Góp phần vào chỉ tiêu hai vạn tiến sĩ
Đã khá lâu làng báo Việt Nam mới khẽ khàng tái xuất những cuộc tập tranh luận nho nhỏ, ví như phản hồi xung quanh bài báo của tác giả Nguyễn Trung đăng trên TTCT ngày 23/09/2007 bàn tới đề án 2 vạn tiến sĩ của ngành giáo dục. Ông Nguyễn Trung có ý thách thức rằng chúng ta thường chê lời giải hoặc cách thực hiện chưa đúng, mà chưa bao giờ dám nghĩ rằng đề bài cũng có khi sai. Sau khi được nhắc nên biết và hiểu trước khi phê phán, đã có ý thưa lại rằng đúng là cần biết và hiểu, song nên vì lợi ích của ai [1].
Hai vạn tiến sĩ và cuộc cải cách giáo dục quốc gia là những việc rất lớn, mong có được nhiều cuộc bút chiến nảy lửa hơn nữa để người nước ta hiểu thêm mọi khía cạnh của chính sách này. Tranh luận tạo ra lý lẽ, lý lẽ mới giúp người ta bị thuyết phục. Một xã hội thiếu tranh luận làm mồi cho những đồng thuận hững hờ; đồng sàng dị mộng có khi người ta say khai thác lợi tư hơn là vì những đích chung. Tôi làm nghề dạy học, ngoài hàng nghìn cử nhân luật học chính quy và tại chức, mỗi năm chỉ riêng Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo ra hàng trăm thạc sĩ và hàng chục tiến sĩ luật học. Tôi thành thực ít hiểu biết về phản hồi của xã hội đối với sản phẩm mà chúng tôi đã tham gia đào tạo. Cũng có người khen, nhiều người chê; vì nguồn tin không đầy đủ và thiếu chính xác nên rất khó đưa ra kết luận.
Chỉ biết rằng trong những năm làm nghề dạy học, tôi đã giúp người học viết và tham gia chấm có lẽ đến hàng trăm khoá luận, luận văn và luận án tiến sĩ luật học. Điều thú vị là, ngoại trừ luận án tiến sĩ của một người Trung Quốc đã bảo vệ năm 2004, tất cả các bài luận văn, luận án Tiến sĩ Luật của học viên Việt Nam mà tôi tham gia chấm đều tròn trịa 03 chương với cách đặt vấn đề, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu na ná giống nhau. Hầu như không có một bài nào có kết quả điều tra thực tế, phỏng vấn chuyên gia, thực nghiệm, rất ít bài có trích án lệ từ thực tiễn xét xử của ngành toà án. Các thông tin có được dường như đều dựa trên cái gọi là “nghiên cứu tư liệu”; nói cách khác, đều tự biện luận hoặc tóm lược biện luận của người khác rồi xào xáo đưa ra ý riêng của mình. Cuối các bài “tam đoạn luận” thường có một chương xinh xắn với những định hướng và kiến nghị, sửa điều nọ, chỉnh điều kia, thậm chí là xây dựng thêm một vài đạo luật mới.Tôi không rõ khoa học có nên phục vụ triển khai chính sách tức thời, kiểu như luận án tiến sĩ luật phải phục vụ các chương trình xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật theo kiểu làm luật của Quốc hội, hay khoa học cũng nên trước hết là học thuật, tìm ra những gì người ta gọi là cương thường mực thước điều khiển vũ trụ hay xã hội này. Học thuật vị học thuật, học thuật vị nhân sinh hay học thuật thuần tuý hướng tới những tấm bằng để thăng tiến cá nhân; những điều tưởng như rất cũ ấy cũng cần phải được tranh luận lại. Theo thiển nghĩ của tôi, hình như các bài luận để đạt tới một học vị trong giới học thuật có lẽ cũng nên khác với những báo cáo phúc trình hay dự thảo kiến nghị của nhân viên trình cho thủ trưởng. Chữ nghĩa và cuộc đời dường như tuân theo những lệ riêng bất diệt, thường cũng rất công bằng và sòng phẳng. Cầm những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ trên tay, y phục xứng kỳ đức, quý vị có nghĩ mình đã góp thêm được gì trong văn đàn giữa chợ toàn cầu.
