NHỮNG TRƯỜNG DÒNG NGHỀ LUẬT Ở NƯỚC ANH
Phạm Duy Nghĩa (TT Cuối tuần 41/2008)
Nước Anh rất đỗi xa xôi. Nào tóc giả, nào thầy tranh biện, nào luật sư tư vấn, nào những cái cúi đầu cung kính mỗi lần thưa gửi với quan toà. Cấm quay phim chụp ảnh, người ta chỉ biết đến phiên toà qua những nét ký hoạ vội vàng. Thứ văn hoá pháp luật xúng xính phiền nhiễu hoài cổ ấy dường như vẫn có sức hấp dẫn thật lớn. Trong vô vàn thương vụ đan chéo địa cầu, người ta vẫn nhớ tới nước Anh như là xứ sở luật pháp của giới thương gia. Chọn pháp luật Anh, đôi khi chọn cả nền tài phán Anh, điều gì đã làm cho nền pháp luật của xứ sở này đáng tin cậy đối với doanh nhân.
Không xa Toà công lý Hoàng gia Anh, chúng tôi đến thăm hai trường dòng nghề luật nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở này. Với hơn 60 triệu dân, nước Anh có 10 vạn luật sư tư vấn, những người thường xuyên tiếp xúc với đủ loại khách hàng. Thêm vào đó là 1 vạn thầy tranh biện, thường chỉ xuất hiện trong các phiên tranh biện trước toà. (Bình quân cứ 600 người dân Anh có 1 luật sư hành nghề, trong khi đó ở Việt Nam cứ 21.000 dân mới có 1 luật sư). Gọi là trường dòng, bởi nơi ấy gợi nhớ tới những tu viện tĩnh mịch, hầu như tách khỏi ồn ào thế giới bên ngoài. Người ta tới đó để học lấy đạo làm nghề. Để được vào những trường ấy, trong hàng trăm ứng viên, người ta thường chỉ tuyển được 3 hoặc bốn người xuất sắc nhất. Trò học theo thầy, có khi kéo dài đến dăm bẩy năm, bốn trường dòng nghề luật là nơi truyền nghề cho những trạng sư tranh biện ở nước này.
Inner Temple, Middle Temple là hai trong tổng số bốn trường dòng nghề luật ấy. Khách du lịch chen chân đến những nơi đô hội của London chẳng mấy ai màng tới cái cổng gỗ đã gù dần theo năm sáu thế kỷ. Những tấm biển ghi danh các thầy tranh biện rộng chưa quá hai ngón tay, mỗi cửa sổ từ những toà nhà nhiều trăm tuổi kia đều ẩn hiện những văn phòng luật sư danh tiếng. Một điều thú vị, nhà ăn của thầy trò các luật sư tranh biện trông bên ngoài hệt như một nhà thờ cổ kính, bên trong san sát những dãy bàn ăn trong một không gian rộng lớn tựa như lâu đài Hovert trong phim truyện Harry Porter. Lịch sử sống động với những bức tranh các luật sư nổi tiếng theo thời gian, lịch sử cũng sống với những tục lệ kỳ lạ, học trò chưa dùng đủ 24 bữa trong toà nhà ăn đáng kính ấy khó mà được thầy cho phép hành nghề.
Rời bốn trường dòng nghề luật ấy, người học mang theo dáng dấp nơi thầy mình đã dạy. Người ta bảo nghề luật ở Anh được truyền từ thầy cho trò trong các văn phòng nhiều hơn là đào tạo ở đại học. So với các trường dòng nghề luật cổ kính, đào tạo cử nhân luật trong các trường đại học ở Anh tuy đã bắt đầu từ vài thế kỷ nay, song có vẻ vẫn còn rất thiếu niên. Đạo đức hành nghề được giữ gìn bởi những gắn bó vô hình ấy, các trường dòng Lincoln hay Gray’s Inns đều ràng buộc tư cách thành viên của mình với những tiêu chuẩn hành xử khắt khe. Thêm vào đó Hiệp hội luật sư tư vấn và các đoàn luật sư tranh biện cũng bắt buộc người hành nghề phải tham gia hiệp hội; mất tư cách hội viên nghĩa là bị tước quyền hành nghề.
