Skip to main content

Tet cua chung: Bai viet truoc day mot nam


TT, Thứ Hai, 04/02/2008, 10:34 (GMT+7)

Tết của chung
TT - Trong cái rét lạnh cóng, những cành bàng khẳng khiu níu lấy nhau chờ những nụ mưa xuân. Chừng nào còn nguôi ngoai nhớ lúa nhớ vườn, chừng đó người Việt Nam vẫn còn nhớ tết. Giao cảm với đất trời, với tổ tiên và đón chờ vận mới, một phút giây nghĩ đến tết đã chợt thấy vui, ấm áp lạ thường.
Trong thế giới inh ỏi còi loa của cuộc mưu sinh, ngoài phút giây riêng tư ấy, tết còn là của chung, của sẻ chia và gợi nhắc trách nhiệm cộng đồng. Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã diễn ra, nước chảy chỗ trũng, sự giàu có ở đâu mà chẳng dồn đọng nơi những người có năng lực, có quan hệ và khả năng tiệm cận các nguồn tài nguyên. Theo chuẩn nghèo mới dự báo áp dụng đến năm 2010, ở nước ta cứ bốn hộ thì một hộ còn nghèo. Tết có đến với em bé chân trần phong phanh miền sơn cước hay chị hàng rong mệt mỏi lùi dần trước lấp lánh phồn hoa.
Giúp người nghèo cũng có tết, vì lẽ ấy là trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, và có lẽ cũng là một phần đạo đức công dân. Tài chính quốc gia ở một xứ đang chuyển đổi về cơ bản nằm trong tay Nhà nước, liệu cách mà chúng ta chi tiêu cho giáo dục, y tế, đầu tư cho doanh nghiệp quốc doanh... có thật sự hỗ trợ người nghèo, hay lại trải rộng chi phí cho dân nghèo và giúp thu lợi cho các nhóm dân cư thiểu số?
Nếu 3/4 ngân sách y tế được dành cho chi thường xuyên của các bệnh viện, phần lớn ở tuyến trung ương và một phần chưa đáng kể được chi cho y tế dự phòng, không ngạc nhiên khi phần lớn các khoản chi ấy chỉ có lợi cho những ai có khả năng sử dụng dịch vụ của bệnh viện, mà chẳng thể vào tay người nghèo.
Chính sách đền bù và thu hồi đất cho các dự án kinh doanh, dù đã gắng gượng điều chỉnh liên tục, vẫn chưa thể mang lại công bằng. Tết của chung, chung vui cùng những doanh nhân tự tin trên những chiếc Rolls-Royce láng cóng trị giá hàng chục tỉ đồng, song một mái ấm cho người bị thu hồi đất và bùi ngùi rời nơi mình lớn lên một thuở... cũng phải được nâng niu xây đắp. Lớn lên cùng doanh nhân, điều ấy đúng, song cũng phải làm cho mọi chính sách có bộ mặt con người. Không chỉ vinh danh lợi nhuận, trách nhiệm xã hội của doanh nhân cũng phải được khuếch trương. Giới chủ và thợ phải được tự do thương lượng mới mong có an ninh xã hội.
Làm cho tết trở thành của chung, chính sách nhà nước phải ghi nhận thỏa đáng mọi cố gắng bớt nghèo của toàn xã hội. Thuế phải được miễn hoặc giảm đáng kể cho doanh nhân giúp đào tạo nghề và tạo việc làm cho con em hộ nghèo, cho mọi hoạt động gây quĩ thiện nguyện của người hữu sản. Thì cũng thế, mọi danh hiệu hay huân chương, huy chương thiêng liêng của đất nước này cũng nên có phần dành cho những người tiên phong "lá lành đùm lá rách, nối vòng tay lớn" mà chia sẻ phúc lợi với đồng bào.

Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v