Skip to main content

Posts

Showing posts from May, 2008

Neu tin duoi day la dung: Nguy co bat on

Ghi chép sáng 27/05/2008 : Một nhúm đàn ông, đàn bà, trẻ con, có vẻ hơi nhếch nhác, một số mặc áo phông hình cờ VN, tả tơi chạy đến ngã năm Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ để giơ những mảnh giấy viết những gì chẳng rõ trước đoàn xe chở các đại biểu Quốc hội đang tiến vào nơi họp. Các vị này ngồi trong xe nhìn ra, mặt mày đăm chiêu. Chỉ có công an là vất vả, tất bật chặn đoạn người và đưa xe đón họ đi khỏi ngã năm. Khách qua đường ngồi trên những chiếc xe đang nổ máy ... dường như quá đỗi thờ ơ với mọi sự đời. ... Nếu tin dưới đây của BBC (21/05) là đúng, thì nguy cơ bất ổn định là rất hiện hữu. Chính quyền né Tàu, quen giữ người "để tìm hiểu sự việc", giữa chủ và thợ không có kênh đối thoại, công đoàn tê liệt... Tôi e rằng "mâu thuẫn đối kháng dẫn đến đấu tranh giai cấp" theo lý thuyết bạo động cách mạng của ông Lê-Nin đang nhu nhú ở nhiều nơi. Thật đáng lo cho chính quyền "của dân, do dân và vì dân". PDN Đụng độ đình công tại Công ty Bao Bì Hoa

Boi thuong nha nuoc: Gioi han va dieu kien

Bồi thường nhà nước: giới hạn và điều kiện Phạm Duy Nghĩa (NCLP, 26/04/2008) Một đạo luật về bồi thường nhà nước đang được soạn thảo và dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong thời gian tới. Từ một góc nhìn so sánh, đặc biệt với pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa liên bang Đức, tôi xin góp vài suy nghĩ về giới hạn và điều kiện của trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với thiệt hại đã gây ra cho người dân do các hành vi vi phạm nghĩa vụ của công chức khi thừa hành công vụ. Vào thời điểm hiện nay, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận trách nhiệm bồi thường của nhà nước ở nhiều cấp độ văn bản pháp luật khác nhau. Ý niệm chung về trách nhiệm đó đã xuất hiện tại Điều 74 khoản 4 Hiến pháp 1992, các Điều 619, 620 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) quy định chi tiết hơn về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tố tụng gây hại cho cá nhân và tổ chức, Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 của ủy ban thường vụ Quốc hội quy định bồi thường cho công dân khi bị khởi tố hoặc chịu án oan

Tam giam hai nha bao

Rủi ro nghề báo Một tin đáng lo với những người làm nghề báo, rủi ro này có thể giáng xuống đầu bất kỳ ai xông xáo muốn cung cấp cho công chúng những tin mà người ta muốn đọc, ví dụ vì sao thuốc Tây tăng giá, vì sao cọc phân cách bê tông lại có lõi bằng cọc tre, vì sao một ông TGĐ lại có bạc tỷ để chơi cờ bạc. Tuy nhiên, nhụt chí báo giới rất có lợi cho những ai duy trì hiện trạng không minh bạch, đục nước mới béo cò. Chỉ có điều, pháp luật nước ta về bảo mật khá phiền toái, nội vụ chưa rõ thì cũng khó mà bình luận trên thực tế hai ký giả có thể đã vấp phải những sai phạm gì. Đây cũng là một vụ để thêm một lần nữa thử xem người ta có thật lòng với cải cách tư pháp hay không. Hãy chờ xem ông luật sư bào chữa phải mất bao lâu mới được cơ quan điều tra cho phép gặp thân chủ và tiếp cận hồ sơ. Phải biết người buộc tội đã gom được những chứng cớ và chứng lý gì, thì mới có cách cứu giúp hai ký giả mà chúng ta đang rất cảm thông và chia sẻ trong lúc lao lý này.

Nam kien nghi lam cho Toa an doc lap

LÀM CHO TÒA ÁN ĐỘC LẬP Phạm Duy Nghĩa (Tia Sang, 05/2008) Không có quá nhiều lý do để tự hào về vai trò của các tòa án trong công cuộc đổi mới hai thập kỷ qua ở nước ta. Ở địa phương, chánh án các tòa án thường có một vị trí xã hội khá khiêm tốn so với giám đốc các sở, ban ngành cùng cấp. Ở trung ương, tòa án chưa thực sự có điều kiện để trở thành một cơ quan quyền lực, góp phần xác lập chính sách một cách đáng kể ở nước ta. Nếu tòa án tiếp tục thiếu tin cậy thì người dân sẽ tìm đến các phương pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa, công lý không được xác lập thì nguy cơ bất ổn tăng nhanh-hàng nghìn vụ đình công bất hợp pháp từ Nam ra Bắc, đòi nợ thuê, xiết nợ kiểu xã hội đen là một minh chứng cho nhận định này. Thêm nữa, khi người nước ngoài làm ăn tại Việt Nam, tranh chấp sẽ được đưa ra ngoài lãnh thổ nước ta để giải quyết, các trọng tài Singapore hay Hồng-Kông sẽ thay thế tòa án Việt Nam trong việc xác lập trật tự kinh doanh ngay ở chính nước ta. Ngoài ra, tư pháp non yếu thì hành phá

Mong manh nhu dai lua dao

MONG MANH NHƯ DẢI LỤA ĐÀO Phạm Duy Nghĩa (Lượm các mảnh vụn bài bị các chủ bút cắt bỏ, vuốt ve cho phẳng phiu rồi giữ lại, có khi cũng là việc thật đáng làm). Gần 500 đại biểu Quốc hội lại tề tựu dự một kỳ họp kéo dài cả tháng trời. Những lớp tôn xanh vây lấy nơi đã là một phần trái tim Đại Việt, tòa nhà Quốc hội cũ không còn nữa, từng đoàn xe lũ lượt hướng tới trụ sở Bộ Quốc Phòng. Ngoài những lễ nghi mọi thuở, hy vọng ở nơi đó sẽ được bàn tới chuyện tiền mất giá và cuộc mưu sinh của những người nghèo. An tọa trong chiếc ghế nhung đỏ, đại biểu có thể giúp gì để tiếng dân nghèo vang vọng tới những thềm cao quyền lực. Không giống giới chức hành chính có cả bộ máy thuộc cấp ra sức chấp hành, không giống giới kinh doanh dư thừa của cải, đại biểu Quốc hội là chính khách với những lập luận của mình. Mong manh như dải lụa đào, nhưng nếu lời họ đồng điệu với dân tâm thì Quốc hội mau chóng trở thành quyền lực. Thu phục được lòng người, đại biểu tạo nên đồng thuận; quyền lực của họ là những lá