Skip to main content

Posts

Showing posts from June, 2008

Ban ve nong dan tu goc nhin so huu

THÊM VÀI LỜI BÀN VỀ NÔNG THÔN TỪ GÓC NHÌN SỞ HỮU Phạm Duy Nghĩa Dù nhìn gần hay xa, bao giờ nông thôn cũng là tương lai của một xứ nông nghiệp. Ai giữ được nông dân, người ấy thường kiểm soát được nhiệt độ của chảo lửa chính trị quốc gia. Sự ổn định của nước ta phụ thuộc vào cách mà các nhà chính trị đối xử với nông dân. Hiện nay có ba nguy cơ đối mặt với những người dân quê, đó là: (i) nông dân mất ruộng, (ii) nông dân chán ruộng, (iii) nông dân chán chốn thôn quê. Ly nông, ly hương, ly tán bất đắc dĩ, vấn đề xã hội của nông dân có thể trở thành những quả bom nổ chậm. Bài viết ngắn dưới đây góp vài thiển ý nhằm tìm hiểu lợi ích của nông dân trong các chính sách công. Muốn dân không mất ruộng, phải xem lại chế độ sở hữu áp dụng đối với ruộng đất của nông dân. Muốn dân không chán ruộng, phải xem lại các chính sách tác động tới nông sản nhằm giúp nông dân được lợi. Có vẻ như một hạt thóc mang lại nhiều lời hơn cho người giữ độc quyền buôn bán giống, phân bón hay kênh xuất nhập khẩu

Nhan ngay ton vinh nha bao

Người mách lối chỉ đường Người ta sống không chỉ bởi bát cơm. Bạn có thấy thanh bình mỗi sáng với tờ báo quen thuộc trên tay. Đọc nhiều thành nghiện, vắng báo đôi ngày chợt như thiếu thốn, chợt như chẳng thể tự tin trước dòng đời cuộn chảy. Bình dị thế thôi, song báo đôi khi trở thành người bạn, người mách lối chỉ đường. Là một ý chẳng hề tồi, nếu mỗi năm người ta lại có dịp tri ân những người sốt sắng tìm tin, gọt giũa chữ nghĩa, cấp tập in ấn, gói ghém để báo kịp lên sạp mỗi buổi tinh mơ. Tìm được tin đúng và trúng sự thật đã là khó, truyền tin ấy tới bạn đọc sao cho hấp dẫn và không va vấp mới thật khó hơn. Báo chí có một vai trò đáng kể trong phản ánh ý kiến của nhân dân đối với các chính sách của chính quyền. Những tiếng nói đa chiều ấy có thể giúp chính sách đỡ thiên vị. Lắng nghe và hành động vì lợi ích của hàng triệu bạn đọc, chính quyền sẽ trở nên mạnh mẽ bởi sự hậu thuẫn của nhân dân. Nhiều vị đại biểu Quốc hội mà tôi có dịp tham vấn trong kỳ họp vừa rồi đều cho rằng nếu chỉ

Hoi Luat gia: Tam nhin 2020

GÓP Ý CHO CHIẾN LƯỢC CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM (Đà Nẵng, 10/06/2008- Thành phố này sạch-"đẹp" hơn Hà Nội nhiều rồi) Dưới đây là một số ý kiến cá nhân của tôi cho bản Báo cáo Chiến lược phát triển của Hội Luật gia Việt Nam, tầm nhìn tới năm 2020: Về địa vị pháp lý của Hội Luật gia Việt Nam Theo tôi nên suy tính để dự liệu Hội Luật gia Việt Nam sẽ phát triển thành một tổng hội có nhiều tổ chức nghề nghiệp liên quan đến pháp luật là hội viên. Cả tổng hội và các hội viên đều có thể có tư cách pháp nhân, hoạt động vừa liên kết, tương trợ thống nhất, vừa độc lập và tự chịu trách nhiệm. Cần làm rõ mấy vấn đề: - Hội Luật gia đại diện cho ai là chính, ai trong số những người được gọi là luật gia sẽ là những thành viên cốt lõi nhất của Hội (điều này là cần thiết, vì nếu Hội bao gồm luật sư, thẩm phán, kiểm soát viên, thi hành án, người trong nghề công an, công chức nhà nước, giáo viên…, phạm vi quá rộng thì lợi ích phân tán, Hội có đông thành viên nhưng chưa chắc đã mạnh); nếu thiết kế

Y kien ngan ve du luat dang ky bat dong san

Về mục tiêu của đạo luật và những vấn đề đạo luật này có thể giải quyết được: - Thứ nhất, cần phân tách hai loại vấn đề, vấn đề tuyên bố sở hữu hoặc các quyền tài sản liên quan đến đất đai và vấn đề tổ chức đăng ký các quyền đó. Tuyên bố các quyền tài sản về đất đai có lẽ thuộc phạm vi của Luật đất đai 2003, đang được sửa đổi. Đạo luật về đăng ký bất động sản thiên về các thao tác kỹ thuật, bao gồm tổ chức hệ thống đăng ký quyền tài sản liên quan đến đất, các giao dịch liên quan đến quyền tài sản đó (thế chấp, địa dịch, …); - Thứ hai, cần tổ chức đăng ký bất động sản như một dịch vụ công mà Nhà nước cung cấp cho người dân, hoặc không thu phí, hoặc thu một khoản tượng trưng rất nhỏ. Mục đích của việc đăng ký giúp cho Nhà nước thu được thuế điền sản, giúp cho người dân nhận được sự bảo hộ đối với quyền taì sản của mình. Đạo luật này chỉ phát huy được tác dụng nếu việc đăng ký nhà đất, cấp phát sổ đỏ lần đầu không gây tốn kém quá mức cho người dân (hiện nay thu khoảng 6%= 4% chuyển nhượng