Skip to main content

Posts

Showing posts from 2012

(Một trang) lịch sử pháp luật Việt Nam

Những cuộc tiếp xúc đại cử tri già quen thuộc hàng năm

Những bức ảnh được báo chí chọn đăng không biết nói dối. Chỉ nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc của các cụ già "được mời làm đại cử tri". Đâu rồi khuôn mặt nông dân, công nhân, dân kinh doanh buôn bán, những người trẻ tuổi khác được cho là chiếm hơn 60% cử tri toàn quốc? 

Giới thiệu cuốn "The Lê Code" cho Giải thưởng Phan Chu Trinh

The Lê Code: Law in Traditional Vietnam, A Comparative Sino-Vietnamese Legal Study With Historical-Juridical Analysis and Annotations . 3 Volumes. By Nguyen Ngoc Huy and Ta Van Tai with the cooperation of Tran Van Liem for the translation. Athens and London: Ohio University Press, 1987. Vol. I: Pp. xii, 293; Vol. II: Pp. 360; Vol. III: Pp. 363. Tables, Appendices, Sketches, Bibliography, Glossary, Index. Nhận xét về cuốn sách "The Lê Code: Law in Traditional Vietnam" Đây là một cuốn sách có mặt ở hầu hết thư viện luật học ở các trường đại học danh tiếng ở Phương Tây. Tôi đọc cuốn sách này lần đầu tiên cách đây khoảng 14 năm, vào Mùa thu năm 1998 tại Trường Luật Stanford và thi thoảng vẫn phải tìm đến nó để tra cứu về cổ luật. Cuốn sách này nổi bật trên giá sách của thư viện vì mấy lẽ. Thứ nhất, tư liệu viết về luật pháp Việt Nam bằng tiếng Anh thật nghèo nàn, thế giới biết về luật pháp nước ta chủ yếu thông qua lăng kính của người Tây. Thứ hai, cổ luật Việt Nam đã â

Dân Miến Điện chào đón Tổng thống Hoa Kỳ

Một dạo ông bà Clinton thăm Hà Nội, dân chúng đứng hai bên đường Kim Mã, Núi Trúc tự phát vỗ tay rào rào khi ông Tổng thống cao lớn này mở cửa sổ ô-tô và vẫy tay chào họ. Nay ông Tổng thống Obama không thăm Hà Nội mà lại thăm Răng-gun, Căm-bốt và Thái-Lan, người Hà Nội có ai chạnh lòng?       (Ảnh từ Spiegel, Dân chúng Miến điện đón chào sự kiện O-bur-ma).

Hai bức ảnh phải lưu ngày hôm nay

Một ảnh lấy từ Spiegel là 7 người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc, còn một ảnh khác lấy từ Viet-Studies với chi chít những con số.

Người Tây kêu gọi bảo vệ nông dân Việt Nam

Ngày 08/11/2012 đại diện đại sứ quán của 9 nước phương Tây, Ngân hàng thế giới, Liên hợp quốc và nhiều nhà tài trợ khác cùng nhau khuyến nghị đòi thêm quyền cho nông dân Việt Nam, nhất là hạn chế quyền của các quan chức thu hồi đất nông nghiệp với giá rẻ để trao cho những nhà tư bản. Hỡi ôi chế độ công-nông: chính quyền lo cưỡng thu đất của nông dân để trao cho những ông chủ mới, còn đám "tư bản nước ngoài giẫy chết" thì xớ rớ can dự vào việc bảo vệ nông dân ở đất nước của người ta. Thật trái khoáy. THÔNG CÁO BÁO CHÍ CHUNG Đối xử bình đẳng với tất cả mọi người sử dụng đất là cốt lõi đối với luật Đất đai sửa đổi Khuyến nghị chung từ 15 đối tác phát triển nhấn mạnh tạo cơ chế thu hồi   và bồi thường đất đai công bằng và minh bạch là các ưu tiên chính   của việc sửa đổi luật Đất đai hiện hành. HÀ NỘI, 8/11/2012 – Nhân Quốc hội Việt Nam đang thảo luận luật sửa đổi Luật Đất đai, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển chau Á,

