Skip to main content

Posts

Showing posts from 2007

Quyền được bày tỏ cảm xúc của nhân dân

Xúc động hình như là cảm giác không chỉ riêng loài người mới có. Khi người Trung Hoa xây sân bay, bán vé du lịch và công khai thu nạp những vùng đất một thời đã của Việt tộc như quận huyện của họ, là con dân nước Việt ai chẳng nghẹn lòng. Quyền phản đối hành vi ngạo mạn ấy không chỉ dành riêng cho riêng người phát ngôn Bộ ngoại giao; một số tờ báo và dân biểu Đà Nẵng đã vang lên phản ứng của lòng dân. Nhà nước, dù quyền uy đến mấy, cũng không thể thay được tiếng nói của cả một dân tộc khát khao quyền được sống, được tôn trọng và bảo toàn bờ cõi cho con cháu mai sau. Hình như trong cuộc tranh tồn tránh Hán hóa, chính quyền thời nào cũng phải dựa vào lòng dân và tồn tại bởi sức dân. Giữ lấy quốc gia thời nay không thể chỉ duy nhất trông cậy vào nhà nước, một xã hội dân sự phát triển như trăm ngàn thành lũy mới mong giữ gìn được những gì đã thuộc về người Việt Nam. Anh bộ đội, chị nông dân, cô thợ, người tiêu dùng.. ai cũng yêu nước theo cách riêng của họ. Khi sách giáo khoa của ng...

Khuon mat dai bieu dang sau nut bam

KHUÔN MẶT ĐẠI BIỂU ĐẰNG SAU NÚT BẤM Phạm Duy Nghĩa (Bài đã đăng trên SGTT, ảnh minh hoạ ông hội đồng Khoa chất vấn chất thải độc hại tại hội đồng dân biểu TP HCM). Cùng một chủ đề, xem thêm bài "Tranh luận dựa trên lý lẽ" của tôi đăng trên Tia sáng tuần này. Kẹt xe, tăng giá, lũ lụt và bệnh dịch, giữa những ngổn ngang đời thường phiên chất vấn tại cuộc họp Quốc hội năm nay quả là rất thành công nếu vẫn cuốn hút được mong ngóng của cử tri. Không chỉ là báo cáo thành tích và chân thành nhận thiếu sót, hỏi đáp trước công luận đang trở thành một kênh tương tác giữa chính quyền và nhân dân. Như kỷ luật khắt khe, giám sát nghị viện giúp cho chính quyền mạnh mẽ vì dân. Để làm được việc ấy những mong có một vài đổi thay rất nhỏ có thể làm ngay. Thứ nhất , mỗi đại biểu có một phiếu bầu bình đẳng. Sau khi nghe các vị bộ trưởng đăng đàn, tất cả các đại biểu đều có quyền thể hiện thái độ ủng hộ hoặc chưa hài lòng của mình qua những lá phiếu. Dù “hiện trường đã lan nhiều tới nghị trường”,...

Tặng sách cho thư viện Khoa Luật

Tặng sách cho thư viện Khoa Luật Tôi có ba cuốn sách của ông Vũ Văn Mẫu ( Dân-luật lược-giảng , Quyển Nhất, Saigon 1967, Dân-luật lược-giảng, Quyển Hai, Saigon 1968 và Việt Nam Dân luật lược khảo , Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Saigon 1963). Xin tặng thư viện Khoa Luật một bộ để ai tò mò có thể đọc. Ngoài ra sinh viên có thể nên tìm đọc thêm các sách sau của Vũ Văn Mẫu: Dân luật khái luận , Sài Gòn, 1958, Cổ luật Việt Nam lược khảo , Sài Gòn 1970, Pháp luật diễn giảng , Sài Gòn 1975. Trong các sách đó, cuốn Cổ luật Việt Nam lược khảo 1970 rất đáng đọc cho các thế hệ sinh viên thời nay, ông Mẫu dường như là những người cuối cùng cố gắng nối liền mạch cổ luật với cái gọi là la re’ception des droits occidienteux thời nay. Bên Harvard có ông Tạ Văn Tài, học trò của ông Mẫu cùng vói một nhóm chuyên gia Hán Nôm có soạn cuốn “ The Le Code: Law in traditional Vietnam ” về cơ bản cũng không thể đi xa hơn ông Mẫu về cổ luật Việt Nam.

