Skip to main content

Posts

Showing posts from April, 2008

Chuan bi soan Luat Trong tai

ĐÁNH GIÁ PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2003 Phạm Duy Nghĩa Luật Trọng tài là một phần của tố tụng dân sự? Các nước theo dân luật thường soạn luật trọng tài thành một quyển-như một chương trong các bộ luật tố tụng dân sự, (ví dụ Quyển 10 trong BLTTDS 10 quyển của Đức hoặc quyển 8 trong BLTTDS 8 quyển của Nhật). Việc ấy có vài thuận lợi, ví dụ mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài (TT), lấy lời khai, giám định, công nhận và cho thi hành, khước từ trọng tài viên (TTV) được dẫn chiếu khá liên thông, sửa hay bổ sung BLTTDS đồng thời sửa luôn cả luật về TT, và ngược lại. Nếu luật về TT làm riêng thành một đạo luật, thì phải suy tính cách dẫn chiếu BLTTDS 2004 sao cho hợp lý, để khi sửa BLTTDS thì không phải sửa lại Luật TT và ngược lại. Có thể suy tính để dẫn chiếu chung (… theo quy định của BLTTDS) mà không dẫn cụ thể. Có cần quá nhấn mạnh tính ngữ "thương mại"? Pháp lệnh TTTM 2003 khu biệt thẩm quyền của TT vào các việc thương mại, xem § 2.3 PL TTTM 2003. Cả Đức và Nhật không hạn

Mot goc nhin ve cho chung khoan

MỘT GÓC NHÌN VỀ CHỢ CHỨNG KHOÁN Phạm Duy Nghĩa (NQL 4/2008) Sáu năm gần như tập dượt èo uột, năm thứ bảy nhảy nhót với những lướt sóng ồn ào, năm thứ tám đột ngột ủ rũ, chợ chứng khoán Việt Nam bị xô đẩy bởi đủ loại tin đồn. Như xem lại một bộ phim quay chậm, bài viết dưới đây góp vài thiển nghĩ và một cách nhìn về cái thị trường có vẻ vừa xa lạ, vừa đỏng đảnh này. Dù đã biết chút chút đỏ đen hụi họ, số đông người nước ta tập làm quen với chợ vốn từ thuở quỹ tín dụng mọc nên như nấm. Lãi cao rồi tan vỡ, sự sụp đổ của các quỹ tín dụng hơn 20 năm về trước đã giáng một cú trời giáng vào niềm tin của người dân vào kiểu huy động vốn rộng rãi hứa trả lãi của người kinh doanh. Từ các doanh nghiệp gia đình các công ty đã mọc lên. Dù tên gọi là cổ phần hay hữu hạn, song nếu các thành viên đều là thân hữu, việc chuyển nhượng vốn đều lọt sàng xuống nia giữa những người quen, các doanh nghiệp ấy vẫn chưa có dáng dấp các công ty thực sự. Được nhà nước dựng ra từ năm 2000, song hồi lâu ít hàng, khôn

Nhan chuyen dang ban ve nong dan

VÌ NÔNG DÂN Phạm Duy Nghĩa Nhà nước là của dân, nhưng tự thủa nào người ta vẫn băn khoăn tự hỏi nhà nước ấy là của hạng dân nào. Cấm xe ba gác, hẹp đường xe máy thì rộng lối cho ô-tô, cấm hàng rong thì thênh thang cửa hiệu, khó cho đám thợ đình công thì giới chủ vừa lòng. Thì cũng thế, dân khôn khó trị, có thời nào người làm quan lại ưa bị đàn hạch, giải trình giữa chốn công khai. Kính yêu nghiệp tổ, trong người Việt Nam nào mà chẳng có một chút nông dân. Kìa Nam chinh, Bắc chiến, xương máu dân cày bao đời nay đã tạo cho ai những lấp lánh hào quang. Kìa nhà máy- sân gôn, vì ai phì nhiêu mà nông dân bỗng một ngày thành ra thất nghiệp. Tiếng hú hoang dã của chủ nghĩa tư bản cướp bóc một thời thoảng lại tái hồi. Tiền mất giá, kinh tế khó khăn, phần da thịt đau rát trước tiên ấy cũng là nông dân nghèo và con em của họ. Nông dân-nông nghiệp-nông thôn, tam nông ấy đang cần tới những chính sách kịp thời. Muốn có chính sách đúng và trúng vì nông dân, trước hết phải có tranh luận dựa trên thông

Nhan chuyen sua "luat lam luat"

NHÂN CHUYỆN SỬA “LUẬT LÀM LUẬT” Đã công bố tại: NCLP 03/2008 Một đạo luật về làm luật với gần 100 điều đang được lấy ý kiến dân chúng trước khi trình Quốc hội thông qua . Trừ một vài cuộc trì hoãn, ví dụ như dự luật về hội, về trưng cầu ý dân, như mọi thuở, đã đưa vào chương trình làm luật thường dự luật nào mà chẳng được thông qua. Điều ấy chắc cũng đúng với dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật [ 1 ], dù rằng nội dung của nó, với nhiều điểm sáng đáng kể, vẫn ẩn chứa vài điều có thể cần được bàn thêm. Ý kiến ngắn dưới đây trao đổi về một số điểm có thể cần được quan tâm khi xem xét dự luật này. Sức người có hạn: Nên tập trung vào thẩm quyền ban hành văn bản Có vẻ như những người soạn muốn đưa tất cả các công đoạn của quy trình làm luật vào dự thảo này, từ công đoạn sáng quyền lập pháp, công đoạn soạn thảo của nhân viên hành chính, sự tranh luận và lựa chọn chính sách của Chính phủ, sự tham gia của người dân, cho tới các công đoạn của Quốc hội, và thâm chí cả công đoạn giải