Nước Anh rất đỗi xa xôi. Nào tóc giả, nào thầy tranh biện, nào luật sư tư vấn, nào những cái cúi đầu cung kính mỗi lần thưa gửi với quan toà. Cấm quay phim chụp ảnh, người ta chỉ biết đến phiên toà qua những nét ký hoạ vội vàng. Thứ văn hoá pháp luật xúng xính phiền nhiễu hoài cổ ấy dường như vẫn có sức hấp dẫn thật lớn. Trong vô vàn thương vụ đan chéo địa cầu, người ta vẫn nhớ tới nước Anh như là xứ sở luật pháp của giới thương gia. Chọn pháp luật Anh, đôi khi chọn cả nền tài phán Anh, điều gì đã làm cho nền pháp luật của xứ sở này đáng tin cậy đối với doanh nhân.
Không xa Toà công lý Hoàng gia Anh, chúng tôi đến thăm hai trường dòng nghề luật nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở này. Với hơn 60 triệu dân, nước Anh có 10 vạn luật sư tư vấn, những người thường xuyên tiếp xúc với đủ loại khách hàng. Thêm vào đó là 1 vạn thầy tranh biện, thường chỉ xuất hiện trong các phiên tranh biện trước toà. (Bình quân cứ 600 người dân Anh có 1 luật sư hành nghề, trong khi đó ở Việt Nam cứ 21.000 dân mới có 1 luật sư). Gọi là trường dòng, bởi nơi ấy gợi nhớ tới những tu viện tĩnh mịch, hầu như tách khỏi ồn ào thế giới bên ngoài. Người ta tới đó để học lấy đạo làm nghề. Để được vào những trường ấy, trong hàng trăm ứng viên, người ta thường chỉ tuyển được 3 hoặc bốn người xuất sắc nhất. Trò học theo thầy, có khi kéo dài đến dăm bẩy năm, bốn trường dòng nghề luật là nơi truyền nghề cho những trạng sư tranh biện ở nước này.
Inner Temple, Middle Temple là hai trong tổng số bốn trường dòng nghề luật ấy. Khách du lịch chen chân đến những nơi đô hội của London chẳng mấy ai màng tới cái cổng gỗ đã gù dần theo năm sáu thế kỷ. Những tấm biển ghi danh các thầy tranh biện rộng chưa quá hai ngón tay, mỗi cửa sổ từ những toà nhà nhiều trăm tuổi kia đều ẩn hiện những văn phòng luật sư danh tiếng. Một điều thú vị, nhà ăn của thầy trò các luật sư tranh biện trông bên ngoài hệt như một nhà thờ cổ kính, bên trong san sát những dãy bàn ăn trong một không gian rộng lớn tựa như lâu đài Hovert trong phim truyện Harry Porter. Lịch sử sống động với những bức tranh các luật sư nổi tiếng theo thời gian, lịch sử cũng sống với những tục lệ kỳ lạ, học trò chưa dùng đủ 24 bữa trong toà nhà ăn đáng kính ấy khó mà được thầy cho phép hành nghề.
Rời bốn trường dòng nghề luật ấy, người học mang theo dáng dấp nơi thầy mình đã dạy. Người ta bảo nghề luật ở Anh được truyền từ thầy cho trò trong các văn phòng nhiều hơn là đào tạo ở đại học. So với các trường dòng nghề luật cổ kính, đào tạo cử nhân luật trong các trường đại học ở Anh tuy đã bắt đầu từ vài thế kỷ nay, song có vẻ vẫn còn rất thiếu niên. Đạo đức hành nghề được giữ gìn bởi những gắn bó vô hình ấy, các trường dòng Lincoln hay Gray’s Inns đều ràng buộc tư cách thành viên của mình với những tiêu chuẩn hành xử khắt khe. Thêm vào đó Hiệp hội luật sư tư vấn và các đoàn luật sư tranh biện cũng bắt buộc người hành nghề phải tham gia hiệp hội; mất tư cách hội viên nghĩa là bị tước quyền hành nghề.
Văn bản pháp luật trên giấy dù có siêu việt tới đâu cũng đều có thể bị bóp méo bởi những người thi hành pháp luật không có đạo hành nghề. Soạn ra luật thì dễ, song tu rèn cái đạo hành nghề ấy mới khó vô cùng. Nước Anh cổ kính song chẳng già nua, cái nhựa sống tình nghĩa thầy trò từ thuở nào vẫn nối đương đại với bất tận quá khứ. Bên gốc sồi, một chiếc lá vàng vô tình rơi. Ngoài phố, khách du lịch vẫn náo nhiệt chen chân bên những “tàn dư phong kiến” một thời. Nước Anh quả nhiên rất đỗi xa xôi./.
Comments