Dich vu cong trong tu phap

XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG TRONG TƯ PHÁP: LIỆU CÓ CÒN QUÁ SỚM? (Bài mới công bố trên Tạp chí Khoa học Kinh tế-Luật, ĐHQG HN,11/2007) Phạm Duy Nghĩa Dịch vụ công là một thuật ngữ còn khá mới trong giới hàn lâm và thực tiễn Việt Nam. Từ một nhà nước toàn trị, Việt Nam đã tiến rất nhanh tới một trật tự xã hội có đóng góp đáng kể của khu vực tư nhân vào đời sống kinh tế. Liệu ngành tư pháp, bao gồm các dịch vụ lien quan đến tòa án và bổ trợ tư pháp như công chứng, luật sư, thi hành án.. có thể từng bước xã hội hóa được phần nào chăng? Bài viết góp một cách nhìn về dịch vụ công và dự báo những khả năng có thể xã hội hóa một số dịch vụ nhất định trong lĩnh vực tư pháp ở nước ta. Khi dịch vụ công chứng tại nhà và chạy sổ đỏ cho đăng ký nhà đất xuất hiện cách đây ít lâu, giới học thuật nước ta bắt đầu du nhập ý niềm về dịch vụ công, mở màn cho những suy tính tái định nghĩa vai trò của Chính phủ, Nghị viện và các thiết chế tư pháp trong một xã hội đang đổi thay nhanh chóng. Bài viết dưới đây góp t...

Nen hanh chinh co bo mat con nguoi

Nền hành chính có bộ mặt con người Sáng thứ sáu 02/11/2007 cổng đầu tư Hà Nội bằng tiếng Việt đã được nghiệm thu sơ bộ, hy vọng người dân có thể hiểu quy trình hành chính ở Hà Nội tốt hơn. Có thể theo dõi hơn 44 bước doanh nghiệp cần tiến hành để thuê đất, gặp những ai, tốn bao nhiêu thời gian và tiền bạc. Ai biết chúng tôi đã mất bao nhiêu đêm trắng để đưa thông tin lên mạng... Cám ơn các bạn sinh viên (cũ và mới) và tất cả các anh/chị ... đã hỗ trợ tôi trong dự án phức tạp này. http://www.investway.info/e-vietnam/Default.aspx ( Tất cả mẫu, văn bản pháp quy.. có thể tải về dễ dàng từ đường dẫn trên).

Thạc sĩ, tiến sĩ ...để làm gì?

Góp phần vào chỉ tiêu hai vạn tiến sĩ Bài đã đăng trên Tia sáng http://www.tiasang.com.vn/news?id=2105 Đã khá lâu làng báo Việt Nam mới khẽ khàng tái xuất những cuộc tập tranh luận nho nhỏ, ví như phản hồi xung quanh bài báo của tác giả Nguyễn Trung đăng trên TTCT ngày 23/09/2007 bàn tới đề án 2 vạn tiến sĩ của ngành giáo dục. Ông Nguyễn Trung có ý thách thức rằng chúng ta thường chê lời giải hoặc cách thực hiện chưa đúng, mà chưa bao giờ dám nghĩ rằng đề bài cũng có khi sai. Sau khi được nhắc nên biết và hiểu trước khi phê phán, đã có ý thưa lại rằng đúng là cần biết và hiểu, song nên vì lợi ích của ai [1]. Hai vạn tiến sĩ và cuộc cải cách giáo dục quốc gia là những việc rất lớn, mong có được nhiều cuộc bút chiến nảy lửa hơn nữa để người nước ta hiểu thêm mọi khía cạnh của chính sách này. Tranh luận tạo ra lý lẽ, lý lẽ mới giúp người ta bị thuyết phục. Một xã hội thiếu tranh luận làm mồi cho những đồng thuận hững hờ; đồng sàng dị mộng có khi người ta say khai thác lợi tư hơn là vì nhữ...

