Skip to main content

Gợi ý đề tài luận văn thạc sĩ luật học, mẫu và cách viết đề cương

Gợi ý đề tài luận văn thạc sĩ luật học, luật kinh tế, MS 603850
Gợi ý cách viết đề cương
Một số điểm cần lưu ý trong khi viết luận văn thạc sĩ

1. Những kiểu đề tài nên tránh:
1.1. Đề tài quá xa công việc mình đang làm, đề tài không có hứng thú viết
1.2. Đề tài quá lớn
Hoàn thiện pháp luật hợp đồng
Hoàn thiện luật công ty
Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
Xây dựng luật an sinh xã hội
Xây dựng pháp luật cho thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất..
1.3. Đề tài quá cũ, cách tiếp cận quá cũ
Địa vị pháp lý của Tổng công ty
Quản lí nội bộ CTCP
Hợp đồng mua bán hàng hóa theo LTM
Pháp luật về cổ phần hóa DNNN (viết chung chung)
1.4. Đề tài quá mới (vấn đề mới, cách tiếp cận quá mới, khó chấm..)
1.5. Đề tài có nguy cơ không hợp với mã số chuyên ngành
Quản lí nhà nước về doanh nghiệp (lạc đề với hành chính)
Xử lí phạt vi phạm luật lao động (lạc đề với hành chính)
Tự do kinh doanh (lạc đề với lí luận chung)
Văn hóa kinh doanh (lạc đề với lí luận chung)
Cơ cấu tổ chức UBCK etc (lạc với hành chính, hiến pháp)
2. Doanh nghiệp, Quản trị công ty:
2.1. Khu vực kinh tế truyền thống
Vai trò điều tiết của PL/can thiệp của nhà nước đối với khu vực kinh tế phi chính thức (kinh doanh mà không đăng kí, cá nhân/hộ kinh doanh nhỏ)
Liên kết gia đình, làng nghề truyền thống (khuyến khích làng nghề, bảo hộ lợi ích các nhà đầu tư)
Liên kết hợp tác xã: bản chất, quyền của xã viên, hạn chế của mô hình HTX
Chuyển ĐKKD từ tỉnh xuống quận, thành lập 2 Phòng ĐKKD ở TP HCM: Những vấn đề cần lưu ý trong hệ thống ĐKKD hiện nay: chia sẻ thông tin
ĐKKD ở những lĩnh vực đặc biệt: giáo dục, y tế, ngân hàng, bảo hiểm
2.2. Khu vực dân doanh trong nước
Tính chịu TNHH: sự du nhập, điều kiện thực thi, hạn chế
Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH: thực tế, rào cản, tranh chấp
Chuyển đổi từ DNTN sang công ty TNHH: thực tiễn, tranh chấp, xung đột lợi ích, cơ chế
Gia nhập thị trường sau khi đăng kí kinh doanh: nhận diện rào cản (con dấu, mã số thuế) => tiến tới xóa bỏ, hạn chế điều kiện, giấy phép kinh doanh bất hợp lí
CTCP: Quyền của cổ đông thiểu số
CTCP: Sự tách bạch giữa sở hữu và điều hành ở Việt Nam; nghĩa vụ của người điều hành (mẫn cán, trung thành)
CTCP: Vi phạm LDN và sự phá vỡ tính chịu trách nhiệm hữu hạn
CTCP: Tranh chấp giữa các cổ đông, tranh chấp giữa cổ đông và người quản lí công ty
CTCP: Điều kiện niêm yết, nghĩa vụ minh bạch khi niêm yết (công khai thông tin)
CTCP: Vốn rủi ro (venture capital) ở Việt Nam: nhận diện, thực tiễn
CTCP: Phát hành chứng khoán không niêm yết: nhu cầu quản lí, tranh chấp
CTCP: Mua bán chứng khoán trao tay, thị trường OTC
CTCP: Quy định mới của LDN (thống nhất) về thành lập, vốn, etc.
2.3. Quốc doanh
Chuyển từ TCT sang mô hình công ty mẹ-công ty con
Thành lập TCT kinh doanh, quản lí vốn nhà nước (kinh nghiệm TQ, Singapore và Việt Nam)
Giám sát người quản lí trong DNNN (điện kế điện tử, Bảo Minh, Seaprodex, Dệt Long An etc.)
Niêm yết và cổ phần hóa: vì sao phải CPH và niêm yết đồng thời
QSĐ trong cổ phần hóa: định giá đất, định giá thương hiệu
Chuyển đổi từ công ty nhà nước sang CTCP hay CTTNHH (một thành viên)
Can thiệp của chủ quản (cơ chế chủ quản), đại diện chủ sở hữu etc.
Tương quan giữa quyền tự chủ kinh doanh và định hướng chính sách trong DNNN: vai trò đặc biệt của doanh nghiệp công => nghiên cứu so sánh kinh nghiệm (Đài loan, Hàn Quốc và TQ)
Thiết chế công quản có chức năng kinh doanh: xã hội hóa, tự chủ hoạt động tài chính của báo chí, đài phát thanh
2.4. Đầu tư nước ngoài
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐHTKD
Quản trị trong công ty liên doanh quốc tế (vai trò của HĐQT, quyền phủ quyết của bên VN, tranh chấp trong quản trị và cơ chế giải quyết xung đột lợi ích)
Sự cần thiết của giấy phép đầu tư (Dự luật đầu tư chung): Kinh nghiệm quốc tế đối với hạn chế/kiểm soát đầu tư nước ngoài
Xung đột lợi ích trong công ty liên doanh (chuyển giá, công ty ngoài khơi, tranh chấp định giá thương hiệu, ví dụ Daso, P/S)
Khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài
Những vụ án liên quan đến ĐTNN: Thẩm định và cấp GPĐT theo LĐT mới 2005
2.5. Liên kết công ty
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, cở sở kinh doanh phụ thuộc
Thương hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa tập thể
Công khai tài chính của tập đoàn
Kinh nghiệm về tập đoàn, tài đoàn Hàn Quốc, Nhật bản
Liên kết kinh doanh Hoa Kiều, liên kết kinh doanh của người Việt
Các tập đoàn xuyên quốc gia TNC: nhận diện, đặc trưng, cách can thiệp

