Skip to main content

Posts

Showing posts from March, 2013

Mỗi thầy/cô ở TPHCM phải "cõng" bao nhiêu trò?

 Tỷ lệ sinh viên/giảng viên 2005 2007 2008 2009 2010 Tổng 28,2 28,2 27,9 30,6 32,0 Trung ương 30,8 30,8 30,7 32,6 34,2 ĐH Quốc gia 33,1 32,1 32,9 30,2 32,1 ĐH Bách Khoa HCM 22,7 20,2 20,7 18,7 19,9 ĐH Tự Nhiên HCM 24,7 25,3 26,1 24,6 26,1 ĐH Xã Hội và Nhân Văn 68,4 65,8 66,5 50,5 53,7 ĐH Sư phạm kĩ thuật TPHCM 43,7 47,4 49,8 34,7 36,9 ĐH Kinh tế HCM 103,6 85,9 75,3 94,0 100,2 ĐH Luật HCM 111,6 130,8 139,7 99,8 105,9 ĐH Sư phạm HCM 34,8 31,4 31,9 26,6 28,3 ĐH Kiến Trúc TPHCM 57,7 38,3 40,3 30,5 32,5 ĐH Nông Lâm HCM 52,4 50,0 45,4 36,1 38,4 ĐH Y Dược TP.HCM 8,0 7,6 7,4 7,6 8,1 Nhạc Viện TPHCM 1,6 1,6 2,4 1,5 1,6 ĐH Mỹ Thuật TPHCM 10,2 9,9 8,5 9,9 10,5 ĐH Ngân Hàng 53,8 47,8 52,5 48,9 51,9

Quyền tài sản

Một bài viết hình như vào Mùa thu 2006 (đăng trên SGTT) bị lạc mất, vô tình tìm lại được. QUYỀN TÀI SẢN Vụ án dưới đây chỉ là một trong số hàng vạn tranh chấp về nhà đất ở Việt Nam. Năm 1995 ông Bùi Văn Thanh mua nhà đất của bà Nguyễn Thị Nương tại ấp 7, xã Thanh Hòa, Lộc Ninh, Bình Phước; việc mua bán được làm bằng giấy viết tay. Năm 1996, bà Nương được UBND huyện Lộc Linh cấp sổ đỏ cho lô đất kể trên. Dựa trên sổ đỏ đó, bà này khởi kiện, đòi ông Thanh phải trả lại nhà đất, với lí do việc mua bán đất là vô hiệu. Qua các cấp xét xử, TAND huyện Lộc Ninh (Bản án sơ thẩm số 40/DSST ngày 31/12/2002), TAND tỉnh Bình Phước (Bản án phúc thẩm số 38/DSPT ngày 15/04/2003) đều xác nhận việc mua bán nhà đất là có thực, song tuyên bố hợp đồng này vô hiệu, vì vào năm 1995 người bán chưa được cấp sổ đỏ nên chưa có quyền bán đất, sau khi bán hai bên lại không làm thủ tục đăng kí chuyển nhượng sổ đỏ. Tuyên hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu, tòa buộc ông Thanh phải trả lại đất cho bà Nương; ngược

Luật và ngôn ngữ mềm

Nếu Dự thảo sửa đổi HP 1992 (Điều 58 Khoản 2, câu 2) đã ghi nhận " quyền sử dụng đất (trong đó có đất ruộng của nông dân) là một quyền tài sản" , thì phải tiến thêm một bước nữa, cần quy định nhà nước không có quyền thu hồi hay quốc hữu hóa quyền tài sản riêng ấy của người ta. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh-quốc phòng, nhà nước chỉ có thể trưng mua hoặc trưng dụng đất của dân theo nguyên tắc đền bù thỏa đáng. Cơ quan nhà nước càng không có quyền bằng lệnh hành chính và dùng cảnh sát, quân đội để " giải tỏa mặt bằng ", " cưỡng chế thi hành " để thu lấy đất của dân. Khi có tranh chấp giữa dân và nhà nước về quyền tài sản đất đai, chỉ có Tòa án và lực lượng thi hành án mới có sự chính danh để cưỡng chế thi hành các lệnh tòa theo những trình tự tố tụng đảm bảo công lý. Tóm lại, ngôn ngữ làm luật thời nay cũng nên mềm dẻo, tôn trọng dân quyền, bớt đi bạo lực.

Cháy nổ và Chính quyền hiệu năng

Cháy nổ khắp nơi, các cơ quan quản lý thế nào? Đó là câu hỏi của ông Chủ tịch UBND TPHCM. Điều đúng với phòng hỏa thì cũng đúng với trị an, phòng bệnh, phòng độc... tựa như việc in cờ Trung Quốc treo ở cổng trường trong sách dạy con trẻ nước ta. Hỏi tức là truy tìm câu trả lời. Người dân mong ông Chủ tịch Thành phố HCM nói riêng và nền công vụ nói chung phải tìm ra lời giải, bởi lẽ chính quyền được lập ra để chịu trách nhiệm trả lời trước nhân dân. Để xây dựng một chính quyền hiệu năng cần thảo luận chính quyền cần làm những việc gì và làm những việc đó sao cho hiệu quả, tức là đạt kết quả tối ưu với phí tổn tối thiểu. Việc thứ nhất liên quan đến chức năng của chính quyền, việc thứ hai liên quan đến cách thức tổ chức nền công vụ. Thật trùng hợp chủ đề này liên đới mật thiết với cuộc thảo luận Hiến pháp đang ồn ào diễn ra. Hiến pháp phải ấn định rạch ròi chức phận của chính quyền Trung ương và địa phương. Những việc gì không thuộc thẩm quyền của Trung ương thì hiển nhiên phải thuộc v

Đọc Bùi Mẫn Hân về sự cai trị của ĐCSTQ

Theo ông Hân, ĐCSTQ duy trì được sự cai trị ở Trung Hoa bởi ba chiến lược chính: một là đàn áp đối lập ngày càng tinh xảo, hai là ban phát bổng lộc từ đất đai và doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công để duy trì sự trung thành,  ba là lôi kéo sự tham gia của các thành phần cấp tiến như công chức, nhà quản lý, sinh viên và trí thức, lực lượng này hiện đã chiếm tới 70% trong số 78 triệu đảng viên Trung Quốc. Đảng đã đổi màu, không còn là đảng công-nông.