Tu Quang Chau toi Nam Kinh

Từ Quảng Châu tới Nam Kinh Bụi khói mù mịt, nhà cửa san sát đua nhau chĩa lên trời. Trên phố hiện rõ hai hạng người, người Tàu da trắng và người Tàu da đen. Sinh viên và giáo sư kiệm lời, dè dặt khi bày tỏ các vấn đề nhạy cảm. 40 năm sau Cách mạng văn hoá, sự sợ hãi vẫn hằn trên khuôn mặt người dân. Khu Lăng mộ Tôn Trung Sơn bắt đầu bằng tam quan những hàng chữ: “tình yêu lớn (bác-ái)”, “thiên hạ của công”, “dân sinh, dân chủ, dân quyền”. Thiên hạ của vua, thiên hạ của chung.. cho đến nay xác lập quyền lực nhân dân chẳng thể dễ dàng. Các giáo sư đại học có vẻ khá giả, ai cũng gắng mua một chung cư- giá đắt nhất nghe nói có thể tới 10.000 USD/m2; ai có nhà riêng thì được cấp chứng chỉ sử dụng đất và sở hữu nhà; quyền sử dụng đất không quá 50-70 năm. Hệ đào tạo cũng chia thành cử nhân, thạc sĩ và đại học; cử nhân tốt nghiệp đã bắt đầu khó kiếm việc./.

Chia se hoa, phuc: An sinh xa hoi trong boi canh Viet Nam

CHIA SẺ HỌA, PHÚC: AN SINH XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM Phạm Duy Nghĩa (Bài gửi đăng TTCN) Sập cầu rồi bão lũ, tinh thần cứu tế và nghĩa thương không xa lạ trong cách nghĩ và hành xử của người Việt Nam. Sau cơn hoạn nạn, có thể cũng là lúc nên bàn thêm về trách nhiệm chia sẻ trong cộng đồng. Chủ không thể giàu nếu thợ bất an, quan không thể yên nếu dân khiếu kiện. An sinh là đích chung mà mọi gia đình, cộng đồng, nhà nước và xã hội đều muốn đạt tới. Bài viết dưới đây mạn bàn về an sinh như một quan niệm kiến tạo cuộc chung sống hoà bình giữa các thế hệ và cộng đồng dân cư....

Crossholding: So huu dan cheo va nhung canh bao

SỞ HỮU ĐAN CHÉO VÀ NHỮNG CẢNH BÁO Phạm Duy Nghĩa (Bài đã đăng trên Diễn đàn doanh nghiệp, 06/2007) Hai thập niên sau những cuộc đổ vỡ của các quỹ tín dụng tự phát, cuộc chơi cổ phần lại tràn qua nước ta như một cơn bão. Lặng yên sau bao nhốn nháo của những miền Tây hoang dã.. đã sừng sững hiện lên nền móng của một thị trường vốn với những dáng dấp hiện đại. Hải khoát, thiên không, ấy cũng chính là lúc cần nhìn lại và gia cố thêm cho các thiết chế cần thiết để đón những đợt sóng mới, có thể mãnh mẽ và dữ tợn hơn, của thị trường tài chính. Tĩnh lặng sau những xôn xao của từng đàn cá bơi trên mặt nước, lồ lộ hiện lên các cổ đông thiết chế to lớn mua bán cổ phần đan chéo giữa các công ty. Điều ấy đúng cho các công ty tư nhân huy động thêm vốn điều lệ- phần cũng muốn dùng tiền ấy để chơi chứng khoán; và cũng đúng cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn quốc doanh lớn rốt ráo tìm kiếm các liên minh chiến lược và dàn xếp các cuộc mua cổ phần. Đằng sau những cái bắt...

Bán "biển Nha Trang"

Một tin thú vị trên Tuổi trẻ, người ta có thể bán cả biển Nha Trang. Một tình huống thú vị cho cái gọi là luật tài sản ở Việt Nam: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=220282&ChannelID=204

