Skip to main content

Chu nhan: Cau chuyen nam Mau Ty

Bài đăng trên Người Lao động TP HCM, Số Tết 2008:
http://www.nld.com.vn/xuan/chuyen-nam-ty/213538.asp

Nguyên văn:

KHI DÒNG MŨ BẢO HIỂM THÔI KHÔNG CÒN XA LẠ

Phạm Duy Nghĩa

Sắp thành kỷ niệm, trong vô vàn điều đáng nhớ, năm đã qua chí ít sẽ được nhắc tới với rùng rình những dòng mũ bảo hiểm tuôn chảy trên phố, những luồng đầu tư như chen chân tìm đến với Việt Nam. Một năm sau gia nhập chợ toàn cầu, tứ hải giai huynh đệ bỗng ùa đến trên sạp hàng, thế giới như chỉ cách xa qua từng phím bấm. Chúng ta phải làm gì để tự tin tư thế chủ nhân trong ngôi nhà tấp nập khách ra vào.
Tự thủa nào người ta đã bảo thế giới biến động tựa dòng sông chảy vô tận. Chỉ có điều những dòng sông trí thức, khám phá, công nghệ, năng lực sáng tạo và ứng dụng của con người ngày nay đã trở thành thác lũ cuồn cuộn biến cái của ngày qua mau dĩ vãng. Một thế giới dư thừa tư bản công nghệ, tư bản tài chính bỗng chốc khan hiếm tài nguyên, khan hiếm không gian sinh tồn và khan hiếm cả những khoảnh khắc riêng tư an dưỡng những niềm tin. Dưới vó ngựa của những dòng thác đầu tư, hầm mỏ tài nguyên trở nên cạn kiệt, những khu nghỉ dưỡng sang trọng uy hiếp dần bãi tắm bình dân.
Hàng chục tỷ đầu tư nước ngoài, vốn vay nước ngoài đang tìm đến với Việt Nam, song hấp thụ được luồng vốn đó để nước ta không chỉ trở thành người làm thuê, lắp ráp, người vay nợ triền miên mới là bài toán khó. Bán một chiếc áo sơ-mi, có bao nhiêu là của chúng ta. Thì cũng thế, thu nhập từ một tour du lịch có bao nhiêu đọng lại với Việt Nam. Đóng góp giá trị gia tăng vào một con tàu càng nhiều, mới mong được chia phần xứng đáng. Chỉ khi quyền tài sản những nguồn tài nguyên được phân định rõ ràng, của đau con xót, những ông chủ doanh nghiệp nước ta mới bị dồn đẩy bởi sức ép cạnh tranh mà lựa thế tương kế tựu kế với đối tác nước ngoài.
Nhường lại quyền khai thác tài nguyên đất đai và cơ hội kinh doanh cho khu vực dân doanh, ông chủ Nhà nước mới có sức đổ dồn vào những công việc điều tiết. Xây dựng hạ tầng và nguồn lực con người có thể là hai ưu tiên rất lớn trong năm mới 2008. Tiếp nhận tiền đầu tư lớn như một người ốm chuẩn bị uống dồn những liều thuốc bổ; nếu không đủ giao thông thuận tiện, cung cấp điện nước ổn định thì những dòng vốn đã đăng ký cũng không thể mãi đợi chờ mà phải ra đi. Hơn thế nữa, môi trường đầu tư ổn định cần tới những cơ chế thương lượng phù hợp để giới chủ và thợ dần tìm được những tiếng nói chung khi có bất đồng. Tăng trưởng GDP tiến tới hai con số mà làm gì nếu nhân phẩm và cơ may cải thiện cuộc sống của giới thợ không được quan tâm. Hạ tầng, vì lẽ ấy không chỉ là giao thông, điện nước và cơ sở kỹ thuật. Một môi trường pháp lý minh bạch, đáng tin, có khả năng tiên liệu được; khi có tranh chấp ai cũng có cơ may tiệm cận công lý sẽ rất cần để giúp chúng ta gần hơn với thế giới bên ngoài.Xuống phố ngày xuân, những dòng mũ bảo hiểm thôi không còn lạ mà bỗng nên quen. Chỉ thoáng ngỡ ngàng khi những người quên không đội mũ.. lần đầu tiên có lại cảm giác xấu hổ phạm luật trong rừng người nghiêm chỉnh chấp hành. Biết xấu hổ hình như cũng là một đức tính cao quý mà Xuân mới nhắc ta cần học lại./.

Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v