Skip to main content

Posts

Showing posts from October, 2007

Thạc sĩ, tiến sĩ ...để làm gì?

Góp phần vào chỉ tiêu hai vạn tiến sĩ Bài đã đăng trên Tia sáng http://www.tiasang.com.vn/news?id=2105 Đã khá lâu làng báo Việt Nam mới khẽ khàng tái xuất những cuộc tập tranh luận nho nhỏ, ví như phản hồi xung quanh bài báo của tác giả Nguyễn Trung đăng trên TTCT ngày 23/09/2007 bàn tới đề án 2 vạn tiến sĩ của ngành giáo dục. Ông Nguyễn Trung có ý thách thức rằng chúng ta thường chê lời giải hoặc cách thực hiện chưa đúng, mà chưa bao giờ dám nghĩ rằng đề bài cũng có khi sai. Sau khi được nhắc nên biết và hiểu trước khi phê phán, đã có ý thưa lại rằng đúng là cần biết và hiểu, song nên vì lợi ích của ai [1]. Hai vạn tiến sĩ và cuộc cải cách giáo dục quốc gia là những việc rất lớn, mong có được nhiều cuộc bút chiến nảy lửa hơn nữa để người nước ta hiểu thêm mọi khía cạnh của chính sách này. Tranh luận tạo ra lý lẽ, lý lẽ mới giúp người ta bị thuyết phục. Một xã hội thiếu tranh luận làm mồi cho những đồng thuận hững hờ; đồng sàng dị mộng có khi người ta say khai thác lợi tư hơn là vì nhữ

Tu Quang Chau toi Nam Kinh

Từ Quảng Châu tới Nam Kinh Bụi khói mù mịt, nhà cửa san sát đua nhau chĩa lên trời. Trên phố hiện rõ hai hạng người, người Tàu da trắng và người Tàu da đen. Sinh viên và giáo sư kiệm lời, dè dặt khi bày tỏ các vấn đề nhạy cảm. 40 năm sau Cách mạng văn hoá, sự sợ hãi vẫn hằn trên khuôn mặt người dân. Khu Lăng mộ Tôn Trung Sơn bắt đầu bằng tam quan những hàng chữ: “tình yêu lớn (bác-ái)”, “thiên hạ của công”, “dân sinh, dân chủ, dân quyền”. Thiên hạ của vua, thiên hạ của chung.. cho đến nay xác lập quyền lực nhân dân chẳng thể dễ dàng. Các giáo sư đại học có vẻ khá giả, ai cũng gắng mua một chung cư- giá đắt nhất nghe nói có thể tới 10.000 USD/m2; ai có nhà riêng thì được cấp chứng chỉ sử dụng đất và sở hữu nhà; quyền sử dụng đất không quá 50-70 năm. Hệ đào tạo cũng chia thành cử nhân, thạc sĩ và đại học; cử nhân tốt nghiệp đã bắt đầu khó kiếm việc./.

Chia se hoa, phuc: An sinh xa hoi trong boi canh Viet Nam

CHIA SẺ HỌA, PHÚC: AN SINH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM Phạm Duy Nghĩa (Bài gửi đăng TTCN) Sập cầu rồi bão lũ, tinh thần cứu tế và nghĩa thương không xa lạ trong cách nghĩ và hành xử của người Việt Nam. Sau cơn hoạn nạn, có thể cũng là lúc nên bàn thêm về trách nhiệm chia sẻ trong cộng đồng. Chủ không thể giàu nếu thợ bất an, quan không thể yên nếu dân khiếu kiện. An sinh là đích chung mà mọi gia đình, cộng đồng, nhà nước và xã hội đều muốn đạt tới. Bài viết dưới đây mạn bàn về an sinh như một quan niệm kiến tạo cuộc chung sống hoà bình giữa các thế hệ và cộng đồng dân cư....