Skip to main content

Nhỏ như hạt cát


Nhỏ như từng hạt cát, thuyền chất thành đống, đống chất thành tiền, thành rất nhiều tiền. Vì thế, cát ở đáy sông trở thành mồi ngon cho cát tặc. Ráo riết qua từng ngày, ruộng vườn sụt lở, chui dần vào ống hút. Sông Đồng Nai, cùng nhiều dòng sông quê hương khác, đang chảy máu, hại đến tài sản của người dân hai bên bờ. Ngoài kêu cứu, người dân mất ruộng vườn còn có thể làm gì?

Đã nói quá nhiều, giờ là lúc chính quyền hành động. Tính mạng và tài sản của người dân là quan trọng, có khó quá không để ngăn chặn những đường dây buôn bán, khai thác cát trái phép. Tuy gọi là trộm, song từng đoàn thuyền hút cát ầm ỹ và công khai suốt ngày đêm, phải gọi chúng là loại trộm lộ liễu được làm ngơ. Sự lộng hành của cát tặc có lẽ đã diễn ra bởi nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, đất của dân thì dân xót, chứ chính quyền cơ sở có thể chưa thật sự đau nỗi đau mất đất của họ. Hơn 40 héc-ta đất của dân Long Phước, Quận 9, TP HCM là tài sản của người dân, chính quyền cấp sổ đỏ, công nhận chủ quyền của họ. Điều ấy đúng, song chưa đủ. Chính quyền còn phải bảo vệ tài sản của họ trước mọi sự xâm phạm, trong đó có nguy cơ sụt lở xuống sông bởi cát tặc.

Cho đến nay, khai thác cát trái phép chỉ được xem là vi phạm luật hành chính, nếu bị xử phạt vi cảnh, mức phạt cũng khá nhẹ. Để bảo vệ tài sản của người dân hiệu quả hơn, hành vi ấy, tùy hoàn cảnh, phải được xem là hủy hoại tài sản công dân, vi phạm pháp luật tài nguyên, chúng phải được trấn áp và trừng trị bởi những chế tài mạnh mẽ hơn. Tiền phạt phải đủ đau đớn, đủ sức răn đe, làm khiếp sợ mọi toan tính tái phạm. Mạnh hơn, cần hình sự hóa loại tội phạm này, bởi có gì thân thương đáng được bảo vệ hơn là tài sản, ruộng vườn, quê hương của những người dân.

Thứ hai, hạt cát tuy nhỏ, nhưng nhiều thuyền cát tạo nên những đống tài sản kếch sù, chỉ tận khai thác từ thiên nhiên, có thể dễ dàng tiêu thụ mà không phải tốn phí nhiều. Tiền bạc tạo nên thế lực, quan hệ tạo ra sự bảo vệ. Nếu chính quyền là quyền lực công khai, thì vô tận các thế lực khác là những quyền lực phi chính thức, chúng phản ứng cũng linh hoạt và mau lẹ chẳng kém chính quyền. Điều này làm cho hành vi trấn áp của chính quyền kém dần hiệu quả. Nếu điều ấy tiếp tục diễn ra, thì pháp luật của nước ta đã thiếu lại còn bị nhờn.

Ngoài ra, như đã được thảo luận rất nhiều, cha chung không ai khóc, dòng sông là của chung, tức là chẳng của riêng ai. Khi sở hữu về các loại tài nguyên như những dòng sông không được rạch ròi, chưa phân định rõ trách nhiệm của chính quyền quốc gia và địa phương, sự mập mờ đó làm mồi cho các cuộc xâu xé.
Để ngăn cát tặc phải chấm dứt mọi sự dung túng. Muốn làm được điều đó, cần xem trọng tài sản của nhân dân, xem bất an của nhân dân tựa như nỗi lo lắng mất an ninh của bản thân chính quyền. Khi đó, nhỏ như hạt cát, song chính quyền phải hành động để giảm bớt những nỗi bất an cho nhân dân.

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v