Ước gì ra đường ta toàn gặp những khuôn mặt thánh thiện, nhân từ. Chỉ tiếc rằng điều mơ ước ấy chưa từng xảy ra trên trần thế, cái ác rình rập khắp nơi. Chỉ riêng chính quyền thì không đủ trấn áp, bởi thế cả xã hội phải chung tay phòng và chống cái ác.Từ đó sinh ra “hiệp sỹ”. Song cũng từ đó, không thiếu những vấn đề pháp lý rắc rối sẽ nảy sinh.
Suy cho cùng, các hoạt động tự giác, tự phát và vì nghĩa hiệp của các “hiệp sỹ” là sự phòng vệ của xã hội nhằm chống lại tội phạm. Một mặt, những hành vi ấy cần được xã hội tôn vinh, song mặt khác mọi hành vi phòng vệ đó không được phép lạm dụng. Cây gậy là công cụ phòng vệ, song nếu không bị kiểm soát, cây gậy cũng có thể là hung khí tấn công.
Giới hạn đó chính là những quy trình thủ tục khắt khe mà pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sự tự do về thân thể và quyền tài sản bất khả xâm phạm của mọi người dân, kể cả của người có thể bị tình nghi phạm tội. Không ai được phép bắt giữ, giam cầm, truy bức hoặc tước đoạt tài sản của người dân, nếu không được một cơ quan tư pháp cho phép. Nghi phạm cũng là con người, không ai có quyền đánh đập họ, chỉ có tòa án mới có quyền tuyên bố một người là phạm tội.
Trên thế giới, bảo an, tức là bảo vệ an ninh công cộng, hay còn gọi là công an, thường là nghĩa vụ của các chính quyền địa phương. Trong sự tự quản của mình, chính quyền làng xã, thành phố hay tỉnh có quyền dự liệu ngân sách và xây dựng bộ máy công an cho phù hợp với từng vùng. Ở nước ta, dưới áp lực của phòng, chống tội phạm, bên cạnh lực lượng cảnh sát đã xuất hiện một bộ máy dân phòng, các lực lượng bảo vệ trật tự địa phương và ở nhiều địa phương miền Nam xuất hiện những nhóm “hiệp sỹ” giúp sức cho cộng đồng và chính quyền bảo vệ an ninh.
Nếu như lực lượng dân phòng dường như là cánh tay nối dài của nhà nước, được nhà nước trả một khoản phụ cấp hàng tháng, nhà nước cung cấp trụ sở và tiện nghi, thậm chí trang phục và thiết bị, thì ngược lại những nhóm hiệp sỹ hình thành tự phát bởi những người trọng đạo nghĩa, đôi khi xả thân hành đạo. Nếu dân phòng thường cặp đôi với công an, cảnh sát, thì ngược lại những hiệp sỹ thường xuất hiện để bênh vực những người yếu thế không còn biết trông cậy vào ai để chống lại những hành vi du côn, cướp bóc. Nếu dân phòng núp bóng vào nhà nước, thì hiệp sỹ có dáng dấp của xã hội dân sự. Nơi nào còn ít nhiều nền móng đạo nghĩa và tinh thần xả thân hành đạo, những nơi ấy còn dung dưỡng sự ra đời của hiệp sỹ. Nơi nào sự ích kỷ lên ngôi, người ta thờ ơ với cái ác, ở những nơi đó khó có thể xuất hiện hiệp sỹ.
Suy cho cùng, các hoạt động tự giác, tự phát và vì nghĩa hiệp của các “hiệp sỹ” là sự phòng vệ của xã hội nhằm chống lại tội phạm. Một mặt, những hành vi ấy cần được xã hội tôn vinh, song mặt khác mọi hành vi phòng vệ đó không được phép lạm dụng. Cây gậy là công cụ phòng vệ, song nếu không bị kiểm soát, cây gậy cũng có thể là hung khí tấn công.