3. Hợp đồng, thương mại:

3.1. Phần chung về luật hợp đồng
Xác lập quan hệ hợp đồng, tự do ý chí, bày tỏ ý chí, nhầm lẫn, hợp đồng vô hiệu tương đối và tuyệt đối
Can thiệp điều chỉnh thông tin bất cân xứng
Can thiệp điều chỉnh rủi ro
Thực hiện hợp đồng (tự nguyện, can thiệp): so sánh với khu vực: WB, Removing Obstacles for Growth, 2005 (VN hạng bét, chỉ trên Indonexia)
Truyền thống hợp đồng ở VN, hợp đồng trong cổ luật
Nhu cầu thống nhất, hệ thống hóa pháp luật hợp đồng ở VN
3.2. Mua bán
Tìm hiểu so sánh Unidroit Principles 2004, CISG 1980 và LTM 2005
Tìm hiểu so sánh UCC, Article 2 (Sale) và LTM 2005
Mua bán ngoại thương: thực tiễn từ những bài học của thương nhân VN và kiến nghị thay đổi nhận thức, thay đổi luật
Thực tiễn áp dụng Incoterms 2000 vào Việt Nam: kinh nghiệm, bài học
Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu (bị tuyên khá nhiều do PL HĐKT 1999 => bài học rút ra cho thực thi LTM 2005)
Trách nhiệm của người sản xuất => bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng => gắn liền với nghĩa vụ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, thông tin cho khách hàng
Các trường hợp miễn trách nhiệm do bất khả kháng, do điều kiện thay đổi
Nghĩa vụ thanh toán, thanh toán bằng thư tín dụng: quyền và nghĩa vụ của người mua, ngân hàng mở LC và những người liên quan
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Nghiên cứu giải quyết nợ tồn động và chiếm dụng vốn, dây dưa không thực hiện hợp đồng: nguyên nhân, các cơ chế giải quyết
Nhượng quyền thương mại
Bán hàng đa cấp
3.3. Trung gian tiêu thụ
Đại lý mua bán hàng hóa: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại lí, nhất là các đại lí phổ biến như hàng không, đại lí tiêu thụ, đại lí xăng dầu
Nghiên cứu địa vị pháp lí của người đại diện thương mại
Nghiên cứu quan hệ ủy thác: quyền và nghĩa vụ, rủi ro, thực tiễn ủy thác xuất khẩu, tranh chấp phổ biến
Môi giới: địa vị pháp lí, nhu cầu điều chỉnh người môi giới nhà đất, môi giới dịch vụ, nhất là dịch vụ hàng hải, hàng không
3.4. Thương mại dịch vụ
Nghiên cứu các dịch vụ phổ biến ở VN: dịch vụ viễn thông, dịch vụ giám định, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng: địa vị pháp lí của người cung cấp, điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh, tranh chấp etc.
ü Mở cửa dịch vụ trong bối cảnh hội nhập KTQT: sức ép thay đổi pháp luật
3.5. Vận tải, hàng không
Đặc thù trong quan hệ hợp đồng trong dịch vụ vận tải hàng hải, hàng không: quan hệ hợp đồng, quan hệ đại lí, phân chia rủi ro trong vận tải

