TRONG VÒNG VÂY CỦA PHÍ ĐƯỜNG BỘ
Không phải ai cũng có cánh, né cao tốc, gặp quốc lộ, nếu Nhà nước quyết định đặt thêm trạm thu phí ở Quốc lộ 1 để thu phí các xe né đường cao tốc TPHCM- Trung Lương thì các chủ xe hết dần đường lựa chọn.
Phí tăng thì cước vận tải sẽ tăng, chi phí cuối cùng sẽ đổ dồn lên đầu từng người dân. Bất hợp lý của việc thu phí đường bộ, nếu không sớm được giải quyết hợp lý, sẽ lan nhanh thành những bất bình lớn không phải chỉ của các chủ xe. Bởi vậy, thay vì mãi né tránh và chạy trốn các khoản phí cao ngất đó, cần có những phân tích thấu đáo hơn về tính chính danh của từng loại phí đó.
Để làm quốc lộ, nhà nước đã thu hồi đất của dân, tiêu tiền từ ngân sách của dân, vay nợ nước ngoài dân cũng phải trả. Có công bằng không bắt người dân phải trả phí sử dụng quốc lộ cao ngất chỉ vì họ né đường cao tốc. Muốn chính danh, chính sách trước hết phải hợp đạo lý. Tự do đi lại là một quyền làm người căn bản được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam. Thì cũng thế, người dân có quyền tự do lựa chọn mọi tiện nghi của đường cao tốc, và nếu phí sử dụng con đường ấy không xứng đồng tiền bát gạo, người ta phải có quyền tự do từ chối sử dụng nó.
Khi ngày càng nhiều người né đường cao tốc, đáng ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đánh giá lại tính hợp lý và công bằng của mức phí hơn là xiết chặt lại quyền tự do đi lại của người dân. Đã qua lâu rồi thời cơ quan nhà nước tự cho mình cái quyền luôn luôn đúng. Một chính quyền của dân phải thận trọng cân nhắc mọi phản ứng từ phía người dân.
Trong nhằng nhịt các loại phí đường bộ, người ta cũng thấy lợi ích của các doanh nghiệp đã đầu tư làm đường cao tốc muốn thu hồi vốn đầu tư. Song cũng như các nghĩa vụ nộp ngân sách khác, thuế, phí và các loại lệ phí ảnh hưởng rất đa dạng tới các tầng lớp dân cư. Ấn định một mức thuế thường là những cuộc thương thuyết dai dẳng, co kéo lợi ích giữa vô số các nhóm cử tri. Vì lẽ ấy, ấn định về các sắc thuế và phí thường là quyền của các cơ quan dân cử, người ta chỉ ủy quyền rất hạn chế cho các cơ quan hành pháp thực thi các quyền này.
Khi ngày càng nhiều người né đường cao tốc, đáng ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đánh giá lại tính hợp lý và công bằng của mức phí hơn là xiết chặt lại quyền tự do đi lại của người dân. Đã qua lâu rồi thời cơ quan nhà nước tự cho mình cái quyền luôn luôn đúng. Một chính quyền của dân phải thận trọng cân nhắc mọi phản ứng từ phía người dân.
Trong nhằng nhịt các loại phí đường bộ, người ta cũng thấy lợi ích của các doanh nghiệp đã đầu tư làm đường cao tốc muốn thu hồi vốn đầu tư. Song cũng như các nghĩa vụ nộp ngân sách khác, thuế, phí và các loại lệ phí ảnh hưởng rất đa dạng tới các tầng lớp dân cư. Ấn định một mức thuế thường là những cuộc thương thuyết dai dẳng, co kéo lợi ích giữa vô số các nhóm cử tri. Vì lẽ ấy, ấn định về các sắc thuế và phí thường là quyền của các cơ quan dân cử, người ta chỉ ủy quyền rất hạn chế cho các cơ quan hành pháp thực thi các quyền này.
Ở nước ta, Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ Tài chính quyết định về phí đường bộ trong khuôn khổ Pháp lệnh về phí và lệ phí. Nếu phá lệ chung, đặt ra mức phí cao để truy phí các xe né đường cao tốc TPHCM-Trung Lương, Bộ Tài chính có lẽ nên lường trước ảnh hưởng hết sức đa dạng của thay đổi chính sách này, nhất là cần dự liệu gánh nặng sẽ đè lên dân nghèo, người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp. Về phía các hiệp hội vận tải và người dân, ngoài sức ép dư luận, pháp luật hiện hành cũng cung cấp nhiều công cụ pháp lý nhằm loại bỏ dần những chính sách tận thu bất hợp lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Trong vòng vây của các loại phí và lệ phí, nếu không còn đường né, cần thẳng thắn truy tìm sự chính danh và lẽ công bằng ẩn sau mỗi nghĩa vụ mà người dân phải đóng góp vào ngân sách của chính quyền./.
Comments