1 Xem Đá Chông, “Phê phán phải dựa trên sự biết và hiểu”, Báo CAND ngày 25/09/2007 và Nguyễn Xuân Hãn, “Quan trọng hơn vẫn là lợi ích của ai”, TTCT ngày 07/10/2007
Thạc sĩ, tiến sĩ ... để làm gì?
Đọc bài dưới đây trên TT, tôi chợt nhớ lại những cảnh báo rằng đào tạo sau đại học ở VN và TQ không chỉ kém - mà còn không có mục đích, không biết đào tạo thạc sĩ để làm gì? Không phải dạy thêm nghề, chẳng hàn lâm, không khéo sẽ vẫn là nồi cơm được nấu lại với chút ít cập nhật. Một sự lãng phí xã hội ghê gớm chỉ vì bệnh sính bằng cấp (đối với người học là ... lãng phí tuổi thanh xuân và hứng lấy nhiều phiền nhiễu trong suốt gần 03 năm trời). Có lẽ phải bỏ ngay khái niệm đào tạo sau đại học, nên du nhập khái niệm thạc sĩ kiểu như LLM hay MBA học trong 01 năm với khoảng 20-24 tín chỉ là xong. Đã là căn bệnh của toàn xã hội thì chữa như thế nào bây giờ?
Bằng thạc sĩ ở Trung Quốc
TTO, 17/10/2007 - Rất nhiều học viên cao học ở Trung Quốc đang đặt ra câu hỏi về giá trị của tấm bằng thạc sĩ mà họ đang theo đuổi. Theo một cuộc điều tra mới đây, thì số lượng sinh viên đăng ký học tiếp sau đại học đang có chiều hướng giảm.
Hơn một nửa (52,9%) trong số những người đăng ký học cao học ở Trung Quốc cho rằng không đáng phải mất đến 2 năm để có tấm bằng thạc sĩ; số còn lại vẫn có suy nghĩ tích cực về việc học cao học.
Trung tâm nghiên cứu xã hội thuộc Trung tâm truyền thông và nhật báo trẻ TQ sina.com.vn đã điều tra 7.730 người đăng ký học cao học, trong đó 4.865 người đã có hoặc đang theo đuổi tấm bằng thạc sỹ.
Kết quả cho thấy rằng 35.6% trong số 4.865 người cảm thấy hối hận vì học cao học và kiến thức thu lại không xứng đáng với thời gian, công sức, và tiền của mà họ bỏ ra.
Cuộc điều tra cũng tiết lộ rằng 48.7% trong số các học viên cao học được hỏi chỉ học để có một tấm bằng và 45.2% học vì muốn kiếm được công việc tốt hơn. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của tấm bằng thạc sĩ trong cuộc chiến tìm việc đã không còn nóng hổi nữa. “Tôi đã mất một nửa thời gian cho kỳ thi đầu vào cao học. Khi tôi hoàn thành chương trình cao học từ một trường ĐH hàng đầu thì việc tìm cho mình công việc phù hợp vẫn là cả một vấn đề”, Triệu Xuân - một thạc sĩ nói.
Một người khác được hỏi trong cuộc điều tra cho biết: “Mọi người bắt đầu đặt câu hỏi vấn đề giá trị của tấm bằng cao học, điều này cũng không có đáng ngạc nhiên. Không ít người đã từng theo học cao học một cách mù quáng”. Cuộc điều tra đã nêu ra những nguyên do mà một số người tiếp tục học sau đại học như: “Bạn gái tôi vẫn còn học ở trường ĐH”, “Tôi không thể rời nguồn giải trí phong phú từ Internet và những phòng ở tiện nghi mà rẻ tiền ở khu học xá” và “Bố mẹ và thầy cô đã phỉnh tôi theo học”.Cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng 54.7% tự nhận họ không có một kế hoạch rõ ràng nào về sự nghiệp trước khi học cao học và 17.9% nghĩ rằng ở một mức nào đó sự lựa chọn của họ là sai lầm.