4. Tranh chấp hợp đồng:

4.1. Phi quan phương
Tranh chấp giữa các doanh nghiệp thuộc TCT => chủ quản
Tranh chấp trong liên doanh quốc tế => cơ quan nhà nước
Tranh chấp trong công ty mẹ con, trong công ty TNHH => thân hữu
Thương lượng, hòa giải ngoài tòa
4.2. Trọng tài
Quan hệ tòa án và trọng tài
Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài
Các điều kiện để trọng tài hoạt động ở VN
4.3. Tòa kinh tế
So sánh tòa kinh tế VN và tòa thương mại ở các nước: nhu cầu hình thành tài phán riêng cho doanh nhân => thương nhân là hội thẩm
Xét xử án kinh tế tại tòa án cấp huyện
Xét xử án kinh tế tại tòa án cấp tỉnh
Các nguyên tắc tố tụng
Bình luận so sánh BLTTDS mới, phát hiện bất cập
Thẩm quyền ban hành án lệ: nghiên cứu tiên phong xây dựng lí lẽ cho việc công bố, tập hợp án lệ ở VN
4.4. Hành chính hóa
Thiết chế hành chính tham gia giải quyết tranh chấp kinh doanh
4.5. Hình sự hóa
Nguyên nhân, biểu hiện, cách hạn chế hình sự hóa án kinh tế
Vai trò của cảnh sát kinh tế trong giải quyết tranh chấp kinh doanh

5. Phá sản:
5.1. Cấu trúc tòa phá sản
Các thiết chế thực thi luật phá sản (tòa án, quản tài viên, thi hành án)
Nghiên cứu so sánh thẩm quyền thụ lí việc phá sản theo PL VN và nước ngoài
5.2. Triết lí
Bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong việc phá sản
Phá sản DNNN: đặc trưng, quy trình đặc biệt, thực tế áp dụng (Dệt Long An, Mía đường)
Phá sản ngân hàng: đặc trưng, quy trình đặc biệt, thực tế áp dụng
5.3. Phục hồi
Quyền và nghĩa vụ của chủ nợ và dn mắc nợ trong thủ tục phục hồi
Vai trò của tòa án và quản tài viên trong thủ tục phục hồi
5.4. Thanh lí tư pháp
Thủ tục thanh lí tư pháp theo Luật phá sản 2003

6. Ngân hàng:
6.1. Xử lí nợ xấu trong ngân hàng thương mại quốc doanh
6.2. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh (Vietcombank)
6.3. Thôn tính ngân hàng trong nước bởi ngân hàng nước ngoài

7. Tài chính:
7.1. Thanh toán quốc tế: hàng đổi hàng, L/C
7.2. Bảo đảm vốn vay cho ngân hàng
7.3. Thuê mua tài chính
7.4. Vốn rủi ro (venture capital)
7.5. Thị trường chứng khoán

8. Đất đai:8.1. Nhìn nhận Luật đất đai 2003 dưới khía cạnh quyền tài sản tư của người dân
8.2. Hiểu biết về hệ thống trước bạ và các loại sổ "đỏ, hồng, xanh": Mục đích của trước bạ, tìm hiểu nha điền địa Pháp thuộc, thực tiễn hiện nay
8.3. Thu hồi, giải tỏa mặt bằng: Xung đột lợi ích, tranh chấp, cách giải quyết
8.4. Góp QSD đất làm vốn trong liên doanh quốc tế
8.5. QSD đất trong cổ phần hóa, công ty hóa, tư nhân hóa
8.6. Chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp: quyền tiệm cận, quyền quyết định, xung đột lợi ích