Dòng sông Ninh Cơ

Sắp tới lễ Vu Lan, có một bài viết khá thú vị dưới đây của Nguyễn Đức Tuyên, xin gửi tặng những ai đã lớn lên bên dòng Ninh Cơ. Có thể vài thông tin từ bài viết cần được kiểm chứng lại, song ngoài “sự đa nghi” vốn có của kẻ học luật, với quê hương có ai nỡ nặng lời … Dòng sông Ninh Cơ [Bài của Nguyễn Đức Tuyên] Phát nguyên từ đất mẹ Bách Việt, nay đã bị người Tàu chiếm ngự, Sông Hồng vừa là khởi nguyên vừa là hướng đạo cho cuộc đông nam tiến của tổ tiên ta trải rộng một vùng phù sa tam giác, tài bồi qua năm tháng lấn chiếm một vùng biển Đông. Sông Hồng đi tới vùng Xuân Trường ngày nay thì vì địa thế đất đai hay vì một cơ duyên huyền bí nào đó, mở ra một con sông nhánh là Sông Ninh Cơ, giống như cánh tay dài của người mẹ yêu thương vươn ra che chở, bao bọc và tưới mát một vùng đất phì nhiêu, khởi đầu là hướng bắc nam, rồi cũng như đời người chuân chuyên, phải rẽ sang hướng đông bắc-tây nam, ở vùng Trung Linh, mãi tới Ninh Cường lại thêm môt lần chuyển hướng bắc nam rồi xuôi dòng hòa nhậ...

Vụ án "con bạc triệu đô": Tranh luận cũng cần có văn hóa

TRANH LUẬN CŨNG CẦN CÓ VĂN HÓA Bài đã đăng trên Tuổi Trẻ 08/08/2007 Thế là vụ án “con bạc triệu đô” rồi cũng đã được đưa ra xét xử. Có nhiều lý do để luật sư hành nghề muốn nhận bào chữa cho những bị cáo nổi tiếng này. Họ ráng sức tranh luận tại phiên tòa, những mong công lý được xác lập kể cả với những người đã bị sóng gió dư luận tung lên hạ xuống hơn một năm qua. Cuộc tranh luận bắt đầu bằng chiếc còng trên tay các bị cáo. Chừng nào chưa bị tòa tuyên phạm pháp thì người ta vẫn được xem là vô tội, vì lẽ ấy vài năm nay bị cáo không còn phải xuất hiện trước các phiên xử công khai với đồng phục tạm giam. Đã bớt nhìn xuống bị cáo với miệt từ đại loại như “y, thị, hắn, nó”.. song thẩm phán và công tố viên nước ta còn cần thêm thời gian để quen với “ông, bà bị can”. “Con bạc triệu đô” vẫn xuất hiện trước ống kính của báo giới với chiếc còng trên tay. Quyền tháo chiếc còng ấy để bị cáo đỡ lom khom trước vành móng ngựa, theo tòa án, thuộc quyền của cảnh sát. Thường thì văn hóa trong phòng xử...

Về với trời xanh...

VỀ VỚI TRỜI XANH, GIÓ NẮNG VÀ NHỮNG HÀNG BIA TRẮNG (Bài đã đăng trên Tuổi trẻ 28/07/2007) Đang lơ đãng với “tuổi teen sành điệu” và “bội thực vui chơi có thưởng”, bạn tôi vội buông tờ báo khi hai đứa con trai mới lớn tự đề xuất cả nhà làm một chuyến về với miền Trung. Gọn như thủa nào còn là người lính, cha con họ chốc đã tới Vịnh Mốc, Hiền Lương, Bến Hải, về với những hàng bia trắng, bầu trời xanh và gió nắng. Ở nơi ấy hố bom không còn nữa, rừng cao su và những vườn tiêu xanh mướt đã đẩy lùi cát trắng. Những đứa trẻ nhìn ra Cồn Cỏ, lần đi từng bước trong địa đạo và lặng lẽ thắp những nén nhang. Không thể chỉ được dạy suông và học thuộc trong nhà trường, lịch sử của một dân tộc cần được lan truyền tới con cháu qua những cảm nhận rất đỗi riêng tư. Cả núi chữ nghĩa cũng không thể tạo nên nhân cách, nếu những người trẻ thời nay không còn rung cảm như các thế hệ cha anh trước những đau đớn, mất mát của con người. Một tai nạn xảy ra trên phố, xin hãy tôn vinh hiếm hoi những bàn tay nâng...