Bài đã đăng trên Tia sáng http://www.tiasang.com.vn/news?id=2105
Đã khá lâu làng báo Việt Nam mới khẽ khàng tái xuất những cuộc tập tranh luận nho nhỏ, ví như phản hồi xung quanh bài báo của tác giả Nguyễn Trung đăng trên TTCT ngày 23/09/2007 bàn tới đề án 2 vạn tiến sĩ của ngành giáo dục. Ông Nguyễn Trung có ý thách thức rằng chúng ta thường chê lời giải hoặc cách thực hiện chưa đúng, mà chưa bao giờ dám nghĩ rằng đề bài cũng có khi sai. Sau khi được nhắc nên biết và hiểu trước khi phê phán, đã có ý thưa lại rằng đúng là cần biết và hiểu, song nên vì lợi ích của ai [1].
Hai vạn tiến sĩ và cuộc cải cách giáo dục quốc gia là những việc rất lớn, mong có được nhiều cuộc bút chiến nảy lửa hơn nữa để người nước ta hiểu thêm mọi khía cạnh của chính sách này. Tranh luận tạo ra lý lẽ, lý lẽ mới giúp người ta bị thuyết phục. Một xã hội thiếu tranh luận làm mồi cho những đồng thuận hững hờ; đồng sàng dị mộng có khi người ta say khai thác lợi tư hơn là vì những đích chung. Tôi làm nghề dạy học, ngoài hàng nghìn cử nhân luật học chính quy và tại chức, mỗi năm chỉ riêng Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo ra hàng trăm thạc sĩ và hàng chục tiến sĩ luật học. Tôi thành thực ít hiểu biết về phản hồi của xã hội đối với sản phẩm mà chúng tôi đã tham gia đào tạo. Cũng có người khen, nhiều người chê; vì nguồn tin không đầy đủ và thiếu chính xác nên rất khó đưa ra kết luận.
Chỉ biết rằng trong những năm làm nghề dạy học, tôi đã giúp người học viết và tham gia chấm có lẽ đến hàng trăm khoá luận, luận văn và luận án tiến sĩ luật học. Điều thú vị là, ngoại trừ luận án tiến sĩ của một người Trung Quốc đã bảo vệ năm 2004, tất cả các bài luận văn, luận án Tiến sĩ Luật của học viên Việt Nam mà tôi tham gia chấm đều tròn trịa 03 chương với cách đặt vấn đề, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu na ná giống nhau. Hầu như không có một bài nào có kết quả điều tra thực tế, phỏng vấn chuyên gia, thực nghiệm, rất ít bài có trích án lệ từ thực tiễn xét xử của ngành toà án. Các thông tin có được dường như đều dựa trên cái gọi là “nghiên cứu tư liệu”; nói cách khác, đều tự biện luận hoặc tóm lược biện luận của người khác rồi xào xáo đưa ra ý riêng của mình. Cuối các bài “tam đoạn luận” thường có một chương xinh xắn với những định hướng và kiến nghị, sửa điều nọ, chỉnh điều kia, thậm chí là xây dựng thêm một vài đạo luật mới.Tôi không rõ khoa học có nên phục vụ triển khai chính sách tức thời, kiểu như luận án tiến sĩ luật phải phục vụ các chương trình xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật theo kiểu làm luật của Quốc hội, hay khoa học cũng nên trước hết là học thuật, tìm ra những gì người ta gọi là cương thường mực thước điều khiển vũ trụ hay xã hội này. Học thuật vị học thuật, học thuật vị nhân sinh hay học thuật thuần tuý hướng tới những tấm bằng để thăng tiến cá nhân; những điều tưởng như rất cũ ấy cũng cần phải được tranh luận lại. Theo thiển nghĩ của tôi, hình như các bài luận để đạt tới một học vị trong giới học thuật có lẽ cũng nên khác với những báo cáo phúc trình hay dự thảo kiến nghị của nhân viên trình cho thủ trưởng. Chữ nghĩa và cuộc đời dường như tuân theo những lệ riêng bất diệt, thường cũng rất công bằng và sòng phẳng. Cầm những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ trên tay, y phục xứng kỳ đức, quý vị có nghĩ mình đã góp thêm được gì trong văn đàn giữa chợ toàn cầu.
