Skip to main content

CỦA BẠN, CỦA TÔI, CỦA ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA: VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRONG CẢI CÁCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM


Ba mươi năm Đổi mới, nhiều người giàu lên vì đất. Tôi tưởng mang cả ba-lô tiền mặt đi săn đất Phú Quốc, hiện tượng ấy chỉ có ở Việt Nam. Tôi đã lầm. Từ cổ chí kim, hàng ngàn năm nay, của cải để dành của các dân tộc tuyệt đại đa số là nhà đất. Tệ hơn nữa, thời nào của cải cũng chảy vào chỗ trũng, những nhóm nhà giàu thiểu số thời nào cũng kiểm soát hầu hết sự thịnh vượng của các quốc gia [1].

Vì bất công, nên cách mạng xảy ra liên miên, tâm điểm của những cuộc cách mạng ấy thường liên quan tới phân phối lại sở hữu. Sau giải phóng miền Nam, cũng là khi nền kinh tế kế hoạch được ấn định trên phạm vi toàn quốc, về bản chất chúng ta đã xóa đi chế độ sở hữu cũ, lập ra sở hữu mới, gọi là sở hữu toàn dân, mọi nguồn lực kinh tế đều do Nhà nước kiểm soát và chỉ huy. Vượt rào, khoán chui cho tới Đổi mới, cuộc cải cách kinh tế từ 1986 cho đến nay về bản chất là trả lại quyền định đoạt sở hữu, nhất là quyền tài sản về nhà đất cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp.

Nhờ ơn cuộc cải cách đó, hàng triệu người dân Việt Nam đã đổi đời. Từ 1986 đến nay, tính trung bình, GDP của nước ta tăng trưởng bình quân là 6.5%, một tốc độ tăng trưởng đáng tự hào trên thế giới (từ sau Thế chiến II cho đến nay chỉ có 13 quốc gia đạt mức độ tăng trưởng liên tục trên 7% một năm trong vòng 30 năm liên tiếp). Đó là mặt lấp lánh của tấm huy chương.

Mặt khác, trời thì xa nước Trung Hoa thì gần. Cũng trong 30 năm đó, Trung Quốc tăng trưởng liên tục bình quân 10% một năm. Thua kém Trung Quốc trong 30 năm qua đã đẩy Việt Nam vào thế yếu dần. Nếu như những năm 70s của thế kỷ trước, thu nhập bình quân của người Việt và người Trung Quốc là ngang nhau trong một thời gian rất dài, thì 30 năm sau, thu nhập bình quân của người Trung Quốc đã cao hơn 2,5 lần người Việt Nam. Càng yếu, càng lệ thuộc về kinh tế, càng khó giữ biển đảo, càng khó giữ chủ quyền.

Như vậy, đằng sau mặt lấp lánh tấm huy chương còn có mặt sần sùi, đó là đáng lẽ Việt Nam có cơ hội phát triển nhanh và tốt hơn nữa. Nhiều cơ hội đó đã bị bỏ lỡ, chúng ta đã phát triển dưới mức tiềm năng. 10 năm sau gia nhập WTO, Trung Hoa trở thành cường quốc dẫn đầu về kinh tế, viết tiếp sự phát triển thần kỳ của các dân tộc Đông Bắc Á. Tưởng là đồng văn và ít nhiều đồng chủng, song tôi lại cũng lầm, quốc gia chúng ta dường như rất khó sánh vai với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Chúng ta đang tụt lại cùng Philipines và nhiều quốc gia kém phát triển phía Nam.

Rào cản ngăn nước ta phát triển chính là những cuộc cải cách sở hữu ngập ngừng, không triệt để. Là di sản của tổ tiên để lại, đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiển nhiên cần phải được hưởng dụng có lợi cho cả dân tộc, cho thế hệ này và cho các thế hệ mai sau. Như vậy, tuyên bố những nguồn tài nguyên này thuộc “sở hữu toàn dân” là đúng về đạo lý, về chính trị. Song khái niệm này không thể dùng được về mặt pháp lý. Không thể có ông chủ toàn dân.