9. Môi trường:9.1. Môi trường là hàng hóa khan hiếm: các biện pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường sống
9.2. Giải quyết tranh chấp, đền bù thiệt hại do ô nhiễm/suy thoái môi trường
9.3. Xã hội hóa bảo vệ môi trường: rác thải, công viên, rừng
9.4. Bảo vệ đa dạng sinh học, thủy sinh, gien, và các thành tố môi trường khác

10. Lao động:10.1. Hiệu lực áp dụng thực tế của BLLĐ 2002
10.2. Hợp đồng lao động: vì sao trốn kí kết, thực tế hợp đồng vi phạm BLLĐ, hợp đồng vô hiệu, etc.
10.3. Vai trò của công đoàn trong đình công, tranh chấp tập thể
10.4. Tranh chấp lao động cá nhân
10.5. Quan hệ ba bên, quyền tự lập quy của giới chủ, giới thợ

11. An sinh xã hội:11.1. Xây dựng luật bảo hiểm xã hội: Thực tế, khó khăn, giải pháp
11.2. Chế độ bảo hiểm ốm đau
11.3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
11.4. Chế độ hưu trí
11.5. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

  • 12. Kinh tế công chuyên ngành:12.1. Luật hàng không dân dụng: Can thiệp của nhà nước vào thị trường, điều kiện kinh doanh, an toàn, bảo vệ khách hàng etc.
    12.2. Luật điện lực
    12.3. Luật dầu khí
    12.4. Cung cấp nước sạch: sự can thiệp của nhà nước, điều kiện kinh doanh
    12.5. Luật bưu chính viễn thông
    12.6. Đấu thầu mua sắm công cộng
    12.7. Đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng
    12.8. Quản lí các dự án ODA: quy trình, cơ quan quản lí, xung đột lợi ích


    Gợi ý cách viết đề cương:Tờ bìa:o Tên học viên, lớp, địa chỉ (điện thoại NR/CQ/DĐ; email càng tốt)
    o Tên đề tài, dự kiến người hướng dẫn,
    o Ngày tháng năm soạn đề cương
    Vì sao lựa chọn đề tài:o Sở thích, nghề nghiệp đang làm, kinh nghiệm và lời tư vấn
    o Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, đóng góp gì cho cuộc sống, cho làm luật, cho khoa học pháp lí
    o Có khả thi, đủ sức, đủ thời gian, phạm vi vừa phải với luận án, hợp mã ngành nghiên cứu hay không?
    Tình hình nghiên cứu:o Đã có những sách, bài báo, đề tài nghiên cứu của những ai (kể tên ra, nguồn tìm ở đâu)?
    o Những người đi trước đã làm được những gì?
    o Những gì còn bỏ ngỏ, đáng được nghiên cứu tiếp.
    Mục đích nghiên cứu:o Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    o Nêu các mục đích cụ thể của luận văn, đóng góp có thể có của luận văn
    Phương pháp:o Đọc tư liệu
    o Khảo sát thực tiễn (nên có ở tất cả các luận văn), phỏng vấn chuyên gia
    o So sánh kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm từ lịch sử
    o Phân tích, xây dựng mô hình
    Thời gian nghiên cứu:o Thường là 2-6 tháng, (nếu gia hạn cần liên hệ trước với cô Bùi Thanh Hằng)
    Bố cục bài luận:o Thói quen là 3 chương, song có thể 5-7 chương tùy theo tác giả, không nên chỉ viết 1 hoặc 2 chương
    o Cuối từng chương nên có kết luận, toàn bài có phần tóm tắt
    o Một luận văn không nên dưới 60 trang, không nên nhiều hơn 90 trang, nên dùng chữ to vừa phải (13,14), cách dòng 1,5, nếu quá dài nên làm phụ lục
    o Nên có mục lục chi tiết ở phần đầu luận văn, nên có danh mục các văn bản pháp luật đã trích dẫn, danh mục sách, bài báo và các tư liệu khác ở cuối luận án
    Tài liệu tham khảo để viết đề cương:o Nên liệt kê kiểu như sau, ví dụ: Phạm Công Trứ, [2005], 60 năm pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí NNPL, số 08, 2005, tr. 10-17.
    o Khi nháp nên để footnote, song sau khi hoàn thành nên đánh danh mục tư liệu và trích dẫn kiểu sau: [12, tr. 15]; nghĩa là tài liệu số 12, trang 15.

