Skip to main content

Posts

Showing posts from November, 2007

Khuon mat dai bieu dang sau nut bam

KHUÔN MẶT ĐẠI BIỂU ĐẰNG SAU NÚT BẤM Phạm Duy Nghĩa (Bài đã đăng trên SGTT, ảnh minh hoạ ông hội đồng Khoa chất vấn chất thải độc hại tại hội đồng dân biểu TP HCM). Cùng một chủ đề, xem thêm bài "Tranh luận dựa trên lý lẽ" của tôi đăng trên Tia sáng tuần này. Kẹt xe, tăng giá, lũ lụt và bệnh dịch, giữa những ngổn ngang đời thường phiên chất vấn tại cuộc họp Quốc hội năm nay quả là rất thành công nếu vẫn cuốn hút được mong ngóng của cử tri. Không chỉ là báo cáo thành tích và chân thành nhận thiếu sót, hỏi đáp trước công luận đang trở thành một kênh tương tác giữa chính quyền và nhân dân. Như kỷ luật khắt khe, giám sát nghị viện giúp cho chính quyền mạnh mẽ vì dân. Để làm được việc ấy những mong có một vài đổi thay rất nhỏ có thể làm ngay. Thứ nhất , mỗi đại biểu có một phiếu bầu bình đẳng. Sau khi nghe các vị bộ trưởng đăng đàn, tất cả các đại biểu đều có quyền thể hiện thái độ ủng hộ hoặc chưa hài lòng của mình qua những lá phiếu. Dù “hiện trường đã lan nhiều tới nghị trường”,

Tặng sách cho thư viện Khoa Luật

Tặng sách cho thư viện Khoa Luật Tôi có ba cuốn sách của ông Vũ Văn Mẫu ( Dân-luật lược-giảng , Quyển Nhất, Saigon 1967, Dân-luật lược-giảng, Quyển Hai, Saigon 1968 và Việt Nam Dân luật lược khảo , Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Saigon 1963). Xin tặng thư viện Khoa Luật một bộ để ai tò mò có thể đọc. Ngoài ra sinh viên có thể nên tìm đọc thêm các sách sau của Vũ Văn Mẫu: Dân luật khái luận , Sài Gòn, 1958, Cổ luật Việt Nam lược khảo , Sài Gòn 1970, Pháp luật diễn giảng , Sài Gòn 1975. Trong các sách đó, cuốn Cổ luật Việt Nam lược khảo 1970 rất đáng đọc cho các thế hệ sinh viên thời nay, ông Mẫu dường như là những người cuối cùng cố gắng nối liền mạch cổ luật với cái gọi là la re’ception des droits occidienteux thời nay. Bên Harvard có ông Tạ Văn Tài, học trò của ông Mẫu cùng vói một nhóm chuyên gia Hán Nôm có soạn cuốn “ The Le Code: Law in traditional Vietnam ” về cơ bản cũng không thể đi xa hơn ông Mẫu về cổ luật Việt Nam.

Dich vu cong trong tu phap

XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG TRONG TƯ PHÁP: LIỆU CÓ CÒN QUÁ SỚM? (Bài mới công bố trên Tạp chí Khoa học Kinh tế-Luật, ĐHQG HN,11/2007) Phạm Duy Nghĩa Dịch vụ công là một thuật ngữ còn khá mới trong giới hàn lâm và thực tiễn Việt Nam. Từ một nhà nước toàn trị, Việt Nam đã tiến rất nhanh tới một trật tự xã hội có đóng góp đáng kể của khu vực tư nhân vào đời sống kinh tế. Liệu ngành tư pháp, bao gồm các dịch vụ lien quan đến tòa án và bổ trợ tư pháp như công chứng, luật sư, thi hành án.. có thể từng bước xã hội hóa được phần nào chăng? Bài viết góp một cách nhìn về dịch vụ công và dự báo những khả năng có thể xã hội hóa một số dịch vụ nhất định trong lĩnh vực tư pháp ở nước ta. Khi dịch vụ công chứng tại nhà và chạy sổ đỏ cho đăng ký nhà đất xuất hiện cách đây ít lâu, giới học thuật nước ta bắt đầu du nhập ý niềm về dịch vụ công, mở màn cho những suy tính tái định nghĩa vai trò của Chính phủ, Nghị viện và các thiết chế tư pháp trong một xã hội đang đổi thay nhanh chóng. Bài viết dưới đây góp t

Nen hanh chinh co bo mat con nguoi

Nền hành chính có bộ mặt con người Sáng thứ sáu 02/11/2007 cổng đầu tư Hà Nội bằng tiếng Việt đã được nghiệm thu sơ bộ, hy vọng người dân có thể hiểu quy trình hành chính ở Hà Nội tốt hơn. Có thể theo dõi hơn 44 bước doanh nghiệp cần tiến hành để thuê đất, gặp những ai, tốn bao nhiêu thời gian và tiền bạc. Ai biết chúng tôi đã mất bao nhiêu đêm trắng để đưa thông tin lên mạng... Cám ơn các bạn sinh viên (cũ và mới) và tất cả các anh/chị ... đã hỗ trợ tôi trong dự án phức tạp này. http://www.investway.info/e-vietnam/Default.aspx ( Tất cả mẫu, văn bản pháp quy.. có thể tải về dễ dàng từ đường dẫn trên).