Chen chân tìm chỗ học lớp 10

VỪA CÓ NGHỀ, VỪA CÓ BẰNG TÚ TÀI Phạm Duy Nghĩa Bỏ hệ bán công, chưa kịp chuẩn bị các trường tư và trường dạy nghề, hàng vạn học sinh và phụ huynh của họ chợt ùn tắc trước cổng các trường phổ thông trung học. Giấc mơ có được một tấm bằng tú tài bỗng trở nên xa xôi, kể cả với những trò có học lực khá. Điều ấm ức ấy, thêm một lần nữa, báo động về những chính sách giáo dục rất cần được cách tân. Sự ùn tắc trước cuộc thi vào lớp 10 năm nay có lẽ có thể dự báo trước được, khi số lượng các trường trung học không thể tăng trong khi quyền tuyển sinh hệ bán công bị bãi bỏ. Dù có muốn bớt nỗi lo âu cho các phụ huynh, song quả thực quan chức ngành giáo dục khó có thể hành xử tùy tiện, khi các chính sách cải cách đó đã được ban hành và có hiệu lực. Điều có thể đáng mong đợi ở các cấp chính quyền vì vậy chỉ có thể là các chính sách giáo dục cần được thảo luận với đủ lí lẽ và đa chiều hơn. Nếu làm được như vậy người ta sẽ tĩnh tâm hơn dù có nôn nóng muốn bỏ hệ bán công, song cũng phải có đủ thời gian...

Suy nghĩ về vai trò của truyền thông

TỪ HÀNH CHÍNH-SỰ NGHIỆP TỚI TẬP ĐOÀN BÁO CHÍ Bài đã đăng trên Tia sáng 07/2007 Bài viết ngắn dưới đây lạm bàn về vai trò của giới truyền thông trong quản trị quốc gia và nhu cầu thay đổi cách quản lý lĩnh vực này trong thời đại ngày nay. Thế nào là truyền thông? Sau mỗi lần nhấp chuột là vô tận các trang tin điện tử và blog cá nhân nhấp nháy suốt ngày đêm. Cùng với báo hình, báo giấy, báo ảnh, đài phát và truyền thanh lan nhanh đến hương thôn, từ truyền tin một chiều, truyền thông đã trở thành một ngành dịch vụ thỏa cơn khát thông tin đa dạng của hàng triệu khách hàng. Hơn thế nữa, truyền thông còn là kênh dẫn chính quyền đối thoại với người dân, là dung môi nơi doanh nghiệp đối thoại với người tiêu dùng. Như dòng thác dư luận, truyền thông đã trở thành một quyền lực đầy sức mạnh trong xã hội đương đại. Muốn khơi dậy, khuếch trương và cương tỏa quyền lực ấy vì lợi ích của nhân dân, báo chí trước hết phải được độc lập về tài chính, tự lo lấy kinh phí và chịu trách nhiệm trước bạn đọc về...

Gợi ý đề tài luận văn thạc sĩ luật học, mẫu và cách viết đề cương

Gợi ý đề tài luận văn thạc sĩ luật học, luật kinh tế, MS 603850 Gợi ý cách viết đề cương Một số điểm cần lưu ý trong khi viết luận văn thạc sĩ 1. Những kiểu đề tài nên tránh: 1.1. Đề tài quá xa công việc mình đang làm, đề tài không có hứng thú viết 1.2. Đề tài quá lớn Hoàn thiện pháp luật hợp đồng Hoàn thiện luật công ty Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền Xây dựng luật an sinh xã hội Xây dựng pháp luật cho thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất.. 1.3. Đề tài quá cũ, cách tiếp cận quá cũ Địa vị pháp lý của Tổng công ty Quản lí nội bộ CTCP Hợp đồng mua bán hàng hóa theo LTM Pháp luật về cổ phần hóa DNNN (viết chung chung) 1.4. Đề tài quá mới (vấn đề mới, cách tiếp cận quá mới, khó chấm..) 1.5. Đề tài có nguy cơ không hợp với mã số chuyên ngành Quản lí nhà nước về doanh nghiệp (lạc đề với hành chính) Xử lí phạt vi phạm luật lao động (lạc đề với hành chính) Tự do kinh doanh (lạc đề với lí luận chung) Văn hóa kinh doanh (lạc đề với lí luận chung) Cơ cấu tổ chức UBCK etc (lạc với hàn...