    Một số điểm cần lưu ý khi viết luận văn thạc sĩ:
    Nên đọc nhiều trước khi bắt tay vào viết; đừng học cách hành văn của người khác, cứ viết như mình nghĩ.
    Khi đọc nên có một cuốn sổ ghi nguồn tư liệu (sau này đỡ mất công tìm lại), nên có bút màu tô ra những chỗ cần lưu ý.
    Chỉ nên gặp thầy hướng dẫn ở cơ quan, nên đến vào đầu giờ sáng, khi đến nên gọi điện trước và nêu rõ câu hỏi trươc khi đến; tránh đến nhà thầy hướng dẫn vào buổi tối, tránh đến không gọi điện thoại trước. (Lưu ý: thầy hướng dẫn rất cần trong lúc làm đề cương chi tiết và đọc lại trước khi nộp quyển. Nên chọn thầy có thời gian, sát chuyên ngành, nên chọn thầy có uy tín khoa học, cẩn thận khi chọn quan chức-vì họ thường rất bận và khó gặp).
    Nếu không có vi tính thì nên viết bằng giấy trắng khổ A4, chỉ viết 1 mặt, để lề rộng (tiện sau này cắt dán, ghi chèn vào mặt sau). Nếu có vi tính thì mỗi chương làm riêng thành một file, xong được phần nào nên sao ra nhiều đĩa hoặc tải lên www.briefcase.yahoo.com để tránh bị mất.
    Nên tư duy độc lập, đừng quá nô lệ khi hành văn và dùng từ của người khác. Viết xong một vài trang nên đọc lại, chỗ nào thấy khúc khuỷu nên đọc to lên và chữa lại cho rõ ý. Văn pháp lí cốt rõ ý, tránh hiểu lầm, không cần bay buớm.
    Nên dùng văn hàn lâm: tránh dùng chữ tôi, chúng tôi, ta, chúng ta; tránh dùng chữ kết luận quá chắc chắn (có cái gì trong mắt nhà khoa học là chắc chắn đâu?), nên dùng những chữ như: có thể, thường dẫn đến, hầu như, thông thường, nhiều khả năng. Nếu không bao quát hết thì nên dùng những chữ: về, một số vấn đề, bước đầu cho thấy.
    Đừng đạo văn, lấy ý của ai thì trích rõ nguồn, lấy quy phạm ở đâu thì trích dẫn (khoản, điều, văn bản, ban hành ngày, ví dụ khoản 2, điều 4, Luật doanh nghiệp 1999); nên viết tắt những chữ thông dụng, ví dụ DNNN, CTCT, song tránh viết tắt tùy tiện, ví dụ TTGQPS, MHCTMCTC.. đọc rất nhức mắt.
    Khi viết, luôn nghĩ đến người đọc, họ không am hiểu chuyên sâu như bạn, bởi vậy nên dùng ngôn ngữ dễ hiểu, sáng ý, bỏ được chữ rườm rà, ví dụ như "đối tượng điều chỉnh của chế độ bảo hiểm thất nghiệp là các quan hệ xã hội phát sinh trong quan hệ thất nghiệp".
    Đừng ngại xuống dòng, đừng ngại lấy thông tin từ báo chí, bài luận văn sẽ đỡ khô khan và dễ đọc hơn là chi chít những con chữ. Nếu có thể nên kẻ bảng, kể ô so sánh đối chiếu.
    Nên viết vào lúc yên tĩnh (sáng sớm, đêm); viết xong xếp xó vài ba ngày hoặc một tuần rồi mới nên đọc lại, nhờ bạn bè đọc hộ trước khi nộp quyển cho thầy hướng dẫn./.

    MẪU ĐỀ CƯƠNG (ĐỂ THAM KHẢO):
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Sư phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập góp phần làm cho thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Tự do hóa thương mại hiện đang là mục tiêu phát triển của thế giới với mục đích tối đa hóa lợi thế so sánh của các quốc gia, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm bớt sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tự do hóa thương mại là một vấn đề mang tính hai mặt. Trong quá trình hướng tới tự do hóa thương mại, nhiều thách thức và khó khăn đòi hỏi các quốc gia phải vượt qua. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thế giới hiện nay là sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và tự do hóa thương mại một cách tuyệt đối có thể đem lại lợi ích to lớn cho một số quốc gia nhưng lại đồng thời có thể gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước của các quốc qua khác. Hơn nữa, ngay cả đối với một quốc gia, tự do hóa thương mại quốc tế đôi khi mang lại lợi ích cho một ngành sản xuất này nhưng lại gây thiệt hại cho một ngành sản xuất khác. Vì nhiều lý do khác nhau, các quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại. Vì thế khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế đang là một vấn đề được các quốc gia quan tâm, đặc biệt là Việt Nam, bởi chúng ta đang cố gắng tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập với mong muốn đưa nền kinh tế nước ta phát triển ngang với trình độ phát triển của các nước trên thế giới. Tác giả chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu vì những lý do sau đây:

    1. Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là những điều ước quốc tế phổ biến liên quan đến vấn đề tự do hóa thương mại và hạn chế thương mại. Thương mại được nghiên cứu trong đề tài này sẽ là thương mại theo nghĩa rộng
    [1], bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và hoạt động đầu tư. Nghiên cứu những biện pháp hạn chế thương mại đang được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho là hợp pháp và được phép áp dụng sẽ giúp đề xuất ý kiến cho các nhà làm luật trong nước trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật nước ta. Hiện nay, Việt Nam đang xúc tiến việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta phải cố gắng trước hết hoàn thiện các quy định pháp luật để tương thích với chuẩn mực pháp lý của các nước thành viên và của chính tổ chức này. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu trên.

    2. Hiên nay, việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại ở Việt Nam còn nặng về áp dụng các quy định cấm đoán và các biện pháp phi thuế quan-là những rào cản thương mại không khôn khéo, dễ bị phát hiện, đồng thời vi phạm các cam kết quốc tế về tự do hóa thương mại và bị các nước phản đối hoặc bị áp dụng các biện pháp trả đũa. Việc nghiên cứu vấn đề hạn chế thương mại một cách thấu đáo sẽ giúp việc lựa chọn sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế một cách đúng đắn và đem lại hiệu quả thiết thực.

    3. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng những biện pháp hạn chế thương mại mà các nước khác đang sử dụng và so sánh với tình hình áp dụng các biện pháp này ở Việt Nam sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để không những có thể áp dụng được các biện pháp hạn chế thương mại đối với hoạt động thương mại của các nước khác vào Việt Nam khi cần thiết mà còn bảo vệ được một cách hợp pháp quyền lợi của Việt Nam khi hoạt động thương mại ở các nước khác. Thực tiễn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối đầu với việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại của các nước trong giao lưu thương mại. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp tìm ra giải pháp bảo vệ quyền tự do thương mại, và quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

    MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sơ sở lý luận của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia điển hình và pháp luật của Việt Nam. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng của việc áp dụng các biên pháp hạn chế thương mại quốc tế của các nước trên thế giới và các tổ chức thương mại khu vực và toàn cầu. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Đề tài sẽ KHÔNG nghiên cứu vấn đề hạn chế thương mại trong nước với tư cách là một bộ phận của pháp luật nội địa điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

    TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NÀY Ở VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

    Hiện nay ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề hạn chế thương mại, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề : Khía cạnh pháp lý của vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tếvới nội dung gồm hai phần chính là nghiên cứu pháp luật quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề hạn chế thương mại. Ngoài ra, các sách báo viết về thương mại quốc tế hầu hết đều là của các tác giả nước ngoài. Rất nhiều trong số này được viết bằng tiếng nước ngoài và chưa được dịch ra tiếng Việt. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ, phù hợp với luật pháp quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại khi cần thiết ở Việt Nam. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích vừa thực hiện đúng các cam kết quốc tế vừa bảo hộ được các ngành sản xuất của Việt Nam chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh của các nhà nhập khẩu hoặc đầu tư nước ngoài. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị.

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định pháp luật quốc tế và luật pháp của một số quốc gia điển hình, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế, từ đó rút ra những ưu điểm trong quy định của pháp luật quốc tế và luật pháp của một số nước điển hình trên thế giới về vấn đề hạn chế thương mại; xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong quan hệ thương mại quốc tế nhằm kết hợp hài hòa lợi ích của tự do hóa thương mại và bảo hộ nền sản xuất trong nước.

    DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

    + Bước 1: Nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề hạn chế thương mại. Nghiên cứu các biện pháp hạn chế thương mai đang được các nước áp dụng, tính hợp pháp và cơ sở lý luận của việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế.
    + Bước 2: Nghiên cứu luật pháp và thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại của một số quốc gia điển hình.
    + Bước 3: Rút ra những ưu điểm của của pháp luật và thực tiễn áp dụng luật pháp quốc tế và luật pháp của một số nước điển hình phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
    + Bước 4: Đề xuất hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để hài hòa mục đích thực hiện các cam kết quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền sản xuất và thương mại trong nước.

