Skip to main content

Posts

Showing posts from November, 2008

Nhan chuyen sung te giac

NHÂN CHUYỆN SỪNG TÊ GIÁC Phạm Duy Nghĩa Cách đây dăm năm, quên chiếc cặp đựng tiền ở sân bay, một quan chức nước ta giãi bày rằng tiền đó được bạn bè gửi nhờ mua sừng tê giác. Nay lại thêm một quan chức ngoại giao nước ta dính líu tới dây buôn loại sừng hiếm và hoang dã ấy ở Châu Phi. Quyền cao chức trọng, quan càng lớn chắc là ở đâu cũng càng được chăm sóc càng đặc biệt. Song cách mà chúng ta bảo vệ các yếu nhân có một vài vấn đề dường như chưa thật ổn. Trong các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, các đại biểu nhẹ nhàng chê trách rằng cách mà chúng ta đối xử với hành vi phạm pháp có vẻ như "nhẹ trên, nặng dưới"; nặng đối với thường dân và nhẹ dần với quan chức cấp cao. Quân pháp bất vị thân, hơn 2 nghìn năm trước Hàn Phi đã cổ võ cho việc pháp luật phải công bằng, không thể nhẹ với quan mà xử nặng với thường dân. Xem ra điều ấy vẫn chỉ là mơ ước, thể chế của chúng ta vẫn còn vài trở ngại, quan và dân chưa thật bình đẳng trước pháp luật, nhất là trước những hành vi

Nhung chuyen vi hanh

NHỮNG CHUYẾN VI HÀNH Phạm Duy Nghĩa Trước khi ra quyết định cưỡng chế dỡ bỏ những công trình trái phép xâm lấn một đoạn đê Yên Phụ vào năm 1996, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đứng đầu Chính phủ thời đó đã vi hành (xem ảnh). Trăm nghe không bằng một thấy, cày xới đê vì lợi tư của số ít hộ kinh doanh mà đe doạ cư dân toàn thành phố, chuyến vi hành giúp mệnh lệnh được ban ra chính xác, hợp lòng dân. Bí mật cải trang để hoà đồng cùng cuộc đời dân dã, các bậc đế vương xưa cũng như lãnh đạo thời nay vẫn làm xôn xao dư luận bởi những chuyến vi hành. Quen với nhung lụa, cũng có thể các ngài nhớ một thoáng hơi ấm ổ rơm; tề chỉnh bởi đủ loại cung kính của thuộc cấp, cũng có thể các ngài ước ao chút sẻ chia mộc mạc của thường dân. Song, rát nóng bởi cuộc đời trần thật, những chuyến vi hành giúp lãnh đạo gần dân và đưa ra các chính sách hợp lòng người. Lội cùng với dân, lãnh đạo sẽ thấy người dân thèm lắm một nơi ở khô ráo. Len chân cùng những dòng xe gắn máy cuộn chảy mỗi buổi đưa đón con đi họ

Phien chat van

UNG DUNG PHÁT RA MONG ƯỚC CỦA CỬ TRI Phạm Duy Nghĩa Có một thời, bên quán nước râm ran dư âm những phiên chất vấn. Dân mến thì dân tin, chuyện chính trị cao sang tưởng như đồng điệu với những ước mơ dân dã. Làm ăn khó khăn, lụt lội, nhức nhối môi sinh, liệu những hỏi và đáp trước Quốc hội năm nay có còn thu hút cử tri mỗi bữa cơm chiều. Ở nước ta, làm cho Quốc hội thân dân có vẻ đơn giản nhưng cũng chẳng thể dễ dàng. Chỉ cần ham đọc báo, nghe đài, cần mẫn theo dõi đơn thư và một chút lắng nghe, đại biểu nào cũng có thể thấu hiểu nỗi niềm của cử tri. Dám nói lên những tâm tư ấy, chuyển hoá chúng thành những tiêu chí đánh giá chính sách, phiên chất vấn giúp xác định trách nhiệm chính trị của quan chức hành pháp và bày tỏ tín nhiệm của đại biểu đối với những công bộc của dân. Song đa phần đại biểu lại cũng là quan chức, có đời nào thuộc cấp dám công khai vạch lỗi và chấm điểm thủ trưởng của mình. Dù là chuyên trách, lại cũng gắn với đoàn đại biểu các tỉnh, mấy ai dám vô tình khảo xét cơ q

Sau con mua...

SAU CƠN MƯA... Phạm Duy Nghĩa Chưa động đất, không hoả hoạn, mới chỉ một cơn mưa, thủ đô cũ và mới đã chìm nghỉm trong nước. Lụt rồi cũng sẽ qua đi, song cảm giác lo âu sẽ còn ở lại với hàng triệu người dân Hà Nội. Chính quyền sinh ra để làm gì, nếu không vì sự bình an của người dân. Sau cơn mưa lụt, dẹp yên tàn tích, sẽ tới một lúc người ta phải truy xét tới trách nhiệm của chính quyền, của giới truyền thông và của cả tất cả những người có trách nhiệm xây dựng, phản biện mọi chính sách ở địa phương. Người dân đóng thuế nuôi chính quyền những mong con em đến lớp được an toàn, đêm tối có ngọn đèn để thắp, lúc mưa gió có chỗ khô ráo để trú ngụ. Không bảo đảm được những điều ấy, dù tưng bừng tượng đài văn miếu, chính quyền còn nặng nợ với nhân dân. Tưởng rằng thời buổi văn minh, bất đắc dĩ phải ngoi ngóp trong mưa lũ, người ta mong quá những lời chỉ dẫn, cứu giúp tìm đường. Cả giới truyền thông chậm chạp phản ứng, chúng ta nợ nhân dân thói quen phục vụ những thông tin bình dị. Lụt ở phố

Sua luat dat dai vi nong dan

SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI VÌ NÔNG DÂN Phạm Duy Nghĩa Khi các dự án ùn ùn mọc lên át dần màu xanh đồng lúa, người nông dân ngơ ngác nhìn thời buổi xoay vần. Đền bù với giá chưa đủ mua vài cân thịt cho mỗi mét vuông, tấc đất tấc vàng thuở nào nay đã rơi vào tay các ông chủ mới. Công lý không được xác lập thì kiện tụng gia tăng, đền bù thoả đáng cho nông dân mất đất đang trở thành nỗi nhức nhối thời nay. Đăng đàn trước Quốc hội, ông Bộ trưởng Bộ TN-MT loan báo Chính phủ đang tìm cách sửa Luật đất đai và sửa cả 6 Nghị định xác định mức đền bù cho dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Ông bộ trưởng hứa sẽ tìm cách sửa luật để đền bù cho nông dân giá đất sát dần với giá thị trường, ngoài ra Nhà nước sẽ đền bù những thiệt thòi vô hình khác như mất việc, mất quê và đủ loại bối rối khi dân phải di dời. Làm luật cũng như bốc thuốc, bắt bệnh trúng thì mới mong thuốc có công hiệu. Vì sao đất ruộng chỉ được đền bù với giá 80-160 ngàn đồng cho mỗi mét vuông, để sau khi trở thành đất dự án, chúng được san