1 Xem Đá Chông, “Phê phán phải dựa trên sự biết và hiểu”, Báo CAND ngày 25/09/2007 và Nguyễn Xuân Hãn, “Quan trọng hơn vẫn là lợi ích của ai”, TTCT ngày 07/10/2007
Thạc sĩ, tiến sĩ ... để làm gì?
Đọc bài dưới đây trên TT, tôi chợt nhớ lại những cảnh báo rằng đào tạo sau đại học ở VN và TQ không chỉ kém - mà còn không có mục đích, không biết đào tạo thạc sĩ để làm gì? Không phải dạy thêm nghề, chẳng hàn lâm, không khéo sẽ vẫn là nồi cơm được nấu lại với chút ít cập nhật. Một sự lãng phí xã hội ghê gớm chỉ vì bệnh sính bằng cấp (đối với người học là ... lãng phí tuổi thanh xuân và hứng lấy nhiều phiền nhiễu trong suốt gần 03 năm trời). Có lẽ phải bỏ ngay khái niệm đào tạo sau đại học, nên du nhập khái niệm thạc sĩ kiểu như LLM hay MBA học trong 01 năm với khoảng 20-24 tín chỉ là xong. Đã là căn bệnh của toàn xã hội thì chữa như thế nào bây giờ?
Bằng thạc sĩ ở Trung Quốc
TTO, 17/10/2007 - Rất nhiều học viên cao học ở Trung Quốc đang đặt ra câu hỏi về giá trị của tấm bằng thạc sĩ mà họ đang theo đuổi. Theo một cuộc điều tra mới đây, thì số lượng sinh viên đăng ký học tiếp sau đại học đang có chiều hướng giảm.
Hơn một nửa (52,9%) trong số những người đăng ký học cao học ở Trung Quốc cho rằng không đáng phải mất đến 2 năm để có tấm bằng thạc sĩ; số còn lại vẫn có suy nghĩ tích cực về việc học cao học.
Trung tâm nghiên cứu xã hội thuộc Trung tâm truyền thông và nhật báo trẻ TQ sina.com.vn đã điều tra 7.730 người đăng ký học cao học, trong đó 4.865 người đã có hoặc đang theo đuổi tấm bằng thạc sỹ.
Kết quả cho thấy rằng 35.6% trong số 4.865 người cảm thấy hối hận vì học cao học và kiến thức thu lại không xứng đáng với thời gian, công sức, và tiền của mà họ bỏ ra.
Cuộc điều tra cũng tiết lộ rằng 48.7% trong số các học viên cao học được hỏi chỉ học để có một tấm bằng và 45.2% học vì muốn kiếm được công việc tốt hơn. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của tấm bằng thạc sĩ trong cuộc chiến tìm việc đã không còn nóng hổi nữa. “Tôi đã mất một nửa thời gian cho kỳ thi đầu vào cao học. Khi tôi hoàn thành chương trình cao học từ một trường ĐH hàng đầu thì việc tìm cho mình công việc phù hợp vẫn là cả một vấn đề”, Triệu Xuân - một thạc sĩ nói.
Một người khác được hỏi trong cuộc điều tra cho biết: “Mọi người bắt đầu đặt câu hỏi vấn đề giá trị của tấm bằng cao học, điều này cũng không có đáng ngạc nhiên. Không ít người đã từng theo học cao học một cách mù quáng”. Cuộc điều tra đã nêu ra những nguyên do mà một số người tiếp tục học sau đại học như: “Bạn gái tôi vẫn còn học ở trường ĐH”, “Tôi không thể rời nguồn giải trí phong phú từ Internet và những phòng ở tiện nghi mà rẻ tiền ở khu học xá” và “Bố mẹ và thầy cô đã phỉnh tôi theo học”.Cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng 54.7% tự nhận họ không có một kế hoạch rõ ràng nào về sự nghiệp trước khi học cao học và 17.9% nghĩ rằng ở một mức nào đó sự lựa chọn của họ là sai lầm.
Comments