Skip to main content

Posts

Showing posts from 2008

Tiasang them mot chu "t": hu-tuc bien thanh thu-tuc (lam hong ca bai)

CÒN BAO NHIÊU TRUYỀN THỐNG TRONG TOÀ ÁN CỦA CHÚNG TA Phạm Duy Nghĩa Thời hiện đại, bản khai của viên quan chức Nhật trong vụ PCI có chút liên quan đến Việt Nam có thể dễ dàng tải về chỉ sau một cái nhắp chuột. Tôi không dám nghĩ rằng tin đó đúng hay sai, chỉ thoáng ngỡ ngàng là người Nhật vẫn mến yêu cách xưng danh thuở xưa: “ tôi Sakashita, sinh năm Sho-wa thứ 21 (1946), vào ngày tháng năm Hei-sei thứ 20 (2008) xin khai… ”. Một dân tộc đứng hàng nhất nhì trong thế giới văn minh ngày nay có vẻ như vẫn nâng niu từng li truyền thống của cha ông họ. Thì cũng thế, theo một đoàn chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam sang thăm Anh Quốc, chúng tôi lại cũng ngỡ ngàng vì cách mà con cháu của người Hồng-Mao tôn trọng truyền thống của cha ông họ. Vẻ ngoài hiện đại không giấu nổi nét cổ kính và xưa cũ trong cách người Anh dạy luật, học luật và hành nghề luật. Kính cẩn tự đáy lòng, ẩn mình trong chiếc áo thụng và tóc giả, anh luật sư tranh biện lễ phép cúi đầu mỗi lần thưa gửi với quan toà. Về với n

Toi pham so sanh

Tính bình quân trên một triệu dân, số nạn nhân bị giết trong các vụ án hình sự hàng năm ở các quốc gia như sau: Columbia 600 Nam Phi 400 Nga 200 Mỹ 40 Việt Nam 22 Mã lai 20 Nam Hàn 10 Nhật 4 Qua-tar 1 Ở Việt Nam, trung bình hàng ngày cứ 2,5 giờ trôi qua có một vụ cướp, 5 giờ có một vụ giết người, 10 giờ có một vụ hiếp dâm . Nguồn: Tổng Cục cảnh sát, Báo cáo tình hình tội phạm, công bố 10/11/2008.

Tim y tu cho Bao Thanh Nien

Một bài thơ bằng tiếng Đức, vô tình gặp trong cuộc lang thang đi tìm ý tứ cho một bài báo Tết dự kiến viết cho Báo Thanh Niên. Mất 10 phút dịch đại ý cho vui, đại ý có vẻ như thanh niên Âu Châu hơi mất phương hướng hơn thanh niên ta... Was macht die Jugend? Thanh niên bây giờ làm gì? Die Jugend schießt sich gerne tot, Thanh niên thích tự tử isst am PC ihr Abendbrot. Nhai bánh mỳ trước màn hình máy tính Sie pöbelt, mobbt und demoliert, Thích la hét và nổi loạn und hat sich selbst schon destruiert. Chúng đã tự tàn tạ rồi Sie trinkt gern Bier und trinkt oft Schnaps, Uông bia và cả rượu allein, in Grüppchen und mit Paps. Khi dô nhóm khi một mình Sie schmiert Parolen an die Wand, Vẽ bậy lên tường und trägt pechschwarzen Stachel-Tand. ... Sie pinkelt gegen’s Reichstagshaus, Tè vào nhà Quốc hội zieht sich auf Feten nackend aus. Cởi truồng đi dạ hội Sie randaliert, sie klaut und hasst, Phá, trộm và hận thù sie fällt dem Staate längst zur Last. Làm đau đầu Nhà nước Da fragt man sich woher das

Bat an

BẤT AN Phạm Duy Nghĩa Đã từ lâu lắm, những người yếu tim không nên đọc trang tin pháp luật của báo chí nước ta. Giết, cướp, hiếp, băng đảng gầm gừ tranh giành lãnh địa; những cái tin ấy chen chỗ hàng giờ trên mặt báo. Xã hội đã trở nên bất an nghiêm trọng. Nay lại thêm vụ giết người bỏ xác trong thùng xốp và súng nổ trên đất mỏ Quảng Ninh. Kẻ nghĩ ác thì có thể nói ác, nói ác thì có thể hành động ác, mầm mống tội phạm nằm sâu trong những nếp nghĩ và hành xử của mỗi con người. Một dạo ngây thơ, chúng ta tưởng con người mới dưới chế độ chúng ta sẽ miễn dịch với các ác; mầm mống tội phạm những tưởng chỉ có trong chế độ người bóc lột người. Nay ai cũng chỉ dám mong yên ổn cho gia đình nho nhỏ; bữa cơm chiều tề tựu những người thân mà không hề hấn gì đã là hạnh phúc lớn mỗi ngày. Rồi ngày mai trẻ nhỏ tới trường, những thiếu niên rồi cũng rời mẹ cha bước vào cuộc đời tự lập, ai sẽ chở che yên ổn cho người dân trên từng bước đi trong cuộc đời. Như ung nhọt, tội phạm gia tăng biểu hiện một cơ

