CÒN BAO NHIÊU TRUYỀN THỐNG
TRONG TOÀ ÁN CỦA CHÚNG TA
Phạm Duy Nghĩa
Thời hiện đại, bản khai của viên quan chức Nhật trong vụ PCI có chút liên quan đến Việt Nam có thể dễ dàng tải về chỉ sau một cái nhắp chuột. Tôi không dám nghĩ rằng tin đó đúng hay sai, chỉ thoáng ngỡ ngàng là người Nhật vẫn mến yêu cách xưng danh thuở xưa: “tôi Sakashita, sinh năm Sho-wa thứ 21 (1946), vào ngày tháng năm Hei-sei thứ 20 (2008) xin khai…”. Một dân tộc đứng hàng nhất nhì trong thế giới văn minh ngày nay có vẻ như vẫn nâng niu từng li truyền thống của cha ông họ.
Thì cũng thế, theo một đoàn chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam sang thăm Anh Quốc, chúng tôi lại cũng ngỡ ngàng vì cách mà con cháu của người Hồng-Mao tôn trọng truyền thống của cha ông họ. Vẻ ngoài hiện đại không giấu nổi nét cổ kính và xưa cũ trong cách người Anh dạy luật, học luật và hành nghề luật. Kính cẩn tự đáy lòng, ẩn mình trong chiếc áo thụng và tóc giả, anh luật sư tranh biện lễ phép cúi đầu mỗi lần thưa gửi với quan toà.
Về với nước ta, hủ tục đã được xoá hết cả rồi. Thẩm phán chia phòng cùng viên thư ký, vừa nghe nhạc vừa lướt mạng từ chiếc máy tính mới toanh. Chẳng cần luật sư đại diện, người dân dạn dĩ với quan toà, trong các phiên lấy lời khai và hoà giải đương sự nhiều phen lẫn lộn chẳng biết xưng hô bằng “anh” bằng “chú với “quý toà”. Không hiếm khi viên thư ký ngoảnh sang chêm ngang một tiếng khi thẩm phán đang lấy lời khai.
Không còn thụng bào thẩm phán, y phục quan toà thời nay ở Việt Nam cũng Âu phục chẳng khác mấy thường dân. Tựa mõ toà xưa, thư ký phiên toà vẫn rao toà thăng đường theo kiểu mới, song mõ làm nghề mõ, tiếng rao không sang sảng lảnh lói như xưa. Nếu thẩm phán nước người để luật sư tranh luận với nhau hoặc tranh luận với công tố, thẩm phán nước ta có vẻ tất bật hơn nhiều. Nghiên cứu hồ sơ, lấy lời khai đương sự, tiến hành đối chất, ông thẩm phán chủ toạ phiên toà tung hoành ngang dọc trong cả các phiên dân sự.
Ngày xưa, hình như chỉ có việc hình, việc hộ. Ngày xưa quan phủ thăng đường dường như xử tất cả việc hộ lẫn việc hình. Rồi một thời chỉ có vài toà thương mại dành cho doanh nhân ở những nơi kinh doanh sầm uất. Rồi toà thường tụng, toà đặc tụng, có vẻ như người Pháp đã tìm cách xây dựng một hệ thống toà án tuy còn đơn sơ, song đã khá quy củ ở nước ta.
Kìa là Nhà hát lớn, Viện Bác cổ, dinh Toàn quyền, kìa tân nhạc, Mỹ thuật Đông Dương, dường như di sản của người Pháp trong kiến trúc, văn học và nghệ thuật còn vương vấn đâu đó trong văn hoá sống của người Việt Nam. Chỉ tiếc rằng di sản của 80 năm du nhập pháp luật dân sự của người Pháp vào nước ta chẳng đáng bao nhiêu. Trong ít ỏi những khuôn viên toà án cũ còn sót lại, người ta ráo riết cơi nới xây lắp, cửa ghỗ lim mốc thuếch thẹn thùng cùng nhôm kính sáng choang.
