Skip to main content

Những nhọc nhằn nghề báo

Sành điệu lướt mạng, trầm ngâm chìm mình trong báo giấy, hay hoài cổ chụm đầu dõi theo những bảng tin công cộng còn sót lại từ thế giới ngày xưa, truyền thông thời nay đã đổi thay nhanh đến ngỡ ngàng. Đằng sau vô số công cụ truyền thông ấy là những nhà báo, những người săn tìm và đưa tin tới công chúng. Ngày tôn vinh các nhà báo, trước hết nên là một ngày để lắng nghe và thấu hiểu những nhọc nhằn và hiểm nguy nghề báo.

Nghề báo trước hết là nghề đưa tin. Muốn đưa tin, phải săn lùng tin. Vì lẽ đó nhà báo phải có quyền được khai thác và được cung cấp thông tin. Trong cuộc truy tìm tin tức xuất hiện những vô số hiểm nguy đe dọa đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng của người làm báo. Không hiếm nhà báo bị hành hung một cách dã man, bị cản trở tác nghiệp một cách vô lý, phương tiện làm báo bị phá hủy hay cưỡng đoạt. Tựa như bom đạn có thể quật ngã phóng viên chiến trường, trong thời bình những thế lực cản trở minh bạch và quyền được biết của nhân dân cũng rình rập ngày đêm uy hiếp quyền khai thác thông tin của người làm báo.

Luật Báo chí nước ta đã ghi nhận quyền được khai thác và cung cấp thông tin của nhà báo, cam kết bảo hộ tính mạng, danh dự và tài sản của nhà báo trong tác nghiệp. Gần đây Chính phủ ban hành quy định buộc các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin định kỳ và kịp thời cho báo chí. Nhiều cố gắng xây dựng chính quyền minh bạch và đảm bảo quyền tự do tiếp cận thông tin cho người dân đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà báo trong khai thác và tiếp cận tin tức.

Tuy vậy môi trường pháp lý cũng cần được cải thiện hơn nhằm đảm bảo quyền tự do tác nghiệp, thực hiện quyền tự do khai thác và đưa tin của nhà báo cũng như bảo vệ quyền được biết của người dân. Nhà báo được tự do tác nghiệp trong khuôn khổ các quy định pháp luật được ban hành từ chính quyền cấp xã, huyện, tỉnh cho tới trung ương. Mạng lưới của hàng vạn văn bản pháp quy đó làm cho hoạt động nghề nghiệp báo chí trên thực tế phụ thuộc vào sự cho phép và kiểm soát của chính quyền các cấp. Chỉ riêng việc tuân thủ nguyên tắc báo chí nhằm giữ bí mật nguồn tin cũng trở nên khó khăn trước yêu cầu của các cơ quan điều tra. Người ta vẫn còn nhớ nhà báo phải cải trang, nương náu nhờ sự che chở của người dân mới có được thông tin về vụ thu hồi đất ở Cống Rộc, Tiên Lãng năm nào. Như vậy, để đảm bảo quyền được biết của người dân và quyền tự do đưa tin của nghề báo, cần ấn định rõ ràng giới hạn mang tính loại trừ như lằn ranh đỏ mà tự do báo chí không được vượt qua, ví dụ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và bí mật đời tư của người dân. Ngoài những giới hạn đó, báo chí được tự do tác nghiệp.

Xông vào nơi hiểm nguy, điều tra phanh phui xã hội đen, gian lận thương mại, lần theo dấu vết của tham nhũng, ai sẽ bảo vệ nhà báo trước đòn thù của những thế lực ngầm. Hội Nhà báo Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu thực thi công lý, trấn áp những hành vi côn đồ hành hung, đe dọa và phá hủy tài sản của vô số nhà báo bị hại trong vài năm qua. Nếu sự bảo hộ của các cấp chính quyền còn hời hợt, thiếu hiệu quả, không hiếm nhà báo chua chát cho rằng họ chỉ có thể tiếp tục xông xáo với nghề báo nếu đồng thời giỏi nghề võ. Thờ ơ với bảo hộ tự do báo chí tức là thờ ơ với quyền được biết của người dân, một xã hội như vậy đã quỳ gối đầu hàng bất công và bạo lực.
Tôn vinh chưa quan trọng bằng thấu hiểu và tôn trọng. Truyền thông phát triển là một yêu cầu không thể thiếu để kiểm soát quyền lực nhà nước, thực thi dân quyền, đảm bảo phát triển phục vụ lợi ích của toàn thể nhân dân. Muốn vậy, phải bắt đầu từ quyền tìm và đưa tin của người làm báo. Quyền tự do ấy phải được đảm bảo, người hành nghề ấy phải được an toàn.

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due
  Pham Duy Nghia graduated at Leipzig University in Germany (LLB 1988, PhD 1991). He was a Fulbright visiting scholar at Harvard Law School (2001-2002). At Fulbright University Vietnam he teaches Law and Public Policy, Public Governance, Research Methods of Public Policy. As arbitrator Prof Pham Duy Nghia has served in more than 100 cases hearing transnational business disputes, including commercial, investment, construction, insurance, corporate disputes, M & A and intellectual property disputes. Besides teaching, research, and practicing law, Pham Duy Nghia is a frequent commentator in leading newspapers and media in Vietnam. The areas concerned include protection of basic citizen’s right, voice and accountability in public governance, regulatory quality, rule of law and access to justice.

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,