Mùa ra trường: Trò chuyện với tân cử nhân

Bài đã đăng trên Báo Sinh viên VN: 07/2007 Hè đến, cũng là mùa ra trường. Cái thời mong ngóng tiếp tế của mẹ cha rồi bỗng hết, một ngày kia ra trường, các bạn trẻ phải vẫy vùng kiếm lấy miếng ăn của mình. Người có trách nhiệm với xã hội trước hết phải là người biết tự lo cho bản thân mình; cử nhân giỏi, xin hãy bảo vệ mình, trước khi giang rộng cánh tay giúp kẻ yếu hơn. Trong thời đại đầy ắp thông tin này, khả năng tiệm cận và sàng lọc thông tin trở nên quan trọng với từng con người. Nếu sinh viên nói tiếng Anh tốt hơn các giáo sư, lướt tốc độ cao trên sóng Internet ngày càng sành điệu, đừng ngạc nhiên những người trẻ tuổi ấy sẽ giỏi hơn thầy. Không thể mãi tìm ở nơi các thầy cô tiêu bản, không thể dùng mãi thước cũ để đo thời mới, những người trẻ tuổi phải tìm thấy lý lẽ để tĩnh tâm xây dựng xã hội của thế hệ mình. Xã hội ấy đang được kéo đi mạnh mẽ bởi khu vực kinh tế tư nhân với nửa triệu doanh nghiệp đang hình thành. Tăng quy mô, tăng cả trách nhiệm xã hội, thời nay người ta đã bàn...

Các bước thành lập công ty ở Hà Nội

Những ai muốn tìm hiểu thực tế thành lập một công ty ở HN (với đầy đủ biểu mẫu, giờ làm việc, quy định, biên lai..), xin hãy theo đường dẫn dưới đây. Tôi và các chuyên gia của UNCTAD và MPI đang góp phần làm trang này. Thật biết ơn nếu chúng tôi có thể nhận được bình luận để xây dựng trang này được tốt hơn. http://www.investway.info/e-vietnam/

Cảm nhận về chiến tranh: 35 năm sau ngày Mỹ rút

Kháng chiến thần thánh.. Bạn có hiểu gì về chiến tranh không? Xin hãy tìm cảm giác sau khi đọc bài của Michelle Boorstein đăng trên Washington Post ngày 03/07/2007 với tựa đề: "Eerie Souvernirs From the Vietnam War". Mỹ lăng nhục sọ người Việt Nam, vẽ bậy bạ trên đó... Tôi lại nhớ đến vụ các "cô dâu Việt Nam" được trưng bày như hàng hóa trong tủ kính ở Singapore để chờ được bán. Bạn có hiểu thế nào là "phẫn nộ đồ cường". Dưới đây là đường dẫn tới bài báo: http://www.viet-studies.info/kinhte/Eerie_souvenirs_from_Vietnam.htm

Mong đợi một Quốc hội đổi mới

(Bài đã đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, Số Tháng 07/2007): Tiến cử, tự ứng cử, vận động rồi bỏ phiếu, bẩu cử ở đâu cũng là cuộc huy động quyền lực nhân dân để lựa ra những dân biểu có năng lực đại diện cho ngàn vạn tiếng dân. Một nhiệm kỳ mới đang đến với 493 đại biểu, Quốc hội sẽ làm gì để thỏa ước vọng về một chính quyền biết lắng nghe và phục vụ dân ý. Bài viết dưới đây góp một cách nhìn về Quốc hội trong thời chuyển đổi. Danh có chính, ngôn mới thuận: Bầu cử làm cho chính quyền hợp pháp Sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC và gia nhập WTO, nửa đầu của năm 2007 được lưu lại trong trí nhớ nhân dân bởi những kỳ vọng về cuộc bầu cử tiến tới một Quốc hội đổi mới. Đằng sau náo nức cờ hoa của những không gian lễ hội, đôi khi người ta sao nhãng ý nghĩa chính trị và pháp lý to lớn của cuộc bầu cử. Những lá phiếu, ấy chính là sự ủy nhiệm của quyền lực nhân dân. Chỉ khi được dân ủy trị, chính quyền mới trở nên hợp pháp. Cuộc bầu cử trở thành trục khuỷu trung chuyển từ quyền lực c...