Skip to main content

Bay cùng đàn sếu

Tuổi trẻ ngày 01/02/2025: Để vỗ cánh bay cùng đàn sếu

Tuổi trẻ ngày 25/10/2006 (gần 20 năm trước): Bay cùng đàn sếu

Dẫn đầu bởi đất nước mặt trời mọc, sau chặng đường phát triển thần kỳ trong suốt thế kỷ qua, đàn sếu Á Đông vẫn sẽ là một trong các thế lực to lớn góp phần kéo phẳng thế giới này.

Cùng với chuyến công du mới đây tại Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mơ ước về một nước VN sải cánh bay cùng các quốc gia đồng văn lại có thêm cơ hội nhích dần thành sự thật.

Người ta dự báo mối quan tâm của giới đầu tư Nhật Bản vào thị trường nước ta đang gia tăng đáng kể, phần do môi trường kinh doanh ở ta đã trở nên thân thiện hơn, phần cũng do nước láng giềng Trung Quốc đã ngày càng trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của cả thế giới. Trong một thế giới biến động, những dòng tiền không ngừng tuôn chảy vượt qua mọi biên giới; có gom gió của thời đại để cất cánh được xa hay không hoàn toàn do nội lực của chúng ta.

Các thế lực canh tân Nhật Bản đã giành lấy thời cơ, chấp nhận các hiệp định thương mại bất bình đẳng mà đuổi theo văn minh phương Tây. Năm 1871, một sứ đoàn đông đảo quan chức đứng đầu bởi quan đại thần Iwakura Tomoni chu du khảo cứu văn minh của 12 nước Âu-Mỹ gần một năm trời đã góp phần quyết định lựa chọn con đường đuổi theo và vượt phương Tây của Nhật Bản. Hai năm sau đó, năm 1873, sứ thần Bùi Viện cũng theo hướng Hương Cảng, qua Nhật và tìm đường sang Mỹ. Chỉ có điều cũng như Nguyễn Trường Tộ, con thuyền nhỏ của ông Bùi Viện đã không đủ sức lay tỉnh một nền văn hóa đóng kín, ngại thay đổi nếp nghĩ cũ và dị ứng với mọi sự cách tân.

Bài học thành công của Nhật Bản, từ một góc nhìn nhất định, đã được lặp lại nhiều lần ở các quốc gia láng giềng, từ Hàn Quốc, Singapore cho tới Trung Hoa ngày nay. Góp sức bởi giới doanh nhân năng động, giới quan chức trung thành và mẫn cán, giới trí thức có khí tiết dẫn dắt dư luận, những xứ sở này ngày càng trở nên văn minh chẳng kém phương Tây mà vẫn nâng niu giữ lấy từng nét văn hóa phương Đông riêng có của mình.

Thời nay, làn sóng hội nhập mới đã dội đến từng góc thôn, hẻm phố; Nhật Bản và Hoa Kỳ tưởng xa mà gần... như một lần gõ vào bàn phím máy tính. Truyền hình cáp, ăngten vệ tinh từng giờ mang thế giới vào mâm cơm tối của gia đình người VN. Hi vọng dân khí hưng thịnh cùng với làn sóng hội nhập toàn cầu sẽ đẩy thế nước đi lên.


Comments

Popular posts from this blog

Nhàn đàm về thể chế

  1.            Dẫn nhập : Đầu năm 1845 khi phê bình triết gia Feuerbach, Karl Marx, lúc ấy còn khá trẻ, đã viết câu trên đây, câu sau này được dịch sang tiếng Anh và khắc trên mộ của ngài “ Die Philosophen haben die Welt nur verschieden  interpretirt , es kömmt drauf an sie zu  verändern - các triết gia chỉ tìm cách giải thích thế giới khác nhau, cái chính là phải tìm cách thay đổi thế giới ấy”. Gần 180 năm sau, Acemoglu & đồng sự, nhận được giải Nobel năm 2024, vì những đóng góp giải thích các nền văn minh thịnh hay suy tàn là do thể chế. Điều ấy đúng, hoặc đúng một phần. Nhân dịp này, cựu học viên Fulbright mời chúng tôi mạn đàm về thể chế. “Kỷ nguyên vươn mình”, nếu các bạn thích dùng chữ ấy, mong sẽ là tỉnh thức, bắt đầu với hành động. Nói đã đủ nhiều, đến lúc phải làm, làm nhiều hơn. Ở đất nước chúng ta, vinh quang thuộc về những con người hành động, công khai hay thầm lặng, ngày mỗi ngày bền bỉ làm cho thể chế n...

Ngổn ngang Công lý – Phần 1: Từ Yorktown tới Washington

  Phạm Duy Nghĩa 1.     Những dòng này dành cho ai: Bất công xảy ra khắp nơi, công lý thì khó khăn lắm mới đạt được. Mỗi ngày, nếu góp thêm tử tế, công bằng, và bớt dần bất công, thì thật quý. Công lý được giữ cho ngay ngắn, từng chút một, chung tay bởi tất cả mọi người. Đặng Hoàng Giang viết một cuốn sách có tựa đề “”Bức xúc không làm ta vô can””, quả là thế, bất công xảy ra do chúng ta né tránh, cam chịu, hoặc đồng lõa. Cùng góp sức chúng ta mới tạo ra và duy trì được lẽ công bằng ở đời. Những dòng này vì thế dành cho những ai muốn sống chậm một chút, dừng lại, đứng nhìn, quan sát, và tìm hiểu: Vì sao bất công đã xảy ra, và Vì sao công lý vẫn là một giấc mơ xa vời với rất nhiều dân tộc, trong đó có chúng ta. Thời đại này mạng xã hội, dữ liệu, tin tức, trí tuệ nhân tạo… đang thổi bay con người, đặt câu hỏi đúng đã là một nửa thành công. 2.     Cấu trúc của phần viết: Phần viết này được cấu trúc hồn nhiên như những mảng kiến thức vụn vặt mà tôi lượ...

Học và Dạy Luật Đất đai trong các trường luật ở Việt Nam

Tặng các bạn học và dạy Luật Đất đai 1.       Dẫn đề : Nước ta đã có gần 100 cơ sở đào tạo luật (để thuận tiện, sau đây gọi chung là các trường luật). Ở bậc cử nhân, các trường luật thường giảng dạy Môn học Luật Đất đai. Nội dung giảng dạy môn học này ở các trường khá giống nhau, bám sát cấu trúc của Luật Đất đai, thường bắt đầu từ Chế độ sở hữu, Các loại đất, Quyền & Nghĩa vụ của Người sử dụng đất, cho tới Hành chính đất đai và Giải quyết tranh chấp đất đai. Trong bối cảnh Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực, nội dung đồ sộ của đạo luật này cần được nghiên cứu & giảng dạy như thế nào cho hiệu quả. Trong khuôn khổ Hội thảo tại một trường luật như Khoa Luật ĐH Mở TPHCM, sẽ là hữu ích, nếu có thể góp phần tìm hiểu đạo luật mới này, song đồng thời cũng tìm cách đổi mới cách nghiên cứu, giảng dạy pháp luật đất đai, giúp cho môn học này hấp dẫn, thiết thực hơn với người học. Phần thảo luận dưới đây góp phần vào 2 nội dung nêu trên. 2.    ...