Biển Đông và minh bạch chính quyền

Bài này được viết vào ngày 01/07/2011, đã gửi Tuổi trẻ để chào đón QH13 khi ấy vừa trúng cử, Tuổi trẻ không đăng, vô tình tìm thấy trong đống files cũ: BIỂN ĐÔNG VÀ MINH BẠCH CHÍNH QUYỀN “Trông tin quan như trời hạn trông mưa”, thời biển Đông dậy sóng, lời tế xưa bỗng nhói trong tim. Dân ta tin ở chính quyền, làng với nước là một, chung một ngọn cờ từ bao đời nay tổ tiên chúng ta đã giữ được giang sơn. Chỉ có điều muốn giữ được niềm tin ấy, chính quyền phải minh bạch, mọi quyết định phải giải thích đủ thuyết phục mong giữ lấy sự đồng lòng. Vô tận nguồn thông tin ập tới ngôi nhà của chúng ta, một chính quyền sáng suốt thời nay không thể ngăn dân biết, không thể ngăn dân bàn, càng không thể ngăn nhân dân hành động. Quốc hội nhiệm kỳ mới rồi đây sẽ nhóm họp. Bày tỏ dân tâm, những mong Quốc hội sớm tuyên bố mạnh mẽ giữ lấy chủ quyền biển đảo của tổ tiên để lại. Hơn thế nữa, Quốc hội sẽ xác định các ưu tiên hành động. Một đạo luật về quyền được biết của người dân đã trở nên vô

Mùa Thu ở miền Nam nước Anh

Trên con đường từ Brighton tới London, ở làng Bramber, còn phế tích lâu đài của dòng họ quý tộc De Braose, đã từng vừa là lâu đài, vừa là pháo đài, vừa là nơi thu thuế. Vào thế kỷ 11 vua Anh đã truất tước hiệu, tịch thu tài sản của dòng họ này. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự nổi dậy của các nhà quý tộc, buộc nhà vua phải ký vào Magna Carta (Đại Hiến chương) năm 1225, công nhận quyền lợi của giới quý tộc, cam kết tuân thủ pháp luật. Mầm mống của Hiến pháp nhằm hạn chế quyền lực của nhà cầm quyền đã ra đời từ đây. [Mùa thu 2012, miền Nam nước Anh, ảnh chụp từ Lâu đài Bramber].    

Phiếu tín nhiệm và lòng dân

Khó khăn bủa vây tứ bề, cả nước mong chính quyền sáng suốt và mạnh mẽ vì dân. Mang theo hơi nóng từ những cuộc tiếp xúc cử tri, trong dày đặc chương trình nghị sự, Quốc hội kỳ này sẽ bàn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Nếu điều ấy thành công, người dân nước ta có thêm một thước đo tín nhiệm với những người giữ chức vụ trọng yếu trong bộ máy quản trị quốc gia. Chính quyền mạnh không phải bởi làm nhiều việc, mà biết làm đúng việc với những chính sách thông minh. Để hối thúc chính quyền làm đúng việc, người dân cần phải có tiếng nói và những kênh hối thúc chính quyền chịu trách nhiệm trước cử tri. Là nơi tụ hội những đại biểu ưu tú của nhân dân, Quốc hội nước ta có nhiều quyền lực, song quan trọng bậc nhất phải là quyền giám sát và hối thúc Chính phủ chịu trách nhiệm giải trình trước toàn thể nhân dân. Toàn thể Quốc hội đã bầu và bổ phiệm ra 49 vị giữ các chức vụ quan trọng bậc nhất trong hệ thống quyền lực Nhà nước. Sau khi được bổ nhiệm, Chính phủ và từng thành viên trong Chính phủ cũng n

Dân phòng và Hiệp sỹ

Ước gì ra đường ta toàn gặp những khuôn mặt thánh thiện, nhân từ. Chỉ tiếc rằng điều mơ ước ấy chưa từng xảy ra trên trần thế, cái ác rình rập khắp nơi. Chỉ riêng chính quyền thì không đủ trấn áp, bởi thế cả xã hội phải chung tay phòng và chống cái ác.Từ đó sinh ra “hiệp sỹ”. Song cũng từ đó, không thiếu những vấn đề pháp lý rắc rối sẽ nảy sinh. Suy cho cùng, các hoạt động tự giác, tự phát và vì nghĩa hiệp của các “hiệp sỹ” là sự phòng vệ của xã hội nhằm chống lại tội phạm. Một mặt, những hành vi ấy cần được xã hội tôn vinh, song mặt khác mọi hành vi phòng vệ đó không được phép lạm dụng. Cây gậy là công cụ phòng vệ, song nếu không bị kiểm soát, cây gậy cũng có thể là hung khí tấn công. Giới hạn đó chính là những quy trình thủ tục khắt khe mà pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sự tự do về thân thể và quyền tài sản bất khả xâm phạm của mọi người dân, kể cả của người có thể bị tình nghi phạm tội. Không ai được phép bắt giữ, giam cầm, truy bức hoặc tước đoạt tài sản của ngườ

