NHÂN CHUYỆN SỪNG TÊ GIÁC
Phạm Duy Nghĩa
Cách đây dăm năm, quên chiếc cặp đựng tiền ở sân bay, một quan chức nước ta giãi bày rằng tiền đó được bạn bè gửi nhờ mua sừng tê giác. Nay lại thêm một quan chức ngoại giao nước ta dính líu tới dây buôn loại sừng hiếm và hoang dã ấy ở Châu Phi. Quyền cao chức trọng, quan càng lớn chắc là ở đâu cũng càng được chăm sóc càng đặc biệt. Song cách mà chúng ta bảo vệ các yếu nhân có một vài vấn đề dường như chưa thật ổn.
Trong các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, các đại biểu nhẹ nhàng chê trách rằng cách mà chúng ta đối xử với hành vi phạm pháp có vẻ như "nhẹ trên, nặng dưới"; nặng đối với thường dân và nhẹ dần với quan chức cấp cao. Quân pháp bất vị thân, hơn 2 nghìn năm trước Hàn Phi đã cổ võ cho việc pháp luật phải công bằng, không thể nhẹ với quan mà xử nặng với thường dân. Xem ra điều ấy vẫn chỉ là mơ ước, thể chế của chúng ta vẫn còn vài trở ngại, quan và dân chưa thật bình đẳng trước pháp luật, nhất là trước những hành vi phạm pháp.
Ai chẳng ham sống, ham khỏe, ham trẻ đến tận tuổi già, chỉ có điều dân nghèo lo ăn chưa đủ, làm gì dám nghĩ tới những loại cao lương, mỹ vị, thịt thú rừng, thuốc trường sinh. Đỏ tía huyết mạch, sừng tê giác được đồn như thần dược, người có tiền săn mua, và vì thế hình thành những dây buôn. Chỉ có điều trái đất này không phải của riêng loài người, để cứu lấy những động vật hoang dã đã rất hiếm ấy, pháp luật ở đâu cũng cấm săn bắn và tiêu thụ chúng.
Ở những xứ trọng đức tin, trọng sự sống, biết ơn và gìn giữ thiên nhiên, kẻ khoác chiếc áo lông từ những loài thú quý hiếm đã tự cảm thấy kệch cỡm. Khác với điều ấy, ở nước ta những quán ăn thịt thú rừng vẫn nhan nhản vây quanh người có tiền. Hân hoan chia từng ly mật gấu, vẫn dửng dưng với mẩu tin quan chức ngoại giao dính líu vào vụ buôn sừng tê giác, công chúng nước ta dường như chưa cảm thấy sự khinh rẻ của công luận ở xứ văn minh.
Những tưởng đi sứ để làm vẻ vang cho quốc gia, làm giàu trên những tiếng kêu cứu cùng quẫn của loài thú hiếm, quan chức ngoại giao đã làm rầu nồi canh. Những ai mỗi sớm chứng kiến từng đám đông chen lấn trước các phòng lãnh sự nước ngoài, mới thấy để được họ kính trọng vừa dễ mà cũng vừa khó. Cộng với tin giới chức Séc tạm dừng cấp thị thực nhập cảnh cho người Việt, thật rất đáng lưu tâm khi dân và quan người Việt ngày càng ít dần thói quen xấu hổ.
Phạm Duy Nghĩa
Cách đây dăm năm, quên chiếc cặp đựng tiền ở sân bay, một quan chức nước ta giãi bày rằng tiền đó được bạn bè gửi nhờ mua sừng tê giác. Nay lại thêm một quan chức ngoại giao nước ta dính líu tới dây buôn loại sừng hiếm và hoang dã ấy ở Châu Phi. Quyền cao chức trọng, quan càng lớn chắc là ở đâu cũng càng được chăm sóc càng đặc biệt. Song cách mà chúng ta bảo vệ các yếu nhân có một vài vấn đề dường như chưa thật ổn.
Trong các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi, các đại biểu nhẹ nhàng chê trách rằng cách mà chúng ta đối xử với hành vi phạm pháp có vẻ như "nhẹ trên, nặng dưới"; nặng đối với thường dân và nhẹ dần với quan chức cấp cao. Quân pháp bất vị thân, hơn 2 nghìn năm trước Hàn Phi đã cổ võ cho việc pháp luật phải công bằng, không thể nhẹ với quan mà xử nặng với thường dân. Xem ra điều ấy vẫn chỉ là mơ ước, thể chế của chúng ta vẫn còn vài trở ngại, quan và dân chưa thật bình đẳng trước pháp luật, nhất là trước những hành vi phạm pháp.
Ai chẳng ham sống, ham khỏe, ham trẻ đến tận tuổi già, chỉ có điều dân nghèo lo ăn chưa đủ, làm gì dám nghĩ tới những loại cao lương, mỹ vị, thịt thú rừng, thuốc trường sinh. Đỏ tía huyết mạch, sừng tê giác được đồn như thần dược, người có tiền săn mua, và vì thế hình thành những dây buôn. Chỉ có điều trái đất này không phải của riêng loài người, để cứu lấy những động vật hoang dã đã rất hiếm ấy, pháp luật ở đâu cũng cấm săn bắn và tiêu thụ chúng.
Ở những xứ trọng đức tin, trọng sự sống, biết ơn và gìn giữ thiên nhiên, kẻ khoác chiếc áo lông từ những loài thú quý hiếm đã tự cảm thấy kệch cỡm. Khác với điều ấy, ở nước ta những quán ăn thịt thú rừng vẫn nhan nhản vây quanh người có tiền. Hân hoan chia từng ly mật gấu, vẫn dửng dưng với mẩu tin quan chức ngoại giao dính líu vào vụ buôn sừng tê giác, công chúng nước ta dường như chưa cảm thấy sự khinh rẻ của công luận ở xứ văn minh.
Những tưởng đi sứ để làm vẻ vang cho quốc gia, làm giàu trên những tiếng kêu cứu cùng quẫn của loài thú hiếm, quan chức ngoại giao đã làm rầu nồi canh. Những ai mỗi sớm chứng kiến từng đám đông chen lấn trước các phòng lãnh sự nước ngoài, mới thấy để được họ kính trọng vừa dễ mà cũng vừa khó. Cộng với tin giới chức Séc tạm dừng cấp thị thực nhập cảnh cho người Việt, thật rất đáng lưu tâm khi dân và quan người Việt ngày càng ít dần thói quen xấu hổ.
Trị quốc, người ta bảo phải "nội Nho, ngoại Pháp". Giáo dục con người biết xấu hổ, biết tiết độ ham muốn, biết yêu người và yêu cả chúng sinh, thứ tôn ty trật tự đó được tạo ra trước hết bởi niềm tin, tín ngưỡng và những triết lý sống. Nội Nho, ấy chính là nhân trị, con người vì rèn đạo làm người mà giúp xã hội được yên ổn. Ngoại pháp, ấy là pháp luật phải nghiêm, nghiêm cả với quan và quan lớn. Chỉ có điều ở nước ta đôi khi những hàng rào bảo vệ nội bộ đột nhiên buông xuống. Có thể chiếc cặp đựng tiền hay sừng tê giác để lâu rồi cũng hóa bùn, song một dân tộc phải đủ cường tráng để giữ lấy liêm sỉ quốc gia. Vụ liên lụy buôn sừng tê giác nhắc chúng ta phải bắt đầu nghĩ lại về cách dung dưỡng đức tin và dung dưỡng tinh thần thượng pháp trong từng hành vi ứng xử của người Việt Nam./.
Comments