Cau hoi luat phap

Một câu hỏi lớn cho các giáo sư luật Một người bị cụt cả hai tay, đã sử dụng hai chân để lái ô-tô thành thạo, không gây ra tai nạn gì, hỏi công an có thể bắt anh ta được không? Cũng như vậy, nếu bán mũ bảo hiểm xe máy không có đăng ký chất lượng, song lại ghi là "bán mũ cho người đi bộ" thì có phạm pháp không?

Nhan chuyen sung te giac

NHÂN CHUYỆN SỪNG TÊ GIÁC Phạm Duy Nghĩa Cách đây dăm năm, quên chiếc cặp đựng tiền ở sân bay, một quan chức nước ta giãi bày rằng tiền đó được bạn bè gửi nhờ mua sừng tê giác. Nay lại thêm một quan chức ngoại giao nước ta dính líu tới dây buôn loại sừng hiếm và hoang dã ấy ở Châu Phi. Quyền cao chức trọng, quan càng lớn chắc là ở đâu cũng càng được chăm sóc càng đặc biệt. Song cách mà chúng ta bảo vệ các yếu nhân có một vài vấn đề dường như chưa thật ổn. Trong các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, các đại biểu nhẹ nhàng chê trách rằng cách mà chúng ta đối xử với hành vi phạm pháp có vẻ như "nhẹ trên, nặng dưới"; nặng đối với thường dân và nhẹ dần với quan chức cấp cao. Quân pháp bất vị thân, hơn 2 nghìn năm trước Hàn Phi đã cổ võ cho việc pháp luật phải công bằng, không thể nhẹ với quan mà xử nặng với thường dân. Xem ra điều ấy vẫn chỉ là mơ ước, thể chế của chúng ta vẫn còn vài trở ngại, quan và dân chưa thật bình đẳng trước pháp luật, nhất là trước những hành vi

Nhung chuyen vi hanh

NHỮNG CHUYẾN VI HÀNH Phạm Duy Nghĩa Trước khi ra quyết định cưỡng chế dỡ bỏ những công trình trái phép xâm lấn một đoạn đê Yên Phụ vào năm 1996, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đứng đầu Chính phủ thời đó đã vi hành (xem ảnh). Trăm nghe không bằng một thấy, cày xới đê vì lợi tư của số ít hộ kinh doanh mà đe doạ cư dân toàn thành phố, chuyến vi hành giúp mệnh lệnh được ban ra chính xác, hợp lòng dân. Bí mật cải trang để hoà đồng cùng cuộc đời dân dã, các bậc đế vương xưa cũng như lãnh đạo thời nay vẫn làm xôn xao dư luận bởi những chuyến vi hành. Quen với nhung lụa, cũng có thể các ngài nhớ một thoáng hơi ấm ổ rơm; tề chỉnh bởi đủ loại cung kính của thuộc cấp, cũng có thể các ngài ước ao chút sẻ chia mộc mạc của thường dân. Song, rát nóng bởi cuộc đời trần thật, những chuyến vi hành giúp lãnh đạo gần dân và đưa ra các chính sách hợp lòng người. Lội cùng với dân, lãnh đạo sẽ thấy người dân thèm lắm một nơi ở khô ráo. Len chân cùng những dòng xe gắn máy cuộn chảy mỗi buổi đưa đón con đi họ