Ghi chép: Nghe các nhà thông thái nói

Hôm qua, một nhóm những nhà kinh tế thông thái nước ta đã họp ở "Viện Hàn Lâm" (VASS). Họ bảo trong 02 năm qua, cứ 10 doanh nghiệp thì 04 đã xin tạm ngưng hoạt động để khỏi phải nộp thuế. Họ bảo nền kinh tế nước ta ốm nặng bởi những cục máu đông trong người: doanh nghiệp vỡ nợ, ngân hàng có tiền mà không thể cho vay, hàng tồn kho nhiều không thể bán, đầu tư công cộng tràn lan và bất chấp hiệu quả. Họ bảo, từ 2005 có nhiều chính sách thụt lùi. Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2005 về căn bản đã không đạt được mục tiêu đề ra. Họ bảo các tập đoàn kinh tế nhà nước đã gia tăng độc quyền. Giấy phép và phiền nhiều hành chính đối với doanh nghiệp tư nhân tăng thêm mau chóng. Hội thảo nào rồi cũng thành công. Họ nói thật hay, song cũng như mọi lần, họ chỉ nói cho nhau nghe. ( Minh họa: Trong số cổ phiếu của 600 công ty niêm yết, khoảng 200 cổ phiếu rớt giá thê thảm, chúng có giá trị không hơn một ổ bánh mỳ hoặc một mớ rau muống ).

Ghi chép cuối tuần

Chủ nhật 29/07, sau bữa cơm tối, các bà các mẹ ở quê sôi sục chuyện hàng Tàu, phòng khám Tàu, lái buôn Tàu, cướp biển Tàu... Sớm thứ 2 30/07, chưa tỉnh ngủ, loa truyền thanh văng vẳng đưa tin Đảng, Nhà nước, Nhân dân đời đời vun đắp tình hữu nghị Việt-Trung. Nghe qua lũy tre rì rào, câu được câu chăng, mở mắt nhìn giời, mộng mị thực hư chẳng rõ.

"Bạn vàng" mời thầu khai thác biển Việt Nam

Người Trung Hoa  ngang nhiên mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển Việt Nam . Nếu tiếp tục sợ "bạn vàng", sợ người dân bày tỏ ý chí của mình một cách công khai, hợp pháp, ôn hòa và văn minh để chống lại chủ nghĩa bành trướng từ Phương Bắc, người cầm quyền có nguy cơ  mất dần tính chính danh ngay trên đất nước này.

San sẻ phúc lợi từ đất đai

Lý thuyết màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi, đấy là lời của Goethe, đại thi hào người Đức. Đất đai thuộc sở hữu của ai, gọi quyền ấy là gì, chuyện cao siêu ấy thuộc về thế giới của những người ưa lý luận. Với dân tộc, vẹn toàn lãnh thổ là niềm đau đáu khôn nguôi, thì cũng thế với hàng triệu nông dân, ruộng vườn là tài sản thân thương tựa máu thịt của họ. Một thời chưa xa, giao khoán ruộng đất cho các nông hộ đã cởi trói cho nông nghiệp, từ thiếu đói nước ta có gạo để xuất khẩu. Quyền của chủ nhân các ô thửa đất tăng lên từ 5 quyền, 8 quyền đến hàng chục quyền đã làm sôi động thị trường nhà đất. Từng ô thửa phải rõ chủ, việc đăng ký chủ quyền ấy phải thuận tiện, đó chính là phép màu nhiệm làm cho đất đai trở thành nguồn tư bản lưu chuyển không ngừng trong thế giới hiện đại này. Từ hai mươi năm nay Hiến pháp nước ta luôn tuyên bố nhà nước thực hiện nguyên tắc giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Điều ấy đã đúng với đất ở, đất khu công nghiệp, song cò

