Skip to main content

Toi tuong la the

Tôi tưởng là thế

Tuần này, một vài tờ báo rụt rè đưa tin, ở một miền quê ngoài Bắc hàng ngàn cảnh sát bao vây, cưỡng chế thu hồi đất của dân làng để giao cho một công ty kinh doanh (xây những ngôi nhà đẹp, bán cho người có tiền). Có mùi lựu đạn cay, dùi cui và những tiếng la hét, 20 người bị tạm giữ.
Về mặt pháp luật, điều ấy cần được giải thích như thế nào?
Tôi đọc Điều 23 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, theo đó "Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường". Tôi cũng đọc Câu thứ 2 Điều 18 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, theo đó "Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".
Như vậy, quyền sử dụng đất của dân làng dù chưa được công nhận là sở hữu tư nhân tuyệt đối, song cũng là một quyền tài sản được nhà nước bảo hộ. Quyền tài sản ấy chỉ bị trưng mua hoặc trưng dụng trong những trường hợp ngoại lệ với các lý do và thủ tục khắt khe như vừa được liệt kê ở trên.
Mọi đạo luật và hành vi của bất kỳ ai chống lại những nguyên tắc hiến định ấy phải được coi là vi phạm Hiến pháp, chúng phải được tuyên là vô hiệu, tức là không có giá trị thi hành. Nguyên lý ấy được gọi là "nhà nước pháp quyền", có thể đọc tại Điều 2 của bản Hiến pháp 1992 trong lần sửa đổi năm 2001.
Tôi tưởng là thế.

Về phân tích kinh tế, xem bài dưới đây:
Dựa vào bài báo "Văn Giang, Lịch sử một cuộc cưỡng chế", có thể tính và đưa đến các kết luận sau:


  • Đây là dự án nhà nước đổi đất lấy đường, nhưng đất này lại của nông dân, không phải của nhà nước.
  • Dự án tước hữu đất, đền bù với giá cao nhất là 135,000 đồng/m2,vào giai đoạn cuối cùng cho những người không chịu chấp hành lệnh tướchữu. Giá đền bù lúc đầu chỉ có 10,000 đồng/m2. Như thế tổng chi phí đềnbù cho dân ở mức cao nhất cũng chỉ là 37 triệu USD (Coi bảng 2). Nhưvậy với giá ban đầu mà nhiều người phải nhận chỉ tốn dự án dưới 3.7triệu USD. Dù là 37 triệu hay 3.7 triệu, số tiền này so sánh với lãi làdự án đem về là 1600 triệu USD như muối bỏ biển.
  • Để đổi lại, dự án lấy 55ha xây 14 km đường. Nếu tính theo chi phíxây dựng cao tốc ở Mỹ là 8 triệu/km, tổng chi phí xây dựng đường là 112triệu USD.
  • Giả thiết chỉ có ½ đất được xây dựng nhà để bán (250ha), chi phíxây dựng cao nhất là 6 triệu VND/m2, và đem bán với giá 20 triệu VND/m2,tổng doanh thu sẽ là 2500 triệu USD và tổng chi phí xây dựng là 750triệu USD.
  • Như vậy, tổng chi phí của dự án là 900 triệu USD, tổng doanh thu là 2,500 triệu USD. Dự án có lãi 1,600 triệu USD.
  • Còn một điều cuối cùng chưa tính đến, là theo bài báo, đối với đấtbị lấy 360m2 (1 sào bắc bộ) sau này sẽ được giao lại 10m2 dịch vụ. Nhưvậy tỷ lệ trao đổi là 3% doanh thu, tức là 69 triệu (cứ giả dụ chi phíxây dựng giống nhau) và giả thiết rằng người dân không phải trả gì đểđược 10m2 này.
  • Tổng cộng ở mức cao nhất, người nông dân được trả 37 triệu USD đềnbù và 69 triệu đất dịch vụ, tổng cộng là 106 triệu USD so với lãi củadự án là 1600 triệu.
  • Nói tóm lại, ai cũng có thể đặt câu hỏi là lý do gì mà cả hệ thốngchính quyền và công an đem uy tín của mình nhằm bảo đảm cho thiểu số tư bản được hưởng lợi nhuận như thế? Chỉ vì 14 km đường?
GSTS VQV

Popular posts from this blog

Ngổn ngang Công lý – Phần 1: Từ Yorktown tới Washington

  Phạm Duy Nghĩa 1.     Những dòng này dành cho ai: Bất công xảy ra khắp nơi, công lý thì khó khăn lắm mới đạt được. Mỗi ngày, nếu góp thêm tử tế, công bằng, và bớt dần bất công, thì thật quý. Công lý được giữ cho ngay ngắn, từng chút một, chung tay bởi tất cả mọi người. Đặng Hoàng Giang viết một cuốn sách có tựa đề “”Bức xúc không làm ta vô can””, quả là thế, bất công xảy ra do chúng ta né tránh, cam chịu, hoặc đồng lõa. Cùng góp sức chúng ta mới tạo ra và duy trì được lẽ công bằng ở đời. Những dòng này vì thế dành cho những ai muốn sống chậm một chút, dừng lại, đứng nhìn, quan sát, và tìm hiểu: Vì sao bất công đã xảy ra, và Vì sao công lý vẫn là một giấc mơ xa vời với rất nhiều dân tộc, trong đó có chúng ta. Thời đại này mạng xã hội, dữ liệu, tin tức, trí tuệ nhân tạo… đang thổi bay con người, đặt câu hỏi đúng đã là một nửa thành công. 2.     Cấu trúc của phần viết: Phần viết này được cấu trúc hồn nhiên như những mảng kiến thức vụn vặt mà tôi lượm được. Tôi dự kiến sẽ bắt đầu bằn

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due