Giới hạn đó chính là những quy trình thủ tục khắt khe mà pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ nhân phẩm, danh dự, sự tự do về thân thể và quyền tài sản bất khả xâm phạm của mọi người dân, kể cả của người có thể bị tình nghi phạm tội. Không ai được phép bắt giữ, giam cầm, truy bức hoặc tước đoạt tài sản của người dân, nếu không được một cơ quan tư pháp cho phép. Nghi phạm cũng là con người, không ai có quyền đánh đập họ, chỉ có tòa án mới có quyền tuyên bố một người là phạm tội.
Trên thế giới, bảo an, tức là bảo vệ an ninh công cộng, hay còn gọi là công an, thường là nghĩa vụ của các chính quyền địa phương. Trong sự tự quản của mình, chính quyền làng xã, thành phố hay tỉnh có quyền dự liệu ngân sách và xây dựng bộ máy công an cho phù hợp với từng vùng. Ở nước ta, dưới áp lực của phòng, chống tội phạm, bên cạnh lực lượng cảnh sát đã xuất hiện một bộ máy dân phòng, các lực lượng bảo vệ trật tự địa phương và ở nhiều địa phương miền Nam xuất hiện những nhóm “hiệp sỹ” giúp sức cho cộng đồng và chính quyền bảo vệ an ninh.
Nếu như lực lượng dân phòng dường như là cánh tay nối dài của nhà nước, được nhà nước trả một khoản phụ cấp hàng tháng, nhà nước cung cấp trụ sở và tiện nghi, thậm chí trang phục và thiết bị, thì ngược lại những nhóm hiệp sỹ hình thành tự phát bởi những người trọng đạo nghĩa, đôi khi xả thân hành đạo. Nếu dân phòng thường cặp đôi với công an, cảnh sát, thì ngược lại những hiệp sỹ thường xuất hiện để bênh vực những người yếu thế không còn biết trông cậy vào ai để chống lại những hành vi du côn, cướp bóc. Nếu dân phòng núp bóng vào nhà nước, thì hiệp sỹ có dáng dấp của xã hội dân sự. Nơi nào còn ít nhiều nền móng đạo nghĩa và tinh thần xả thân hành đạo, những nơi ấy còn dung dưỡng sự ra đời của hiệp sỹ. Nơi nào sự ích kỷ lên ngôi, người ta thờ ơ với cái ác, ở những nơi đó khó có thể xuất hiện hiệp sỹ.
Tuy nhiên, tất cả những lực lượng này, kể cả dân phòng lẫn hiệp sỹ không được phép trao những quyền sử dụng quyền lực trấn áp của nhà nước. Trong phạm vi tự quản của cộng đồng, họ được phép tiến hành những biện pháp phòng vệ và ngăn ngừa tội phạm, ví dụ các hành vi tuần tra, cảnh giới, bắt nghi can phạm tội quả tang để trao nộp cho cảnh sát. Giới hạn của mọi hoạt động của “hiệp sỹ” là sự phòng vệ dân sự chính đáng, “hiệp sỹ” không thể nhân danh quyền lực công cộng mà giữ người, càng không thể tước đoạt tài sản hoặc sử dụng bạo lực để tấn công những người mà “hiệp sỹ” cho là nghi can.
Hành vi vượt quá mức độ phòng vệ dân sự, nếu thảo mãn các yếu tố cấu thành tội phạm, thật đáng tiếc vẫn phải bị lên án và trừng trị như những hành vi phạm tội khác. Không ai có thể nhân danh bất cứ điều gì để tấn công vào nhân phẩm, danh dự và tài sản của con người. Điều ấy lại càng phải đúng cho những con người được cho là hành động vì đạo nghĩa.
Hành vi vượt quá mức độ phòng vệ dân sự, nếu thảo mãn các yếu tố cấu thành tội phạm, thật đáng tiếc vẫn phải bị lên án và trừng trị như những hành vi phạm tội khác. Không ai có thể nhân danh bất cứ điều gì để tấn công vào nhân phẩm, danh dự và tài sản của con người. Điều ấy lại càng phải đúng cho những con người được cho là hành động vì đạo nghĩa.