Skip to main content

Posts

Showing posts from November, 2012

Những cuộc tiếp xúc đại cử tri già quen thuộc hàng năm

Những bức ảnh được báo chí chọn đăng không biết nói dối. Chỉ nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc của các cụ già "được mời làm đại cử tri". Đâu rồi khuôn mặt nông dân, công nhân, dân kinh doanh buôn bán, những người trẻ tuổi khác được cho là chiếm hơn 60% cử tri toàn quốc? 

Giới thiệu cuốn "The Lê Code" cho Giải thưởng Phan Chu Trinh

The Lê Code: Law in Traditional Vietnam, A Comparative Sino-Vietnamese Legal Study With Historical-Juridical Analysis and Annotations . 3 Volumes. By Nguyen Ngoc Huy and Ta Van Tai with the cooperation of Tran Van Liem for the translation. Athens and London: Ohio University Press, 1987. Vol. I: Pp. xii, 293; Vol. II: Pp. 360; Vol. III: Pp. 363. Tables, Appendices, Sketches, Bibliography, Glossary, Index. Nhận xét về cuốn sách "The Lê Code: Law in Traditional Vietnam" Đây là một cuốn sách có mặt ở hầu hết thư viện luật học ở các trường đại học danh tiếng ở Phương Tây. Tôi đọc cuốn sách này lần đầu tiên cách đây khoảng 14 năm, vào Mùa thu năm 1998 tại Trường Luật Stanford và thi thoảng vẫn phải tìm đến nó để tra cứu về cổ luật. Cuốn sách này nổi bật trên giá sách của thư viện vì mấy lẽ. Thứ nhất, tư liệu viết về luật pháp Việt Nam bằng tiếng Anh thật nghèo nàn, thế giới biết về luật pháp nước ta chủ yếu thông qua lăng kính của người Tây. Thứ hai, cổ luật Việt Nam đã â

Dân Miến Điện chào đón Tổng thống Hoa Kỳ

Một dạo ông bà Clinton thăm Hà Nội, dân chúng đứng hai bên đường Kim Mã, Núi Trúc tự phát vỗ tay rào rào khi ông Tổng thống cao lớn này mở cửa sổ ô-tô và vẫy tay chào họ. Nay ông Tổng thống Obama không thăm Hà Nội mà lại thăm Răng-gun, Căm-bốt và Thái-Lan, người Hà Nội có ai chạnh lòng?       (Ảnh từ Spiegel, Dân chúng Miến điện đón chào sự kiện O-bur-ma).

Hai bức ảnh phải lưu ngày hôm nay

Một ảnh lấy từ Spiegel là 7 người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc, còn một ảnh khác lấy từ Viet-Studies với chi chít những con số.

Người Tây kêu gọi bảo vệ nông dân Việt Nam

Ngày 08/11/2012 đại diện đại sứ quán của 9 nước phương Tây, Ngân hàng thế giới, Liên hợp quốc và nhiều nhà tài trợ khác cùng nhau khuyến nghị đòi thêm quyền cho nông dân Việt Nam, nhất là hạn chế quyền của các quan chức thu hồi đất nông nghiệp với giá rẻ để trao cho những nhà tư bản. Hỡi ôi chế độ công-nông: chính quyền lo cưỡng thu đất của nông dân để trao cho những ông chủ mới, còn đám "tư bản nước ngoài giẫy chết" thì xớ rớ can dự vào việc bảo vệ nông dân ở đất nước của người ta. Thật trái khoáy. THÔNG CÁO BÁO CHÍ CHUNG Đối xử bình đẳng với tất cả mọi người sử dụng đất là cốt lõi đối với luật Đất đai sửa đổi Khuyến nghị chung từ 15 đối tác phát triển nhấn mạnh tạo cơ chế thu hồi   và bồi thường đất đai công bằng và minh bạch là các ưu tiên chính   của việc sửa đổi luật Đất đai hiện hành. HÀ NỘI, 8/11/2012 – Nhân Quốc hội Việt Nam đang thảo luận luật sửa đổi Luật Đất đai, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển chau Á,

Biển Đông và minh bạch chính quyền

Bài này được viết vào ngày 01/07/2011, đã gửi Tuổi trẻ để chào đón QH13 khi ấy vừa trúng cử, Tuổi trẻ không đăng, vô tình tìm thấy trong đống files cũ: BIỂN ĐÔNG VÀ MINH BẠCH CHÍNH QUYỀN “Trông tin quan như trời hạn trông mưa”, thời biển Đông dậy sóng, lời tế xưa bỗng nhói trong tim. Dân ta tin ở chính quyền, làng với nước là một, chung một ngọn cờ từ bao đời nay tổ tiên chúng ta đã giữ được giang sơn. Chỉ có điều muốn giữ được niềm tin ấy, chính quyền phải minh bạch, mọi quyết định phải giải thích đủ thuyết phục mong giữ lấy sự đồng lòng. Vô tận nguồn thông tin ập tới ngôi nhà của chúng ta, một chính quyền sáng suốt thời nay không thể ngăn dân biết, không thể ngăn dân bàn, càng không thể ngăn nhân dân hành động. Quốc hội nhiệm kỳ mới rồi đây sẽ nhóm họp. Bày tỏ dân tâm, những mong Quốc hội sớm tuyên bố mạnh mẽ giữ lấy chủ quyền biển đảo của tổ tiên để lại. Hơn thế nữa, Quốc hội sẽ xác định các ưu tiên hành động. Một đạo luật về quyền được biết của người dân đã trở nên vô

Mùa Thu ở miền Nam nước Anh

Trên con đường từ Brighton tới London, ở làng Bramber, còn phế tích lâu đài của dòng họ quý tộc De Braose, đã từng vừa là lâu đài, vừa là pháo đài, vừa là nơi thu thuế. Vào thế kỷ 11 vua Anh đã truất tước hiệu, tịch thu tài sản của dòng họ này. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự nổi dậy của các nhà quý tộc, buộc nhà vua phải ký vào Magna Carta (Đại Hiến chương) năm 1225, công nhận quyền lợi của giới quý tộc, cam kết tuân thủ pháp luật. Mầm mống của Hiến pháp nhằm hạn chế quyền lực của nhà cầm quyền đã ra đời từ đây. [Mùa thu 2012, miền Nam nước Anh, ảnh chụp từ Lâu đài Bramber].