Không phải ban quyền cho dân, HP viết ra để trói buộc chính quyền

Trả lời ông Lê Thanh Phong, báo Lao Động (18/05/2012), nguyên bản thế này: Nhu cầu về thiết chế bảo hiến Trước hết cần lưu ý Hiến pháp là một khế ước của nhân dân lập ra để kiểm soát quyền lực nhà nước. Hiến pháp viết ra để trói buộc chính quyền chứ không phải ban quyền cho người dân. Nhưng ở một số quốc gia, Hiến pháp đã không được hiểu với ý nghĩa đó. Ví dụ Liên Xô trong giai đoạn 1922 – 1990, Hiến pháp được hiểu như là tuyên bố của Đảng cầm quyền. Một số quốc gia khác cũng sử dụng Hiến pháp như cương lĩnh của nhà nước, của những người lãnh đạo. Đó là sự khác biệt so với những quốc gia dân chủ, tôn trọng quyền tự do của công dân và kiểm soát quyền lực của nhà nước. Ở các quốc gia đó, Hiến pháp được viết ra để trói buộc nhà cầm quyền. Người có khả năng vi phạm Hiến pháp thường không phải nhân dân, mà là các các cơ quan có thể sử dụng quyền lực công. Các cơ quan giữ quyền lực công là Chính phủ, Tòa án, Quốc hội. Một đạo luật do Quốc hội ban hành, một hành vi của Chính phủ có thể v

Khi nhà báo bị đánh

Khi không thể chối cãi mãi được nữa, chính quyền tỉnh Hưng Yên, dù chưa biết xin lỗi, song đã bắt đầu lấy làm tiếc về việc lực lượng cưỡng chế ở Văn Giang đánh người. Thật trớ trêu, người bị đánh đòn đau lại là hai nhà báo từ trung ương. Mặt mày sưng húp rồi cũng sẽ lành, song nỗi đau tinh thần sẽ mãi ê ẩm với cảnh đánh đập hung tợn này. Gần hai vạn phóng viên của 800 cơ quan báo chí nước ta rất dè dặt, chưa dám phanh phui những nhức nhối ẩn sau vụ thu hồi đất mang tính kinh điển này. Một ống kính bí hiểm, cho đến nay vẫn chưa lộ danh tính, đã chộp lấy cảnh hành hung, sau khi được tung lên mạng, đoạn video clip lan truyền nhanh chóng, day dứt nhiều, dần dần lộ ra danh tính của các nạn nhân. Không có đoạn video clip đó, không có sự phản ứng của công chúng trên mạng, nếu người bị hại cũng cam nín lặng, ai dám tin rằng ở đất nước chúng ta hàng chục dân phòng và cảnh sát lại xúm vào đánh hội đồng một người không có khả năng kháng cự giữa thanh thiên bạch nhật. Người ta bảo ánh nắn

Hien phap

Đảng bàn về Hiến pháp Hôm qua khi tuyên thệ nhậm chức, sau một thời gian lắt léo từ Tổng thống xuống làm Thủ tướng rồi lại trở về làm Tổng thống nhiệm kỳ 3, ông Putin ở nước Nga một tay đặt lên Hiến pháp và thề sẽ tuân thủ Hiến pháp. Ở Việt Nam tôi không rõ các ông bà lãnh đạo đất nước này khi nhậm chức có phải thề trước đấng linh thiêng nào không và nếu thề, không rõ họ sẽ cam kết những gì. Làm ra Hiến pháp, hy vọng Đảng tuân thủ chính bản Hiến pháp ấy. Ở VN, Hiến pháp chưa phải của người dân viết ra để trói buộc chính quyền, nó không có giá trị nhiều hơn một tuyên bố của Đảng cầm quyền. Thế thôi. Ghi thêm: Từ góc độ lịch sử, có thể tham khảo Điều 55 Hiến pháp chế độ Việt Nam Cộng Hòa năm 1967, điều ấy quy định như sau: Khi nhậm chức, Tổng Thống tuyên thệ trước quốc dân với sự chứng kiến của Tối cao Pháp viện và Quốc Hội : "Tôi long trọng tuyên thệ trước quốc dân sẽ bảo vệ Tổ Quốc, tôn trọng Hiến Pháp, phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc và tận lực làm tròn nhiệm vụ Tổng

Toi tuong la the

Tôi tưởng là thế Tuần này, một vài tờ báo rụt rè đưa tin , ở một miền quê ngoài Bắc hàng ngàn cảnh sát bao vây, cưỡng chế thu hồi đất của dân làng để giao cho một công ty kinh doanh (xây những ngôi nhà đẹp, bán cho người có tiền). Có mùi lựu đạn cay, dùi cui và những tiếng la hét, 20 người bị tạm giữ. Về mặt pháp luật, điều ấy cần được giải thích như thế nào? Tôi đọc Điều 23 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, theo đó " Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia , Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường ". Tôi cũng đọc Câu thứ 2 Điều 18 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, theo đó " Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài ". Như vậy, quyền sử dụng đất của dân làng dù chưa được công nhận là sở hữu tư nhân tuyệt đối, song cũng là một quyền tài sản được nhà nước bảo hộ. Quyền tài sản ấy chỉ bị trưng mua hoặc trưng dụng trong những trường hợ

