Khó khăn bủa vây tứ bề, cả nước mong chính quyền sáng suốt và mạnh mẽ vì dân. Mang theo hơi nóng từ những cuộc tiếp xúc cử tri, trong dày đặc chương trình nghị sự, Quốc hội kỳ này sẽ bàn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Nếu điều ấy thành công, người dân nước ta có thêm một thước đo tín nhiệm với những người giữ chức vụ trọng yếu trong bộ máy quản trị quốc gia.
Chính quyền mạnh không phải bởi làm nhiều việc, mà biết làm đúng việc với những chính sách thông minh. Để hối thúc chính quyền làm đúng việc, người dân cần phải có tiếng nói và những kênh hối thúc chính quyền chịu trách nhiệm trước cử tri. Là nơi tụ hội những đại biểu ưu tú của nhân dân, Quốc hội nước ta có nhiều quyền lực, song quan trọng bậc nhất phải là quyền giám sát và hối thúc Chính phủ chịu trách nhiệm giải trình trước toàn thể nhân dân.
Toàn thể Quốc hội đã bầu và bổ phiệm ra 49 vị giữ các chức vụ quan trọng bậc nhất trong hệ thống quyền lực Nhà nước. Sau khi được bổ nhiệm, Chính phủ và từng thành viên trong Chính phủ cũng như người đứng đầu các cơ quan tối cao khác phải chịu trách nhiệm báo cáo, chất vấn trước Quốc hội. Thường sau các phiên chất vấn xuất hiện nhu cầu đo lường sự hài lòng của Quốc hội đối với người được chất vấn. Vì lẽ ấy, việc lấy phiếu tín nhiệm tại cơ quan dân cử có thể tạo thêm một kênh đo lường niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.
Để làm được điều đó, ngoài việc thông qua Nghị quyết về quy trình và thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội phải hối thúc nâng cao chất lượng các báo cáo cũng như phiên chất vấn. Cội nguồn sức mạnh của Quốc hội chính là tính chính danh và công khai. Chính danh, vì Quốc hội đại diện cho quyền lực của toàn thể nhân dân. Chính phủ và các cơ quan tối cao, dù quyền uy tới đâu, cũng phải giải trình và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Công khai, vì hàng triệu cử tri đã gửi gắm nguyện ước của mình vào từng đại biểu, người ta mong ngóng những nguyện ước ấy phải được nói ra trên những diễn đàn nghị viện. Việc lấy phiếu tín nhiệm vì lẽ đó sẽ có thêm sức mạnh và ý nghĩa to lớn nếu được tiến hành thường xuyên như một hoạt động giám sát của Quốc hội và kết quả được công khai cho toàn thể nhân dân.
Khác với lấy phiếu như là hành vi đo lường tín nhiệm thường niên, khi uy tín của một người đứng đầu các cơ quan của chính quyền có dấu hiệu được đánh giá thấp, Quốc hội có thể sẽ tiến hành “bỏ phiếu tín nhiệm”. Về bản chất, cuộc bỏ phiếu này là bỏ phiếu bất tín nhiệm để thể hiện thái độ của Quốc hội nhằm ép các quan chức Chính phủ tuân thủ ý chí của nhân dân. Đây là một công cụ khá đặc biệt trong hoạt động nghị viện, có tính bất thường, chỉ diễn ra khi có dấu hiệu suy giảm niềm tin một cách nghiêm trọng giữa cơ quan dân cử và các cơ quan giữ quyền hành pháp.
Lấy phiếu tín nhiệm thường niên hy vọng sẽ tạo nên sự phân công và phối hợp tương hỗ giữa Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quyền lực tối cao khác trong bộ máy nhà nước. Càng làm tốt và công khai hóa kết quả lấy phiếu tín nhiệm như một thói quen bình thường, càng giảm dần nguy cơ bất bình thường phải “bỏ phiếu tín nhiệm” khi niềm tin của cử tri suy giảm./.
Chính quyền mạnh không phải bởi làm nhiều việc, mà biết làm đúng việc với những chính sách thông minh. Để hối thúc chính quyền làm đúng việc, người dân cần phải có tiếng nói và những kênh hối thúc chính quyền chịu trách nhiệm trước cử tri. Là nơi tụ hội những đại biểu ưu tú của nhân dân, Quốc hội nước ta có nhiều quyền lực, song quan trọng bậc nhất phải là quyền giám sát và hối thúc Chính phủ chịu trách nhiệm giải trình trước toàn thể nhân dân.
Toàn thể Quốc hội đã bầu và bổ phiệm ra 49 vị giữ các chức vụ quan trọng bậc nhất trong hệ thống quyền lực Nhà nước. Sau khi được bổ nhiệm, Chính phủ và từng thành viên trong Chính phủ cũng như người đứng đầu các cơ quan tối cao khác phải chịu trách nhiệm báo cáo, chất vấn trước Quốc hội. Thường sau các phiên chất vấn xuất hiện nhu cầu đo lường sự hài lòng của Quốc hội đối với người được chất vấn. Vì lẽ ấy, việc lấy phiếu tín nhiệm tại cơ quan dân cử có thể tạo thêm một kênh đo lường niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.
Để làm được điều đó, ngoài việc thông qua Nghị quyết về quy trình và thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội phải hối thúc nâng cao chất lượng các báo cáo cũng như phiên chất vấn. Cội nguồn sức mạnh của Quốc hội chính là tính chính danh và công khai. Chính danh, vì Quốc hội đại diện cho quyền lực của toàn thể nhân dân. Chính phủ và các cơ quan tối cao, dù quyền uy tới đâu, cũng phải giải trình và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Công khai, vì hàng triệu cử tri đã gửi gắm nguyện ước của mình vào từng đại biểu, người ta mong ngóng những nguyện ước ấy phải được nói ra trên những diễn đàn nghị viện. Việc lấy phiếu tín nhiệm vì lẽ đó sẽ có thêm sức mạnh và ý nghĩa to lớn nếu được tiến hành thường xuyên như một hoạt động giám sát của Quốc hội và kết quả được công khai cho toàn thể nhân dân.
Khác với lấy phiếu như là hành vi đo lường tín nhiệm thường niên, khi uy tín của một người đứng đầu các cơ quan của chính quyền có dấu hiệu được đánh giá thấp, Quốc hội có thể sẽ tiến hành “bỏ phiếu tín nhiệm”. Về bản chất, cuộc bỏ phiếu này là bỏ phiếu bất tín nhiệm để thể hiện thái độ của Quốc hội nhằm ép các quan chức Chính phủ tuân thủ ý chí của nhân dân. Đây là một công cụ khá đặc biệt trong hoạt động nghị viện, có tính bất thường, chỉ diễn ra khi có dấu hiệu suy giảm niềm tin một cách nghiêm trọng giữa cơ quan dân cử và các cơ quan giữ quyền hành pháp.
Lấy phiếu tín nhiệm thường niên hy vọng sẽ tạo nên sự phân công và phối hợp tương hỗ giữa Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quyền lực tối cao khác trong bộ máy nhà nước. Càng làm tốt và công khai hóa kết quả lấy phiếu tín nhiệm như một thói quen bình thường, càng giảm dần nguy cơ bất bình thường phải “bỏ phiếu tín nhiệm” khi niềm tin của cử tri suy giảm./.