Phien chat van

UNG DUNG PHÁT RA MONG ƯỚC CỦA CỬ TRI Phạm Duy Nghĩa Có một thời, bên quán nước râm ran dư âm những phiên chất vấn. Dân mến thì dân tin, chuyện chính trị cao sang tưởng như đồng điệu với những ước mơ dân dã. Làm ăn khó khăn, lụt lội, nhức nhối môi sinh, liệu những hỏi và đáp trước Quốc hội năm nay có còn thu hút cử tri mỗi bữa cơm chiều. Ở nước ta, làm cho Quốc hội thân dân có vẻ đơn giản nhưng cũng chẳng thể dễ dàng. Chỉ cần ham đọc báo, nghe đài, cần mẫn theo dõi đơn thư và một chút lắng nghe, đại biểu nào cũng có thể thấu hiểu nỗi niềm của cử tri. Dám nói lên những tâm tư ấy, chuyển hoá chúng thành những tiêu chí đánh giá chính sách, phiên chất vấn giúp xác định trách nhiệm chính trị của quan chức hành pháp và bày tỏ tín nhiệm của đại biểu đối với những công bộc của dân. Song đa phần đại biểu lại cũng là quan chức, có đời nào thuộc cấp dám công khai vạch lỗi và chấm điểm thủ trưởng của mình. Dù là chuyên trách, lại cũng gắn với đoàn đại biểu các tỉnh, mấy ai dám vô tình khảo xét cơ q

Sau con mua...

SAU CƠN MƯA... Phạm Duy Nghĩa Chưa động đất, không hoả hoạn, mới chỉ một cơn mưa, thủ đô cũ và mới đã chìm nghỉm trong nước. Lụt rồi cũng sẽ qua đi, song cảm giác lo âu sẽ còn ở lại với hàng triệu người dân Hà Nội. Chính quyền sinh ra để làm gì, nếu không vì sự bình an của người dân. Sau cơn mưa lụt, dẹp yên tàn tích, sẽ tới một lúc người ta phải truy xét tới trách nhiệm của chính quyền, của giới truyền thông và của cả tất cả những người có trách nhiệm xây dựng, phản biện mọi chính sách ở địa phương. Người dân đóng thuế nuôi chính quyền những mong con em đến lớp được an toàn, đêm tối có ngọn đèn để thắp, lúc mưa gió có chỗ khô ráo để trú ngụ. Không bảo đảm được những điều ấy, dù tưng bừng tượng đài văn miếu, chính quyền còn nặng nợ với nhân dân. Tưởng rằng thời buổi văn minh, bất đắc dĩ phải ngoi ngóp trong mưa lũ, người ta mong quá những lời chỉ dẫn, cứu giúp tìm đường. Cả giới truyền thông chậm chạp phản ứng, chúng ta nợ nhân dân thói quen phục vụ những thông tin bình dị. Lụt ở phố

Sua luat dat dai vi nong dan

SỬA LUẬT ĐẤT ĐAI VÌ NÔNG DÂN Phạm Duy Nghĩa Khi các dự án ùn ùn mọc lên át dần màu xanh đồng lúa, người nông dân ngơ ngác nhìn thời buổi xoay vần. Đền bù với giá chưa đủ mua vài cân thịt cho mỗi mét vuông, tấc đất tấc vàng thuở nào nay đã rơi vào tay các ông chủ mới. Công lý không được xác lập thì kiện tụng gia tăng, đền bù thoả đáng cho nông dân mất đất đang trở thành nỗi nhức nhối thời nay. Đăng đàn trước Quốc hội, ông Bộ trưởng Bộ TN-MT loan báo Chính phủ đang tìm cách sửa Luật đất đai và sửa cả 6 Nghị định xác định mức đền bù cho dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Ông bộ trưởng hứa sẽ tìm cách sửa luật để đền bù cho nông dân giá đất sát dần với giá thị trường, ngoài ra Nhà nước sẽ đền bù những thiệt thòi vô hình khác như mất việc, mất quê và đủ loại bối rối khi dân phải di dời. Làm luật cũng như bốc thuốc, bắt bệnh trúng thì mới mong thuốc có công hiệu. Vì sao đất ruộng chỉ được đền bù với giá 80-160 ngàn đồng cho mỗi mét vuông, để sau khi trở thành đất dự án, chúng được san