    ĐỀ CƯƠNG DỰ KIẾN

    Tên đề tài dự kiến:

    KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
    Phần mở đầu

    Chương I: XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ VẤN ĐỀ HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI
    1. Những vấn đề lý luận chung về thương mại quốc tế
    2. Xu hướng tự do hóa thương mại trong thương mại quốc tế
    3. Vấn đề hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế
    3.1 Khái niệm hạn chế thương mại
    3.2 Cơ sở lý luận của vấn đề hạn chế thương mại.
    4. Khái quát về các biện pháp hạn chế thương mại và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển của các nền kinh tế.

    Chương II: NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI VÀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NÀY TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
    Các biện pháp hạn chế thương mại được phép sử dụng theo quy định của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực;
    Việc sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại của một số quốc gia điển hình trên thế giới và bài học cho Việt Nam
    Luật pháp điều chỉnh vấn đề hạn chế thương mại của Việt Nam và thực tiễn áp dụng

    Chương III: XU HƯỚNG THAY ĐỔI CỦA CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM DUNG HÒA VỚI XU THẾ THƯƠNG MẠI TỰ DO.

    Những xung đột bắt nguồn từ xu thế tự do hóa thương mại và việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
    Xu thế phát triển của việc áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại trong thương mại quốc tế
    Những giải pháp nhằm cân bằng lợi ích của toàn cầu hóa trong thương mại quốc tế và sự bảo hộ hợp lý của Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế của mình.

    7. Tài liệu tham khảo
    Điều ước quốc tế
    - Hiệp định thành lập WTO
    - Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT
    - Hiến chương của Tổ chức thương mại Quốc tế ITO-International Trade Organization
    - Hiệp định chống bán phá giá;
    - Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp bù đắp

    Văn bản pháp luật trong nước
    - Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn
    - Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu và các văn bản hướng dẫn
    - Luật Thương Mại và các văn bản hướng dẫn
    - Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn
    - Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999.
    - Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế ngày 25/5/2002.
    - Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam ngày 25/5/2002 và văn bản hướng dẫn.
    - Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngày 29/4/2004.
    - Pháp lệnh chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam ngày 20/8/2004.

    Sách báo, tạp chí
    - TS Trần Du Lịch chủ biên, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2002.
    - PGS. TS Nguyễn Thị Mơ chủ biên, Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hải trong điều kiện hội nhập kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002.
    - TSKH Võ Đại Lượng chủ biên, Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách kinh tế của một số nước lớn, Trung tâm Khoa học và nhân văn quốc gia, Viện Kinh tế thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2003.
    - PGS.TS Bùi Xuân Lưu chủ biên, Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội 2004.
    - Lương Văn Tự chủ biên, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội 2004.
    - Nguyễn Thị Hồng Nhung, Tự do hóa thương mại ở ASEAN, Trung tâm Khoa học và nhân văn quốc gia, Viện Kinh tế thế giới.
    - Trung tâm hội chợ, triển lãm Việt Nam, Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê.
    - Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Thương mại, Thương mại đầu tư Việt Nam- hội nhập và phát triển.
    - Walter Goode (1997), Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội;
    - John H Jackson (2001) Hệ thống thương mại Thế giới, NXB Thanh Niên, Hà Nội,
    - Robert Gilpin (2002), The Challenge of Global Capitalism- the World Economy in the 21st Century, Princeton University Express, Princeton and Oxford,
    - Gary P Sampson (ed.) (2001), The Role of the WTO in Global Governance, United Nations University Press.
    - Ray August, International Business Law: text, cases, and reading (Third Edition) Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jessey 07458
    - International Trade Center and Commonwealth Secretariat, (1999), Business Guide to the World Trading System (Second edition)
    - Theodore H. Cohn, (2000) Global Political Economy- Theory and Practice, Longman
    - Michael Pryles, Jeff Waincymer and Martin Davies, (1996), International Trade Law: Commentary and Materials, LBC Information Services.
    [1] Theo Uy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc: “ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại , dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ thương mại này bao gồm, nhưng không giới hạn các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thê dài hạn, xây dựng công trình, tư vấn kỹ thuật, đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thỏa thuận khai thác hoặc nhượng quyền thương mại, liên doanh và các hình thứv khai thác, hợp tác công nghiệp hoặc hợp tác klinh doanh, chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, hàng không, đường sắt hoặc đường bộ”
Chúc quý vị thành công (khi bảo vệ học viên không cần mua hoa tặng thầy cô!)

