Skip to main content
BỘ MẶT CỦA CHÍNH QUYỀN

Dân đánh cảnh sát, cảnh sát đánh dân, nay lại có thêm tin cảnh sát cơ động đánh cảnh sát giao thông ngay giữa phố. Nóng giận, lỡ lời, lỡ tay người đời mấy ai mà tránh khỏi. Song trong ánh mắt người dân, cảnh sát là đại diện của chính quyền. Không mạnh chỉ bởi dùi cui, roi điện, chính quyền mạnh trước hết bởi dân tin. Lạm dụng bạo lực trong lực lượng cảnh sát, ở nước nào mà chẳng có, chỉ có điều nếu không được kiểm soát, về lâu dài việc này có nguy cơ hại đến thanh danh của chính quyền.
An ninh công cộng, tức là công an, là việc cổ xưa nhất của mọi chính quyền. "Ối làng nước ơi", có trộm người ta mong được chính quyền che chở. Nhận lấy chức phận ấy, một nhà nước văn minh sẽ độc quyền sử dụng cường lực giữ cho xã hội bình yên. Để cho dân làng rượt theo và tự hành quyết kẻ trộm, chủ nợ công khai xiết nợ, xã hội đen tấn công người lương thiện, thậm chí tấn công trở lại cả những hiệp sỹ đường phố, rõ ràng nhà nước ta còn rất nhiều việc phải làm mới đáp ứng được chức phận mà nhân dân đã gửi gắm.
Chỉ có điều cường lực cũng là men say cuốn hút con người vào vòng xoáy vô tận của đam mê quyền uy, trấn áp, khống chế và cai quản. Không ngạc nhiên ở nước nào cũng vậy nguy cơ lạm dụng bạo lực ở lực lượng cảnh sát là cao. Giúp hạn chế sự tồi tệ ấy, cảnh sát chỉ được phép làm những điều pháp luật cho phép với những thủ tục tuân thủ công lý chặt chẽ được người dân giám sát. Khi dân biết đòi quyền, đòi danh dự và phẩm giá làm người, khi ấy bảo vệ dân quyền thẫm đẫm trong từng điều lệnh, nội quy của ngành cảnh sát. Trái lệnh ấy, người cảnh sát lạm quyền bị truy xét trước tòa, chính khách đứng đầu ngành cảnh sát bị truy vấn trách nhiệm chính trị trước cơ quan dân cử và ánh mắt của ngàn vạn cử tri. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của một nhà nước vì dân.
Khi người dân đánh cảnh sát, đó lại là một dấu hiệu quyền lực công cộng bị khinh nhờn. Coi thường nhà nước, coi thường pháp luật là dấu hiệu của văn minh thụt lùi, xã hội rơi vào nanh vuôt của thần thế, tiền bạc hoặc sự hung hãn mạnh ai nấy trị. Đó cũng là dấu hiệu của một nhà nước yếu. Khi ấy, đừng ngạc nhiên, các thế lực khác trong xã hội bắt đầu mon men nhòm ngó sự chính danh của chính quyền.
Con sâu làm rầu nồi canh, ầm ỹ chốc lát rồi sẽ chìm dần, vụ việc cảnh sát đánh cảnh sát rồi sẽ rơi vào quyên lãng trong sự thờ ơ của người đời. Yên chuyện thêm một lần, song chính quyền không vì thế mà trở nên mạnh mẽ. Có lẽ đã tới lúc đừng gắng phủ thêm những lớp sơn hào nhoáng, chúng ta cần nhìn thẳng vào cội nguồn của quyền lực cảnh sát chính là sự ủy trị từ nơi dân. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, sự ủy trị ấy mạnh mới mong có những rường cột quản trị quốc gia vững chắc đặng chế ngự mọi đam mê lạm quyền ẩn chứa trong mỗi con người./.

Comments

Popular posts from this blog

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due

Đoán định tư pháp là gì?

Bài viết ngắn dưới đây góp phần tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau đây: (i) Đoán định tư pháp là gì, ra đời trong bối cảnh nào, có ảnh hưởng gì trong ngành tư pháp trên thế giới, (ii) Ngành tư pháp Việt Nam nên chuẩn bị như thế nào để chủ động ứng xử với xu thế Đoán định tư pháp [1] . Đoán định tư pháp (Predictive Justice) là gì? 1.       Đoán định tư pháp là một xu thế thay đổi cung cách cung cấp dịch vụ pháp lý, trong đó có hoạt động xét xử của tòa án, dưới sức ép của thời đại dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), với sự xuất hiện của các công ty khởi nghiệp công nghệ pháp lý (Legal Tech start-up), cung cấp những giải pháp tư vấn, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng của các công nghệ thông minh. 2.       Xu thế này bắt nguồn từ những nỗ lực cung cấp nguồn luật mở (open data) từ 50 năm nay. Do công nghệ thay đổi rất nhanh (máy tính, vật liệu bán dẫn, chip điện tử, mạng Internet, các thuật toán dẫn tới trí tuệ nhân tạo), 50 năm qua máy tính đã thông minh hơn 1,

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v