuyên gia này trong các giao dịch thương mại quốc tế.
Cái gọi là trọng tài ad hoc chưa thật rõ theo pháp luật VN. Nếu chưa rõ thì có lẽ cứ chờ thêm, không phải vội vàng du nhập hay sửa thêm đáng kể các điều § 26, § 48.2 (hội đồng TT do các bên thành lập).

Chọn địa điểm giải quyết vụ tranh chấp

Nên xem lại § 49.6 PLTTTM, bởi lẽ “phải bảo đảm thuận tiện cho các bên” là một cách diễn đạt đôi khi gây phiền toái không cần thiết, nhất là khi một bên không có ý muốn thực thi phán quyết của TT.

Hủy, cho thi hành quyết định của TT

Thi hành án ở VN chưa hiệu quả, lỗi không chỉ bởi luật tố tụng (thanh toán qua ngân hàng, đăng ký tài sản). Các quy định hiện nay (§ 50: thời hạn yêu cầu hủy là 30 ngày, § 53.1 tòa mở phiên tòa xét đơn và chuyển hồ sơ cho VKS cùng cấp => nên xem lại ý này: có nhất thiết phải mở phiên tòa xét xử với 03 thẩm phán, có nhất thiết phải mời VKS tham dự? Theo kinh nghiệm Đức và Nhật thì không cần thiết). Phiên tòa có nhất thiết phải có VKS, § 53.3, nên bỏ quy định này.
Điều đáng quan tâm hơn là vụ việc được báo cho tòa án, tòa hỗ trợ trong việc quyết định cho áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cho lấy lời khai nhân chứng, tòa theo dõi tiến trình, nhận lưu phán quyết của TT và cho áp dụng phán quyết ấy như văn bản có giá trị thi hành án. Có lẽ không nên có phiên xét xử theo § 53.2./.

Tham khảo nước ngoài: Tóm lược pháp luật tố tụng trọng tài CHLB Đức, Nhật Bản:

BLTTDS của Đức gồm 10 quyển, quyển số 10 có nội dung quy định về tố tụng trọng tài, các điều 1025-1048, tổng cộng 32 điều, đã được chỉnh sửa bổ sung rất nhiều lần.

Thỏa thuận trọng tài: § 1025-1028 BLTTDS
§ 1027.1 về hình thức phải bằng văn bản, nếu không có văn bản mà khi xử bên bị kiện vẫn đồng ý thì xem như lỗi về hình thức đã được sửa.
§ 1027.2 không áp dụng khoản 1 nêu trên nếu hai bên tham gia hợp đồng là thương nhân. Tuy nhiên nếu muốn, sau khi thỏa thuận miệng, thương nhân có quyền đòi ghi nhận thỏa thuận bằng văn bản viết. Nghĩa là: với hợp đồng giữa hai thương nhân thì thỏa thuận trọng tài không nhất thiết phải là văn bản viết. Tức là có thể chứng minh thỏa thuận trọng tài bằng công văn, giấy tờ giao dịch, các bằng chứng khác-miễn là có sự thỏa thuận của các bên.
Có vẻ như thỏa thuận giữa thương nhân và dân sự về trọng tài đều được phép, trừ thuê nhà để ở lâu dài (thuê ngắn hạn lại cho phép, § 1025a). Chỉ cấm lạm dụng ưu thế ép buộc điều khoản trọng tài, § 1025.2. Như vậy đối với tranh chấp lao động giữa chủ và người làm công ăn lương có vẻ như có vấn đề, chưa cho áp dụng cơ chế trọng tài tư nhân đối với lao động, ở đây có cơ chế riêng với sự tham gia của người lao động.
Thỏa thuận trọng tài đều được cho phép, kể cả cho thiệt hại ngoài hợp đồng, § 1048
Sau khi ký, các bên cũng có thể hủy bỏ thỏa thuận trọng tài, § 1033.1

Trả lại đơn kiện do có thỏa thuận trọng tài § 1027 a
Nội dung như sau: Nếu nguyên đơn kiện ra tòa, bị đơn nại ra có thỏa thuận trọng tài, thì tòa sẽ trả lại đơn kiện. Ý này có vẻ giống hướng dẫn của Nghị quyết 05/2003 của TANDTC.

