KHUÔN MẶT ĐẠI BIỂU ĐẰNG SAU NÚT BẤM
Phạm Duy Nghĩa
(Bài đã đăng trên SGTT, ảnh minh hoạ ông hội đồng Khoa chất vấn chất thải độc hại tại hội đồng dân biểu TP HCM). Cùng một chủ đề, xem thêm bài "Tranh luận dựa trên lý lẽ" của tôi đăng trên Tia sáng tuần này.
Phạm Duy Nghĩa
(Bài đã đăng trên SGTT, ảnh minh hoạ ông hội đồng Khoa chất vấn chất thải độc hại tại hội đồng dân biểu TP HCM). Cùng một chủ đề, xem thêm bài "Tranh luận dựa trên lý lẽ" của tôi đăng trên Tia sáng tuần này.
Kẹt xe, tăng giá, lũ lụt và bệnh dịch, giữa những ngổn ngang đời thường phiên chất vấn tại cuộc họp Quốc hội năm nay quả là rất thành công nếu vẫn cuốn hút được mong ngóng của cử tri. Không chỉ là báo cáo thành tích và chân thành nhận thiếu sót, hỏi đáp trước công luận đang trở thành một kênh tương tác giữa chính quyền và nhân dân. Như kỷ luật khắt khe, giám sát nghị viện giúp cho chính quyền mạnh mẽ vì dân. Để làm được việc ấy những mong có một vài đổi thay rất nhỏ có thể làm ngay.
Thứ nhất, mỗi đại biểu có một phiếu bầu bình đẳng. Sau khi nghe các vị bộ trưởng đăng đàn, tất cả các đại biểu đều có quyền thể hiện thái độ ủng hộ hoặc chưa hài lòng của mình qua những lá phiếu. Dù “hiện trường đã lan nhiều tới nghị trường”, song Quốc hội Việt Nam vẫn chưa có thói quen thông qua nghị quyết về trả lời chất vấn của những người đứng đầu các bộ ngành. Thường khi kết thúc phiên chất vấn, chủ toạ cuộc họp dường như thay mặt tất cả các đại biểu mà phát biểu kết luận. Làm như thế có thể đúng, song cũng chưa hoàn toàn khách quan, bởi chủ toạ giữ quyền điều hành cuộc họp, song không nên giữ quyền tỏ thái độ thay cho gần 500 đại biểu của các khu vực bầu cử khác nhau.
Lá phiếu thông qua các nghị quyết ấy không phán xử ông hay bà bộ trưởng đúng hay sai; đại biểu chỉ bày tỏ niềm tin của cử tri với những người giữ chức vụ do Quốc hội đã bầu ra. Niềm tin ấy đo lường trách nhiệm chính trị trước nhân dân; thiếu sự tín nhiệm ấy thì các bộ trưởng phải ra đi. Không phải là người buộc tội, càng không phải là chuyên gia kỹ thuật phản biện chỉ tiêu này đề xuất chỉ tiêu kia, người đại biểu thực ra phải truy tìm trách nhiệm phản ứng của những người đứng đầu các bộ trước các yêu cầu dân sinh.
Thứ hai, cách thức các đại biểu bổ phiếu cũng nên công khai hơn. Ngồi trong ghế đỏ, ấn nút trên bàn, bảng điện tử chỉ hiện lên toàn những con số, cử tri không hay biết đại diện của mình đã bỏ phiếu ra sao. Thậm chí nếu có đại biểu lỡ đi ra ngoài phòng họp và quên thẻ ở trên bàn, các đại biểu ngồi liền kề liệu có thể bấm nút hộ hay chăng. Những điều băn khoăn ngây thơ ấy đều có thể được giải toả, nếu các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đích danh, công khai danh tính vào lá phiếu. Làm như vậy, chí ít khi trở lại với cử tri của khu vực bầu cử hay đối diện với công luận, người đại biểu cũng phải có những lý lẽ để biện minh cho lá phiếu của mình. Có đi có lại, không chỉ quan chức hành chính mới phải trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội cũng phải đối diện với trách nhiệm chính trị của mình.
Thứ ba, báo cáo của các bộ ngành thường được chuẩn bị chu đáo bởi hàng trăm chuyên gia thạo việc, các đại biểu Quốc hội nếu muốn phản biện lại thì lấy đâu ra lý lẽ. Gần 700 nhân viên của Văn phòng Quốc hội phục vụ cho hoạt động của Thường vụ Quốc hội, 15 uỷ ban và các đại biểu. Đó có thể là một nguồn thông tin, song không thể chuyên sâu tới vô vàn chính sách giáo dục, y tế, nhà đất hay chi dùng công sản, càng không thể thạo việc bằng các chuyên gia của Bộ Tài chính trước những con số ngân sách nhảy múa hàng năm. Không có ngân sách riêng, không có chuyên gia thư ký giúp việc đứng đằng sau từng đại biểu, Quốc hội Việt Nam về cơ bản bị ảnh hưởng đáng kể bởi lợi ích của 64 đoàn đại biểu địa phương. Muốn chất vấn trúng vấn đề, người đại biểu cần phải có kinh phí để tham vấn chuyên gia. Thay vì cấp hàng tỷ đồng cho các đoàn đại biểu địa phương, có thể suy tính để cấp riêng cho từng đại biểu một khoản ngân sách để họ tự trang trải chi phí mở văn phòng tiếp xúc với cử tri và tham vấn chuyên gia khi cần thiết.