TRONG TOÀ ÁN CỦA CHÚNG TA
Phạm Duy Nghĩa
Thời hiện đại, bản khai của viên quan chức Nhật trong vụ PCI có chút liên quan đến Việt Nam có thể dễ dàng tải về chỉ sau một cái nhắp chuột. Tôi không dám nghĩ rằng tin đó đúng hay sai, chỉ thoáng ngỡ ngàng là người Nhật vẫn mến yêu cách xưng danh thuở xưa: “tôi Sakashita, sinh năm Sho-wa thứ 21 (1946), vào ngày tháng năm Hei-sei thứ 20 (2008) xin khai…”. Một dân tộc đứng hàng nhất nhì trong thế giới văn minh ngày nay có vẻ như vẫn nâng niu từng li truyền thống của cha ông họ.
Thì cũng thế, theo một đoàn chuyên gia của Hội Luật gia Việt Nam sang thăm Anh Quốc, chúng tôi lại cũng ngỡ ngàng vì cách mà con cháu của người Hồng-Mao tôn trọng truyền thống của cha ông họ. Vẻ ngoài hiện đại không giấu nổi nét cổ kính và xưa cũ trong cách người Anh dạy luật, học luật và hành nghề luật. Kính cẩn tự đáy lòng, ẩn mình trong chiếc áo thụng và tóc giả, anh luật sư tranh biện lễ phép cúi đầu mỗi lần thưa gửi với quan toà.
Về với nước ta, hủ tục đã được xoá hết cả rồi. Thẩm phán chia phòng cùng viên thư ký, vừa nghe nhạc vừa lướt mạng từ chiếc máy tính mới toanh. Chẳng cần luật sư đại diện, người dân dạn dĩ với quan toà, trong các phiên lấy lời khai và hoà giải đương sự nhiều phen lẫn lộn chẳng biết xưng hô bằng “anh” bằng “chú với “quý toà”. Không hiếm khi viên thư ký ngoảnh sang chêm ngang một tiếng khi thẩm phán đang lấy lời khai.
Không còn thụng bào thẩm phán, y phục quan toà thời nay ở Việt Nam cũng Âu phục chẳng khác mấy thường dân. Tựa mõ toà xưa, thư ký phiên toà vẫn rao toà thăng đường theo kiểu mới, song mõ làm nghề mõ, tiếng rao không sang sảng lảnh lói như xưa. Nếu thẩm phán nước người để luật sư tranh luận với nhau hoặc tranh luận với công tố, thẩm phán nước ta có vẻ tất bật hơn nhiều. Nghiên cứu hồ sơ, lấy lời khai đương sự, tiến hành đối chất, ông thẩm phán chủ toạ phiên toà tung hoành ngang dọc trong cả các phiên dân sự.
Ngày xưa, hình như chỉ có việc hình, việc hộ. Ngày xưa quan phủ thăng đường dường như xử tất cả việc hộ lẫn việc hình. Rồi một thời chỉ có vài toà thương mại dành cho doanh nhân ở những nơi kinh doanh sầm uất. Rồi toà thường tụng, toà đặc tụng, có vẻ như người Pháp đã tìm cách xây dựng một hệ thống toà án tuy còn đơn sơ, song đã khá quy củ ở nước ta.
Kìa là Nhà hát lớn, Viện Bác cổ, dinh Toàn quyền, kìa tân nhạc, Mỹ thuật Đông Dương, dường như di sản của người Pháp trong kiến trúc, văn học và nghệ thuật còn vương vấn đâu đó trong văn hoá sống của người Việt Nam. Chỉ tiếc rằng di sản của 80 năm du nhập pháp luật dân sự của người Pháp vào nước ta chẳng đáng bao nhiêu. Trong ít ỏi những khuôn viên toà án cũ còn sót lại, người ta ráo riết cơi nới xây lắp, cửa ghỗ lim mốc thuếch thẹn thùng cùng nhôm kính sáng choang.
Lang thang qua những phòng xử án từ châu Âu tới Nhật, bỗng một ngày lựa cách mà ngồi cho khỏi ngã bổ ngửa trên chiếc ghế băng mảnh mai dành cho đương sự và luật sư, tôi vẫn lãng đãng như chưa bao giờ rõ còn bao nhiêu truyền thống trong toà án của chúng ta./.
Comments