Chọn trọng tài viên, § 1028-1032
· Nếu không quy định trong TTTT, thì mỗi bên có quyền chọn 1 trọng tài viên, § 1028
· Bên nguyên chọn trước, yêu cầu bên bị chọn trong vòng một tuần, § 1029.1
· Sau một tuần mà bên kia không chọn thì tòa án sẽ có quyền chọn TTV còn lại, § 1029.2 => Lưu ý: tòa án chọn TTV theo yêu cầu của TTV bên nguyên.
· Cũng như vậy, nếu bị đơn đã đề xuất, song TTV từ chối, đã chết hoặc không nhận vụ việc, bị đơn chọn người khác trong vòng 1 tuần, nếu quá hạn tòa án sẽ chọn TTV còn lại, § 1031
· Từ chối trọng tài viên cũng như từ chối thẩm phán, § 1032, song quy định thêm có thể từ chối TTV, nếu người này trì hoãn việc trọng tài không có lý do chính đáng, § 1032.2. Có thể học cách dẫn chiếu sang § 47 BLTTDS của VN chăng?

Thủ tục tố tụng trọng tài, § 1034, 1035
· Nguyên tắc nghe các bên trình bày
· Nguyên tắc tìm hiểu vụ việc
· Lấy lời khai nhân chứng hoặc giám định, nếu họ tự nguyện đến § 1035, TTV không có quyền bắt nhân chứng tuyên thệ, § 1035.2
· Nếu muốn lấy lời khai, các bên phải yêu cầu tòa án xem xét, nhất là lấy lời khai và thẩm định, § 1036 => phải nhờ đến tòa án.

Tiếp tục tố tụng, kể cả khi có nghi ngờ về điều khoản trọng tài, § 1037
· Phiên tố tụng trọng tài vẫn có thể tiếp tục, khi một bên khiếu nại về thẩm quyền của trọng tài, ví dụ không có điều khoản TT, điều khoản không có liên quan đến vụ xử, TTV không đủ điều kiện làm TTV.
· Tức là không vì khiếu nại mà dừng phiên tố tụng trọng tài.