Truong dong nghe luat o nuoc Anh

NHỮNG TRƯỜNG DÒNG NGHỀ LUẬT Ở NƯỚC ANH Phạm Duy Nghĩa (TT Cuối tuần 41/2008) Nước Anh rất đỗi xa xôi. Nào tóc giả, nào thầy tranh biện, nào luật sư tư vấn, nào những cái cúi đầu cung kính mỗi lần thưa gửi với quan toà. Cấm quay phim chụp ảnh, người ta chỉ biết đến phiên toà qua những nét ký hoạ vội vàng. Thứ văn hoá pháp luật xúng xính phiền nhiễu hoài cổ ấy dường như vẫn có sức hấp dẫn thật lớn. Trong vô vàn thương vụ đan chéo địa cầu, người ta vẫn nhớ tới nước Anh như là xứ sở luật pháp của giới thương gia. Chọn pháp luật Anh, đôi khi chọn cả nền tài phán Anh, điều gì đã làm cho nền pháp luật của xứ sở này đáng tin cậy đối với doanh nhân. Không xa Toà công lý Hoàng gia Anh, chúng tôi đến thăm hai trường dòng nghề luật nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở này. Với hơn 60 triệu dân, nước Anh có 10 vạn luật sư tư vấn, những người thường xuyên tiếp xúc với đủ loại khách hàng. Thêm vào đó là 1 vạn thầy tranh biện, thường chỉ xuất hiện trong các phiên tranh biện trước toà. (Bình quân cứ 600 người d

Luat phap va nguoi dan que

LUẬT PHÁP VÀ NGƯỜI DÂN QUÊ Phạm Duy Nghĩa Gió lồng lộng từ cánh đồng thổi vào phòng ông cán bộ tư pháp. Vài cuốn sách luật, bộ bàn trà sạch bóng, sau cánh tủ thấp thoáng một cái giường đơn. Luật của ta vừa thiếu vừa yếu, không đồng bộ lại kém hiệu quả, ngoài những thành công không thể kể xiết, người ta vẫn thường tự chê mình như thế. Rời những căn phòng mát lạnh điều hoà nơi luật pháp thường được soạn và thông qua, chúng tôi đến với nông dân, đau đáu một nỗi niềm liệu họ có cần đến luật, và thứ luật pháp mà họ nếu cần sẽ phải ra sao. Câu hỏi mới thật ngây ngô, nhà nước nào mà chẳng có luật. Người am hiểu chữ nghĩa tự vấn thêm luật ấy được viết cho ai, chúng có ích gì cho giới bình dân. Chắc rằng luật pháp không chỉ giúp người có của thêm kín cổng cao tường; sản hữu của những ông chủ khu công nghiệp thời nay vẫn được vây kín bởi những hàng rào in đậm trên nền xanh đồng lúa. Thưa ông nông dân mong manh áo vải bơm thuốc trừ sâu, ông cần đến những thứ luật gì và ai sẽ giúp ông dùng luật ấy

Bai viet cu: Vo tinh doc lai

VÌ MỘT CHÍNH QUYỀN THÂN THIỆN VỚI NÔNG DÂN Phạm Duy Nghĩa Nhà nước là của dân, nhưng tự thủa nào người ta vẫn băn khoăn tự hỏi nhà nước ấy là của hạng dân nào. Cấm xe ba gác, hẹp đường xe máy thì rộng lối cho ô-tô, cấm hàng rong thì thênh thang cửa hiệu, khó cho đám thợ đình công thì giới chủ vừa lòng. Thì cũng thế, dân khôn khó trị, có thời nào người làm quan lại ưa bị đàn hạch, giải trình giữa chốn công khai. Kính yêu nghiệp tổ, trong người Việt Nam nào mà chẳng có một chút nông dân. Kìa Nam chinh, Bắc chiến, xương máu dân cày bao đời nay đã tạo cho ai những lấp lánh hào quang. Kìa nhà máy- sân gôn, vì ai phì nhiêu mà nông dân bỗng một ngày thành ra thất nghiệp. Tiếng hú hoang dã của chủ nghĩa tư bản cướp bóc một thời thoảng lại tái hồi. Tiền mất giá, kinh tế khó khăn, phần da thịt đau rát trước tiên ấy cũng là nông dân nghèo và con em của họ. Nông dân-nông nghiệp-nông thôn, tam nông ấy đang cần tới những chính sách kịp thời. Muốn có chính sách đúng và trúng vì nông dân, trước hết ph