Của bạn, của tôi, của thành phố hoặc đất nước chúng ta, mọi thửa đất phải có chủ rõ ràng. Chủ càng rõ trách nhiệm càng cao. Của đau con xót, vì lợi riêng, mọi phần tử trong xã hội sẽ ganh đua cạnh tranh, sự cạnh tranh ấy tạo nên sức mạnh bất diệt làm sinh sôi của cải, tạo ra phúc lợi chung. Vì lẽ đó, minh định sở hữu sẽ khơi thông tiềm năng phát triển.

Nói thì dễ, làm mới khó. Thúc đẩy cải cách sở hữu hiện nay rất khó. Sợ mất sở hữu công là mất công cụ kiểm soát nền kinh tế, chúng ta né tránh thảo luận tới tận cùng và chấp nhận hiện trạng nửa vời: từng chủ sử dụng đất giữ một số quyền, Nhà nước giữ một số quyền, trong đó quan trọng nhất là quyền thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng và đền bù giá đất theo giá Nhà nước xác định. Tất nhiên, ẩn sau Nhà nước là vô số bàn tay của cá nhân và tổ chức chia nhau giữ từng quyền quản lý. Hóa ra, từ của chung có thể phát sinh lợi riêng, sở hữu toàn dân đã trở thành tấm bình phong giúp các nhóm có thế lực kiểm soát hầu hết các nguồn lực của quốc gia chúng ta, từ đất đai, rừng biển, các con sông và vốn đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước, trong các dự án công. Các nhóm đó đã trở nên giàu sụ và hùng mạnh, họ hiển nhiên không hề muốn thay đổi chế độ sở hữu hiện hành.

Các nhà kinh tế cảnh báo nước ta sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Về thể chế pháp luật, cũng có thể dự báo nước ta có nguy cơ bị kẹt giữa những thể chế mang tính khai thác, bóc lột; của cải của quốc gia ngày càng dồn vào tay những gia đình và thế lực kiểm soát quyền lực chính trị và kinh tế. “Ở đây muôn sự của chung, ai khéo vẫy vùng thì được của riêng”, đó là điều chúng ta không hề muốn. Của bạn, của tôi, của thành phố, của đất nước chúng ta, sở hữu phải rõ ràng thì quốc gia mới khơi thông thêm được tiềm năng phát triển. Vì lẽ ấy, tránh tụt hậu, không còn cách nào khác phải thúc đẩy cải cách sở hữu.



1 Tham khảo cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XXI” gây tranh luận dữ dội trong giới kinh tế học trong hai năm qua của Thomas Piketty (2013), Le Capital au XXIe siècle; Capital in the Twenty-First Century, (2014).

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Cập nhật: 45 năm đào tạo luật ở VN

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước phát biểu hôm qua tại ĐH Luật HCM rằng: nước ta đã cấp phép cho 95 cơ sở đào tạo luật, tức là cứ 1 triệu dân đã có một trường dạy luật. Mạng lưới các trường dạy luật VLSN cũng đã hình thành , góp thêm tiếng nói yêu cầu định chuẩn nghề luật, trước mắt Ban Nội chính TW, Liên đoàn Luật sư, Hội Luật gia, hai bộ GD-ĐT và Tư pháp chắc sẽ phải nghĩ ra cách để kiểm soát chất lượng đào tạo của các trường luật. Cũng nghe thêm tin rằng hàng năm trên toàn quốc số sinh viên nhập học ngành luật đã lên tới hàng chục vạn, đã xuất hiện xu thế cát cứ, ví dụ Tòa án sẽ tuyển dụng thư ký từ Học viện t òa án, VKS tuyển nhân lực từ Trường Đại học kiểm sát, thị trường việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành luật sẽ thêm rối bởi xu thế cát cứ nêu trên. Như vậy, từ 1976 đến nay, VN đã có 45 năm đào tạo luật học. Vài ghi nhớ: Trước 1945, trường luật đã được mở tại HN dưới thời Pháp thuộc, bắt đầu từ bậc cao đẳng hành chính, sau đó nâng lên bậc cử nhân.  Sau 1954 ở phía Nam Đ