Hình thức của phán quyết trọng tài, § 1039, phải có một số nội dung chính yếu như:
· Ngày ban hành phán quyết
· Chữ ký các TTV
· Nếu có 3 TTV, 2 người ký là đủ nếu chủ tịch phiên xử ghi rằng chữ ký của người thứ ba không thể đạt được (đề phòng thiểu số từ chối ký, § 1038.1)
· Phải nộp như là để lưu tại tòa án có thẩm quyền, § 1038.3
· Phán quyết TT có hiệu lực như một bản án đã có hiệu lực § 1040
Khởi kiện yêu cầu hủy phán quyết, § 1041
· Nếu thiếu TTTT,
· Nếu phán quyết vi phạm các nguyên tắc của pháp luật, vi phạm quyền cơ bản
· Nếu một bên không có cơ hội đại diện tại phiên xử, ngoại trừ đã im lặng chấp nhận phiên xử
· Nếu không được trình bày
· Nếu phán quyết thiếu lý lẽ, lập luận
· Nếu có các điều kiện tương tự như điều kiện cho giám đốc thẩm, kiểu như bằng chứng giả, cố tình áp dụng luật sai, có hành vi phạm tội.
Công nhận và cho thi hành phán quyết, § 1042-abc.
· Muốn được thi hành phải có quyết định cho thi hành phán quyết => quyết định của tòa án, § 1042a.1
· Không cần tổ chức phiên xử miệng, chỉ xem và duyệt hồ sơ.
· Nhưng phải mời người có nghĩa vụ phải thi hành (bị đơn), tạo điều kiện cho họ trình bày.
· Nếu có yêu cầu hủy phán quyết, phải mở phiên xử miệng, § 1042.2.
· Nếu cho thi hành, có thể cưỡng chế thi hành tạm thời, § 1042c.1; có thể khiếu nại, nếu có phải giải quyết qua phiên xử miệng.
· Thời hạn khiếu nại là 02 tuần từ ngày báo cho bên bị thi hành quyết định của tòa án.
· Sau khi đã công nhận và cho thi hành án, chỉ còn các lý do giám đốc thẩm mới có thể khởi kiện hủy bỏ phán quyết, § 1043, § 580.
· Thời hạn khởi kiện là một tháng, kể từ ngày đương sự biết sự việc có thể kiện (ví dụ đã tuyên thệ mà nói dối, văn bằng giả, chứng giả, giám định sai luật hình sự, nếu người đại diện phạm pháp, thẩm phán vi phạm luật).
Công nhận và cho thi hành phán quyết của TT nước ngoài, § 1044
Cho thi hành biên bản hòa giải, có hiệu lực tức thì, § 1044a
· TT cũng có thể hòa giải, biên bải hòa giải thành có hiệu lực thi hành tức thì => thì biên bản này có hiệu lực thi hành ngay như phán quyết, § 1044a.1. Biên bản phải có nội dung ngày hòa giải, TTV tham gia hòa giải, chữ ký các bên và đã nộp lưu tại tòa án, § 1044a.1. => giống như thỏa thuận tại tòa án § 188 BLTTDS của VN.
· Không cho thi hành thỏa thuận hòa giải, nếu các bên ghi rõ chưa chịu thi hành ngay, hoặc nếu cho thi hành thì vi phạm trật tự, đạo đức tốt lành.
Hòa giải ngoài TT, § 1044b
· Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký các bên và của các luật sư các bên, có thể do công chứng viên lập, cũng có hiệu lực ngay, nếu các bên cam kết như vậy.
Tòa có thẩm quyền, § 1045
· Là tòa do các bên đã dự liệu (chọn trước-thương nhân chọn tòa án), khác với VN thương nhân ở Đức có quyền lựa chọn tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
· Tòa có thẩm quyền nếu không có thỏa thuận TT, nếu không thì:
· Tòa nơi phiên trọng tài đã diễn ra
· Nếu có nhiều tòa cùng có thẩm quyền, tòa nào được các bên nhờ trước tiên sẽ là tòa án có thẩm quyền, § 1047.

Tóm lược pháp luật tố tụng trọng tài Nhật Bản

Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản có 8 quyển, Quyển VIII quy định thủ tục tố tụng trọng tài, §§ 786-805, tổng cộng 20 điều, đã được chỉnh sửa nhiều lần.

Về cơ bản theo mẫu của luật Đức, giống về cấu trúc và cách hành văn, §§ 786-805
· Thỏa thuận chỉ có hiệu lực, nếu do các bên có quyền thỏa thuận
· Có thể chọn 1 hoặc nhiều TTV
· Cách chọn quy định giống như luật Đức
· Cách yêu cầu thay đổi TTV giống như cách dẫn chiếu sang thẩm phán của luật Đức
· Thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực giống như luật Đức
· Thủ tục tuyên thệ, lấy lời khai, phối hợp với tòa án giống như luật Đức, §§ 795-796
· Phiên trọng tài vẫn tiếp diễn, kể cả có khiếu nại, giống như luật Đức, § 797
· Để công nhận vẫn cần một phán quyết của tòa án, § 802
· Các quyền yêu cầu hủy phán quyết nếu có các lý do giám đốc thẩm noi theo cách quy định của luật Đức.
· Kết thúc cũng bằng quy định về tòa án có thẩm quyền “bảo trợ” hoạt động TT./.

Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due
  Pham Duy Nghia graduated at Leipzig University in Germany (LLB 1988, PhD 1991). He was a Fulbright visiting scholar at Harvard Law School (2001-2002). At Fulbright University Vietnam he teaches Law and Public Policy, Public Governance, Research Methods of Public Policy. As arbitrator Prof Pham Duy Nghia has served in more than 100 cases hearing transnational business disputes, including commercial, investment, construction, insurance, corporate disputes, M & A and intellectual property disputes. Besides teaching, research, and practicing law, Pham Duy Nghia is a frequent commentator in leading newspapers and media in Vietnam. The areas concerned include protection of basic citizen’s right, voice and accountability in public governance, regulatory quality, rule of law and access to justice.

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,