Chon nha dau tu nhu vua Hung ken re

CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ NHƯ VUA HÙNG KÉN RỂ Phạm Duy Nghĩa Nào liên doanh đóng tàu, nào bột ngọt, những dòng sông và không gian sống của người Việt Nam bị bức tử bởi vô khối dự án chẳng hề được lựa chọn và giám sát kỹ. Nhân danh công nghiệp, hiện đại hoá, những ông chủ tư bản ngang nhiên lộng hành trên đất nước chúng ta mà chẳng lo bị trừng trị. Vì đâu nên nỗi ấy? Trước hết đó là vì các địa phương đua nhau mời gọi nhượng quyền dùng đất cho các ông chủ để thu vén thêm cho công quỹ địa phương. Sự hăng hái ấy làm cho con số các dự án tăng với số vốn đăng ký vọt lên hàng chục tỷ USD. Liệu họ có thực góp từng ấy tiền hay không lại là một chuyện khác, song chỉ trong một thời gian khá ngắn, các nguồn tài nguyên đã được sang tay những ông chủ mới; trong số ấy chẳng thiếu những dự án gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và đầu độc giống nòi chúng ta một cách lâu dài. Qua một cuộc khảo sát chúng tôi đã thấy quy trình cấp phép cho các dự án đầu tư, dù bề ngoài có vẻ rắc rối, song quyền lực dồn cả về cho một
GÓP Ý XÂY DỰNG THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ PGS TS Phạm Duy Nghĩa Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Khá bối rối trước 100 vấn đề đã được Ban soạn thảo đưa ra để gợi ý thảo luận xung quanh bản dự thảo văn bản hướng dẫn thi hành các nghị định liên quan đến Luật đầu tư 2005, tôi xin chọn một vài vấn đề dưới đây xin được trao đổi cùng quý vị. Năng lực hướng dẫn của Bộ kế hoạch và đầu tư đã giảm đáng kể Trong một cuộc tranh luận cách đây vài năm, do có nhiều người phê phán những bất cập của Luật đầu tư 2005, tôi đã đưa ra một quan sát rằng, luật quốc gia chỉ là một phần, khi quyền lực cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quyền thu hồi và cấp quyền sử dụng đất đã được giao cho các tỉnh, thì dù pháp luật đầu tư có nhiều khiếm khuyết, song dưới áp lực cạnh tranh, các địa phương vẫn đua nhau mời gọi đầu tư, mời gọi nhượng quyền sử dụng đất cho các ông chủ tư bản để thu vén thêm cho công quỹ địa phương. Luật dù soạn dở, nhưng sự hăng hái chuyển nhượng đất của các ông chủ địa phương đã làm cho

Xu ta van tue

ĐIỀU KHÁC NHAU NHO NHỎ Phạm Duy Nghĩa Từ vụ Siemens ở Đức, PCI ở Nhật cho đến Nexus ở Mỹ, các việc tuy có khác nhau song đều chung một dấu hiệu: để giành được các hợp đồng ở nước ngoài, lãnh đạo các công ty đã không ngần ngại trả các khoản tiền bôi trơn cho những quan chức có quyền. Khoản tiền ấy ở nước ta thường được gọi là lại quả, là lộc, song đôi khi ở nước ngoài người ta lại gọi là hối lộ- một tội danh có thể dẫn người lãnh đạo công ty đến nhà giam. Quan sát vài việc vô tình ấy, có thể thấy đôi điều nho nhỏ khác nhau trong cách cách ứng xử ở xứ ta so với xứ người. Điều thứ nhất, người ta trọng cạnh tranh. Hối lộ quan chức ngoại quốc để giành lấy các gói thầu được coi là hành vi cản trở tự do cạnh tranh, hành vi không lành mạnh ấy được trấn áp bằng hình phạt, từ phạt tiền cho tới tù giam. Cái mà ở xứ người được xem là điều xấu hổ, kém lành mạnh và có thể bị xử phạt thì ở ta được xem là hành vi tình cảm, biết điều, để lấy chỗ đi lại. Dường như lo lắng sẽ lộ mặt và

Drafting the Law on Arbitration

LAW ON ARBITRATION IN VIETNAM: DEVELOPMENT AND ISSUES Pham Duy Nghia [1] 1. Introduction 2. Development of the law on arbitration in Vietnam: A retrospective review 3. Evaluation of Arbitration Ordinance 2003: Achievement and shortcomings 4. Controversial issues and options in Draft Law on Arbitration 5. Conclusion I. Introduction Vietnam’s Law on Arbitration is currently in the drafting process. If approved by the National Assembly in the meeting session in fall 2009, the draft law possibly will take into force in the second half of 2010. According to the lawmaking tradition in Vietnam, a drafting board comprising of 07 members is established. The members are high-ranging officials, including vice-ministers of the Ministry of Justice, Ministry of Industry and Commerce, the vice-chief judge of the Supreme Court, the vice-chairman of the Vietnam Chamber or Commerce and Industry, chairman and vice-chairman of the Vietnam Lawyer Association [ [2] ]. The draf