Skip to main content

Posts

Showing posts from May, 2011
Tẩy chay hàng Trung Quốc Nước lớn mà hành xử như du côn, dùng tàu lớn đâm vào thuyền đánh cá, cướp bóc ngư cụ , bắn giết ngư dân Việt Nam. Nay lại đến trò cướp phá dây cáp của dầu khí Việt Nam. Một chính quyền cam chịu khuất phục Đại Hán khó mà tồn tại lâu dài ở Việt Nam. Có cách nào kêu gọi đồng bào tẩy chay làm ăn với Trung Quốc, tẩy chay mua hàng hóa Trung Quốc không nhỉ?
Vụ án vườn mít: Không đủ bằng chứng, nghi can được tự do Sau 7 năm, tức 84 tháng, tức 2555 ngày tạm giam, một nghi phạm được thả tự do tại phiên tòa lần thứ 5 xét xử anh ta về tội hiếp dâm trẻ em và tội giết người. VPLS Người nghèo bào chữa miễn phí, Báo PL TPHCM đưa tin và nhờ ĐBQH giám sát, Chủ tịch nước quyết định tạm hoãn thi hành án tử hình. Bị cáo khai trước tòa bị cơ quan điều tra ép cung, bị đánh, song không có bằng chứng (tất nhiên là như thế). VỤ ÁN VƯỜN MÍT Sau 7 năm tạm giam, một nghi can đối mặt với án tử hình đã được tuyên vô tội và trả tự do ngay tại phiên tòa. Nhờ hồng phúc gia tộc, ơn hảo tâm của những nhà báo và đại biểu Quốc hội, ơn ông luật sư bào chữa miễn phí, anh ta thật may mắn. Công lý chưa trọn bởi kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ ngoài đời, song vụ án này rung thêm một tiếng chuông hối thúc cải cách nền tư pháp nhằm bảo vệ những quyền cơ bản làm người. Qua rồi một thời nghèo song yên ả, văn minh vẫn chưa tới song cái ác đã ập đến thật nhanh. Điều tra hàng vạn vụ án m
SÓNG THẦN, ĐỘNG LOẠN VÀ SUY NGHĨ VỀ LÒNG DÂN Năm Tân Mão, mới chớm bắt đầu đã chứng kiến vô số cảnh báo đầy bất trắc. Tiền mất giá, động đất, sóng thần, những cuộc nổi dậy của nhân dân Ả-rập, tuy xa mà thật gần, đều là những sức ép bắt buộc phải cải cách nền quản trị quốc gia ở bất cứ nơi đâu. Liệu những biến động lan nhanh và quá đỗi bất ngờ ấy có là dịp để suy nghĩ lại về các thiết chế quản trị quốc gia ở đất nước chúng ta? Nhà kinh tế trẻ nổi danh Acemoglu cho rằng sự khác nhau về thể chế chính là một nguyên nhân giải thích vì sao các quốc gia trở nên giàu hay nghèo, dân chủ hay chuyên chế. Những nhóm lợi ích thâu tóm được quyền lực trong quốc gia thì cũng thâu tóm luôn các nguồn tài nguyên, và ngược lại. Vì lợi riêng, họ cản trở nhân dân, không cho dân biết, không cho dân bàn, không cho dân tham gia quyết định các chính sách quốc gia. Câu chuyện ấy thật cũ, nhà cai trị nào từ cổ chí kim mà chẳng khoe rằng mình thấu hiểu lòng dân, thậm chí chiều theo lòng dân, lòng dân là ý trời (th
TƯ THỤC HAY NGHĨA THỤC Trên đất tổ, trơ trọi giữa đồng lúa sừng sững mọc lên một trường đại học của tư nhân. “Lướt sóng” giáo dục, có dân tộc nào trên thế giới này cả tin dám gửi tương lai con cháu mình cho những hội cổ phần buôn giáo dục để kiếm lời? Luật pháp nước ta gọi những hội buôn ấy là đại học tư thục, có đại hội cổ đông, có các nhà đầu tư, có cổ phần, có mua bán và thôn tính, và đương nhiên chúng tồn tại vì lợi nhuận. Dù núp dưới những tấm biển mỹ miều, song thị trường vốn trơ trụi và hà khắc, công ty trước hết phải vì lợi ích của cổ đông. Cuốn theo động lực của nhà đầu tư, những trường ấy tìm kiếm những ngành đào tạo ăn khách, thu hồi vốn nhanh, đầu tư thấp. Không ngạc nhiên, số lượng sinh viên quản trị kinh doanh, kế toán, thương mại và những ngành đào tạo chi phí thấp tăng lên vòn vọt. Nếu chỉ chủ trương khuếch trương những hội buôn giáo dục kiểu ấy, sẽ nhạt phai dần tinh thần đại học. Sản phẩm đào tạo sẽ là hàng triệu tấm bằng, song dân tộc ta sẽ vắng dần những trí thức tr
240.000 người Thanh Hóa đói: Ký ức về những tháng giáp hạt Đâu rồi 1000 năm Thăng Long hoành tráng, đâu rồi đường sắt cao tốc với những tập đoàn Vinashin, đâu rồi giấc mơ trở thành nước công nghiệp trong 9-10 năm nữa...ai chắt chiu cho ai, để rồi hàng vạn dân vẫn đói: Tin trên báo Tuổi trẻ: 240.000 dân Thanh Hóa thiếu đói