Skip to main content

Posts

Showing posts from September, 2008

Bai viet cu: Vo tinh doc lai

VÌ MỘT CHÍNH QUYỀN THÂN THIỆN VỚI NÔNG DÂN Phạm Duy Nghĩa Nhà nước là của dân, nhưng tự thủa nào người ta vẫn băn khoăn tự hỏi nhà nước ấy là của hạng dân nào. Cấm xe ba gác, hẹp đường xe máy thì rộng lối cho ô-tô, cấm hàng rong thì thênh thang cửa hiệu, khó cho đám thợ đình công thì giới chủ vừa lòng. Thì cũng thế, dân khôn khó trị, có thời nào người làm quan lại ưa bị đàn hạch, giải trình giữa chốn công khai. Kính yêu nghiệp tổ, trong người Việt Nam nào mà chẳng có một chút nông dân. Kìa Nam chinh, Bắc chiến, xương máu dân cày bao đời nay đã tạo cho ai những lấp lánh hào quang. Kìa nhà máy- sân gôn, vì ai phì nhiêu mà nông dân bỗng một ngày thành ra thất nghiệp. Tiếng hú hoang dã của chủ nghĩa tư bản cướp bóc một thời thoảng lại tái hồi. Tiền mất giá, kinh tế khó khăn, phần da thịt đau rát trước tiên ấy cũng là nông dân nghèo và con em của họ. Nông dân-nông nghiệp-nông thôn, tam nông ấy đang cần tới những chính sách kịp thời. Muốn có chính sách đúng và trúng vì nông dân, trước hết ph

Chon nha dau tu nhu vua Hung ken re

CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ NHƯ VUA HÙNG KÉN RỂ Phạm Duy Nghĩa Nào liên doanh đóng tàu, nào bột ngọt, những dòng sông và không gian sống của người Việt Nam bị bức tử bởi vô khối dự án chẳng hề được lựa chọn và giám sát kỹ. Nhân danh công nghiệp, hiện đại hoá, những ông chủ tư bản ngang nhiên lộng hành trên đất nước chúng ta mà chẳng lo bị trừng trị. Vì đâu nên nỗi ấy? Trước hết đó là vì các địa phương đua nhau mời gọi nhượng quyền dùng đất cho các ông chủ để thu vén thêm cho công quỹ địa phương. Sự hăng hái ấy làm cho con số các dự án tăng với số vốn đăng ký vọt lên hàng chục tỷ USD. Liệu họ có thực góp từng ấy tiền hay không lại là một chuyện khác, song chỉ trong một thời gian khá ngắn, các nguồn tài nguyên đã được sang tay những ông chủ mới; trong số ấy chẳng thiếu những dự án gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và đầu độc giống nòi chúng ta một cách lâu dài. Qua một cuộc khảo sát chúng tôi đã thấy quy trình cấp phép cho các dự án đầu tư, dù bề ngoài có vẻ rắc rối, song quyền lực dồn cả về cho một
GÓP Ý XÂY DỰNG THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ PGS TS Phạm Duy Nghĩa Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Khá bối rối trước 100 vấn đề đã được Ban soạn thảo đưa ra để gợi ý thảo luận xung quanh bản dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành các nghị định liên quan đến Luật đầu tư 2005, tôi xin chọn một vài vấn đề dưới đây xin được trao đổi cùng quý vị. Năng lực hướng dẫn của Bộ kế hoạch và đầu tư đã giảm đáng kể Trong một cuộc tranh luận cách đây vài năm, do có nhiều người phê phán những bất cập của Luật đầu tư 2005, tôi đã đưa ra một quan sát rằng, luật quốc gia chỉ là một phần, khi quyền lực cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quyền thu hồi và cấp quyền sử dụng đất đã được giao cho các tỉnh, thì dù pháp luật đầu tư có nhiều khiếm khuyết, song dưới áp lực cạnh tranh, các địa phương vẫn đua nhau mời gọi đầu tư, mời gọi nhượng quyền sử dụng đất cho các ông chủ tư bản để thu vén thêm cho công quỹ địa phương. Luật dù soạn dở, nhưng sự hăng hái chuyển nhượng đất của các ông chủ địa phương đã làm cho

Xu ta van tue

ĐIỀU KHÁC NHAU NHO NHỎ Phạm Duy Nghĩa Từ vụ Siemens ở Đức, PCI ở Nhật cho đến Nexus ở Mỹ, các việc tuy có khác nhau song đều chung một dấu hiệu: để giành được các hợp đồng ở nước ngoài, lãnh đạo các công ty đã không ngần ngại trả các khoản tiền bôi trơn cho những quan chức có quyền. Khoản tiền ấy ở nước ta thường được gọi là lại quả, là lộc, song đôi khi ở nước ngoài người ta lại gọi là hối lộ- một tội danh có thể dẫn người lãnh đạo công ty đến nhà giam. Quan sát vài việc vô tình ấy, có thể thấy đôi điều nho nhỏ khác nhau trong cách cách ứng xử ở xứ ta so với xứ người. Điều thứ nhất, người ta trọng cạnh tranh. Hối lộ quan chức ngoại quốc để giành lấy các gói thầu được coi là hành vi cản trở tự do cạnh tranh, hành vi không lành mạnh ấy được trấn áp bằng hình phạt, từ phạt tiền cho tới tù giam. Cái mà ở xứ người được xem là điều xấu hổ, kém lành mạnh và có thể bị xử phạt thì ở ta được xem là hành vi tình cảm, biết điều, để lấy chỗ đi lại. Dường như lo lắng sẽ lộ mặt và