Popular posts from this blog

Nhàn đàm về thể chế

  1.            Dẫn nhập : Đầu năm 1845 khi phê bình triết gia Feuerbach, Karl Marx, lúc ấy còn khá trẻ, đã viết câu trên đây, câu sau này được dịch sang tiếng Anh và khắc trên mộ của ngài “ Die Philosophen haben die Welt nur verschieden  interpretirt , es kömmt drauf an sie zu  verändern - các triết gia chỉ tìm cách giải thích thế giới khác nhau, cái chính là phải tìm cách thay đổi thế giới ấy”. Gần 180 năm sau, Acemoglu & đồng sự, nhận được giải Nobel năm 2024, vì những đóng góp giải thích các nền văn minh thịnh hay suy tàn là do thể chế. Điều ấy đúng, hoặc đúng một phần. Nhân dịp này, cựu học viên Fulbright mời chúng tôi mạn đàm về thể chế. “Kỷ nguyên vươn mình”, nếu các bạn thích dùng chữ ấy, mong sẽ là tỉnh thức, bắt đầu với hành động. Nói đã đủ nhiều, đến lúc phải làm, làm nhiều hơn. Ở đất nước chúng ta, vinh quang thuộc về những con người hành động, công khai hay thầm lặng, ngày mỗi ngày bền bỉ làm cho thể chế n...

Ngổn ngang Công lý – Phần 1: Từ Yorktown tới Washington

  Phạm Duy Nghĩa 1.     Những dòng này dành cho ai: Bất công xảy ra khắp nơi, công lý thì khó khăn lắm mới đạt được. Mỗi ngày, nếu góp thêm tử tế, công bằng, và bớt dần bất công, thì thật quý. Công lý được giữ cho ngay ngắn, từng chút một, chung tay bởi tất cả mọi người. Đặng Hoàng Giang viết một cuốn sách có tựa đề “”Bức xúc không làm ta vô can””, quả là thế, bất công xảy ra do chúng ta né tránh, cam chịu, hoặc đồng lõa. Cùng góp sức chúng ta mới tạo ra và duy trì được lẽ công bằng ở đời. Những dòng này vì thế dành cho những ai muốn sống chậm một chút, dừng lại, đứng nhìn, quan sát, và tìm hiểu: Vì sao bất công đã xảy ra, và Vì sao công lý vẫn là một giấc mơ xa vời với rất nhiều dân tộc, trong đó có chúng ta. Thời đại này mạng xã hội, dữ liệu, tin tức, trí tuệ nhân tạo… đang thổi bay con người, đặt câu hỏi đúng đã là một nửa thành công. 2.     Cấu trúc của phần viết: Phần viết này được cấu trúc hồn nhiên như những mảng kiến thức vụn vặt mà tôi lượ...

Học và Dạy Luật Đất đai trong các trường luật ở Việt Nam

Tặng các bạn học và dạy Luật Đất đai 1.       Dẫn đề : Nước ta đã có gần 100 cơ sở đào tạo luật (để thuận tiện, sau đây gọi chung là các trường luật). Ở bậc cử nhân, các trường luật thường giảng dạy Môn học Luật Đất đai. Nội dung giảng dạy môn học này ở các trường khá giống nhau, bám sát cấu trúc của Luật Đất đai, thường bắt đầu từ Chế độ sở hữu, Các loại đất, Quyền & Nghĩa vụ của Người sử dụng đất, cho tới Hành chính đất đai và Giải quyết tranh chấp đất đai. Trong bối cảnh Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực, nội dung đồ sộ của đạo luật này cần được nghiên cứu & giảng dạy như thế nào cho hiệu quả. Trong khuôn khổ Hội thảo tại một trường luật như Khoa Luật ĐH Mở TPHCM, sẽ là hữu ích, nếu có thể góp phần tìm hiểu đạo luật mới này, song đồng thời cũng tìm cách đổi mới cách nghiên cứu, giảng dạy pháp luật đất đai, giúp cho môn học này hấp dẫn, thiết thực hơn với người học. Phần thảo luận dưới đây góp phần vào 2 nội dung nêu trên. 2.    ...