Đằng sau mỗi chức quan

Cháy ván cờ, một ông, hai ông, lại lòi ra ba ông quan nho nhỏ thừa tiền cá cược hàng tỷ đồng cho mỗi ván cờ. Bạc tỷ… đối với hàng triệu người vẫn đang mơ có được mức lương tối thiểu trên đất nước này, nghĩa là tổng cộng tiền công cho lao động của của hàng nghìn con người không ăn không tiêu suốt một tháng trời. Ẩn sau những ván cờ tiền tỷ ấy, của nổi của chìm lộ dần sau mỗi chức quan. Của nổi, ấy là dinh thự, đất đai, vốn cổ phần, tiền bạc chu cấp cho người thân du học hoặc hưởng các dịch vụ y tế tiên tiến ngày càng nhiều ở nước ngoài. Của chìm, ấy chính là quyền lực của nhân dân được trao cho cơ quan nhà nước, tới tay nhà chức trách, quyền lực công nếu không được giám sát chặt chẽ có nguy cơ lén lút trở thành những lộc riêng. Như cái kim trong túi lâu ngày rồi cũng lòi ra, thêm một vụ đánh cờ tiền tỷ là nguy cơ giảm đi một chút sự tôn trọng của nhân dân đối với bộ máy những người có chức quyền trên đất nước này. Mất niềm tin của dân, chính quyền có nguy cơ mất dần sự chính danh.

Trong vong vay cua phi duong bo

TRONG VÒNG VÂY CỦA PHÍ ĐƯỜNG BỘ Không phải ai cũng có cánh, né cao tốc, gặp quốc lộ, nếu Nhà nước quyết định đặt thêm trạm thu phí ở Quốc lộ 1 để thu phí các xe né đường cao tốc TPHCM- Trung Lương thì các chủ xe hết dần đường lựa chọn. Phí tăng thì cước vận tải sẽ tăng, chi phí cuối cùng sẽ đổ dồn lên đầu từng người dân. Bất hợp lý của việc thu phí đường bộ, nếu không sớm được giải quyết hợp lý, sẽ lan nhanh thành những bất bình lớn không phải chỉ của các chủ xe. Bởi vậy, thay vì mãi né tránh và chạy trốn các khoản phí cao ngất đó, cần có những phân tích thấu đáo hơn về tính chính danh của từng loại phí đó. Để làm quốc lộ, nhà nước đã thu hồi đất của dân, tiêu tiền từ ngân sách của dân, vay nợ nước ngoài dân cũng phải trả. Có công bằng không bắt người dân phải trả phí sử dụng quốc lộ cao ngất chỉ vì họ né đường cao tốc. Muốn chính danh, chính sách trước hết phải hợp đạo lý. Tự do đi lại là một quyền làm người căn bản được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Thì cũng thế, người dân c
Thêm một lời bàn về thể chế bảo hiến Từ hơn 10 năm trở lại đây, tình hình nghiên cứu các mô hình và bài học nước ngoài về thể chế bảo hiến trên các diễn đàn hoạch định chính sách và hàn lâm ở VN trở nên sôi nổi, bởi vì quyết định lựa chọn một trong vô số mô hình đã là khó, song làm thế nào để mô hình được chọn đó sống, hoạt động hiệu quả trong bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa VN mới là điều khó gấp bội. Minh họa: Khều Trong lịch sử hiến pháp Việt Nam, dấu ấn của phân quyền và chế ước đã xuất hiện sớm trong bản Hiến pháp năm 1946. Có thể so sánh vị thế của Chủ tịch nước với nghị viện nhân dân theo Hiến pháp 1946 để làm rõ ý này. Các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 về sau này đi theo mô hình Hiến pháp Xô Viết không thực hiện tam quyền phân lập. Mãi đến 2001 bản Hiến pháp mới dè dặt được sửa thêm rằng quyền lực nhà nước cần có sự phân công và phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, ý niệm về phân chia và kiểm soát các quyền lực công cộng n
Obama kế bên ông Mao? Spiegel đưa tin hôm nay dân Mỹ biểu tình bên ngoài Tối cao pháp viện, bên thì ủng hộ Obama và chủ nghĩa xã hội, bên thì đòi tự do. Chính quyền Obama tiến đến chủ nghĩa xã hội, Việt Nam tiến đến chủ nghĩa tư bản... một thời đại của đổi thay dữ dội.