Quốc hội Việt Nam sẽ giữ vai trò gì trong một xã hội Việt Nam đang phát triển đầy năng động. Nếu chưa đủ tự tin cho những viễn kiến xa xôi, có thể bắt đầu được chăng bằng những cách tân nho nhỏ hôm nay.
Thứ nhất, mỗi đại biểu có một phiếu bầu bình đẳng. Sau khi nghe các vị bộ trưởng đăng đàn, tất cả các đại biểu đều có quyền thể hiện thái độ ủng hộ hoặc chưa hài lòng của mình qua những lá phiếu. Dù “hiện trường đã lan nhiều tới nghị trường”, song Quốc hội Việt Nam vẫn chưa có thói quen thông qua nghị quyết về trả lời chất vấn của những người đứng đầu các bộ ngành. Thường khi kết thúc phiên chất vấn, chủ toạ cuộc họp dường như thay mặt tất cả các đại biểu mà phát biểu kết luận. Làm như thế có thể đúng, song cũng chưa hoàn toàn khách quan, bởi chủ toạ giữ quyền điều hành cuộc họp, song không nên giữ quyền tỏ thái độ thay cho gần 500 đại biểu của các khu vực bầu cử khác nhau.
Lá phiếu thông qua các nghị quyết ấy không phán xử ông hay bà bộ trưởng đúng hay sai; đại biểu chỉ bày tỏ niềm tin của cử tri với những người giữ chức vụ do Quốc hội đã bầu ra. Niềm tin ấy đo lường trách nhiệm chính trị trước nhân dân; thiếu sự tín nhiệm ấy thì các bộ trưởng phải ra đi. Không phải là người buộc tội, càng không phải là chuyên gia kỹ thuật phản biện chỉ tiêu này đề xuất chỉ tiêu kia, người đại biểu thực ra phải truy tìm trách nhiệm phản ứng của những người đứng đầu các bộ trước các yêu cầu dân sinh.
Thứ hai, cách thức các đại biểu bổ phiếu cũng nên công khai hơn. Ngồi trong ghế đỏ, ấn nút trên bàn, bảng điện tử chỉ hiện lên toàn những con số, cử tri không hay biết đại diện của mình đã bỏ phiếu ra sao. Thậm chí nếu có đại biểu lỡ đi ra ngoài phòng họp và quên thẻ ở trên bàn, các đại biểu ngồi liền kề liệu có thể bấm nút hộ hay chăng. Những điều băn khoăn ngây thơ ấy đều có thể được giải toả, nếu các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đích danh, công khai danh tính vào lá phiếu. Làm như vậy, chí ít khi trở lại với cử tri của khu vực bầu cử hay đối diện với công luận, người đại biểu cũng phải có những lý lẽ để biện minh cho lá phiếu của mình. Có đi có lại, không chỉ quan chức hành chính mới phải trả lời chất vấn, các đại biểu Quốc hội cũng phải đối diện với trách nhiệm chính trị của mình.
Thứ ba, báo cáo của các bộ ngành thường được chuẩn bị chu đáo bởi hàng trăm chuyên gia thạo việc, các đại biểu Quốc hội nếu muốn phản biện lại thì lấy đâu ra lý lẽ. Gần 700 nhân viên của Văn phòng Quốc hội phục vụ cho hoạt động của Thường vụ Quốc hội, 15 uỷ ban và các đại biểu. Đó có thể là một nguồn thông tin, song không thể chuyên sâu tới vô vàn chính sách giáo dục, y tế, nhà đất hay chi dùng công sản, càng không thể thạo việc bằng các chuyên gia của Bộ Tài chính trước những con số ngân sách nhảy múa hàng năm. Không có ngân sách riêng, không có chuyên gia thư ký giúp việc đứng đằng sau từng đại biểu, Quốc hội Việt Nam về cơ bản bị ảnh hưởng đáng kể bởi lợi ích của 64 đoàn đại biểu địa phương. Muốn chất vấn trúng vấn đề, người đại biểu cần phải có kinh phí để tham vấn chuyên gia. Thay vì cấp hàng tỷ đồng cho các đoàn đại biểu địa phương, có thể suy tính để cấp riêng cho từng đại biểu một khoản ngân sách để họ tự trang trải chi phí mở văn phòng tiếp xúc với cử tri và tham vấn chuyên gia khi cần thiết.
Quốc hội Việt Nam sẽ giữ vai trò gì trong một xã hội Việt Nam đang phát triển đầy năng động. Nếu chưa đủ tự tin cho những viễn kiến xa xôi, có thể bắt đầu được chăng bằng những cách tân nho nhỏ hôm nay.
Comments