VỪA CÓ NGHỀ, VỪA CÓ BẰNG TÚ TÀI
Phạm Duy Nghĩa
Bỏ hệ bán công, chưa kịp chuẩn bị các trường tư và trường dạy nghề, hàng vạn học sinh và phụ huynh của họ chợt ùn tắc trước cổng các trường phổ thông trung học. Giấc mơ có được một tấm bằng tú tài bỗng trở nên xa xôi, kể cả với những trò có học lực khá. Điều ấm ức ấy, thêm một lần nữa, báo động về những chính sách giáo dục rất cần được cách tân.
Sự ùn tắc trước cuộc thi vào lớp 10 năm nay có lẽ có thể dự báo trước được, khi số lượng các trường trung học không thể tăng trong khi quyền tuyển sinh hệ bán công bị bãi bỏ. Dù có muốn bớt nỗi lo âu cho các phụ huynh, song quả thực quan chức ngành giáo dục khó có thể hành xử tùy tiện, khi các chính sách cải cách đó đã được ban hành và có hiệu lực.
Điều có thể đáng mong đợi ở các cấp chính quyền vì vậy chỉ có thể là các chính sách giáo dục cần được thảo luận với đủ lí lẽ và đa chiều hơn. Nếu làm được như vậy người ta sẽ tĩnh tâm hơn dù có nôn nóng muốn bỏ hệ bán công, song cũng phải có đủ thời gian và kinh phí phát triển các trường dạy nghề và các trường tư thục để tạo cơ hội học tập bình đẳng cho con em nhân dân. Nếu quyết định vội vàng dựa trên những cảm tính hoặc dựa trên sức ép của dư luận, đôi khi còn được hun nóng bởi báo chí, các chính sách thường ít mang lại hiệu quả mong đợi. Quyết sách giáo dục mà sai, tai hại sẽ giáng lên đầu những đứa trẻ. Một năm là những tháng ngày dài, cha mẹ chúng chợt chống chếnh khi buộc phải tìm nơi chốn học việc cho con em của họ. Dù biết rằng người nước ta rất trọng sự học, song nếu từ hơn một triệu trẻ em ra đời mỗi năm nước ta có tới 600.000 tú tài cầu may ở các kỳ thi đại học, thì ngành giáo dục cũng phải có những tầm nhìn xa hơn để giúp quốc gia có nhiều thợ hơn là thầy. Sự phân loại học sinh sau chín năm theo học phổ thông cơ sở phải giúp một phần lớn người trẻ tuổi theo học lấy một nghề, và từ đó nếu họ muốn có thể học thêm lấy bằng tú tài, sau khi đã thạo một nghề trong tay. Nhu cầu hình thành các trường dạy nghề hoặc liên kết vừa dạy nghề vừa đào tạo phổ thông trung học tiến tới bằng tú tài là rất bức bách. Nếu nhà nước không đủ sức cáng đáng, thì nhu cầu ấy phải được gánh vác bởi khu vực tư nhân, ví dụ bởi các trường tư thục và các công ty.
Phạm Duy Nghĩa
Bỏ hệ bán công, chưa kịp chuẩn bị các trường tư và trường dạy nghề, hàng vạn học sinh và phụ huynh của họ chợt ùn tắc trước cổng các trường phổ thông trung học. Giấc mơ có được một tấm bằng tú tài bỗng trở nên xa xôi, kể cả với những trò có học lực khá. Điều ấm ức ấy, thêm một lần nữa, báo động về những chính sách giáo dục rất cần được cách tân.
Sự ùn tắc trước cuộc thi vào lớp 10 năm nay có lẽ có thể dự báo trước được, khi số lượng các trường trung học không thể tăng trong khi quyền tuyển sinh hệ bán công bị bãi bỏ. Dù có muốn bớt nỗi lo âu cho các phụ huynh, song quả thực quan chức ngành giáo dục khó có thể hành xử tùy tiện, khi các chính sách cải cách đó đã được ban hành và có hiệu lực.
Điều có thể đáng mong đợi ở các cấp chính quyền vì vậy chỉ có thể là các chính sách giáo dục cần được thảo luận với đủ lí lẽ và đa chiều hơn. Nếu làm được như vậy người ta sẽ tĩnh tâm hơn dù có nôn nóng muốn bỏ hệ bán công, song cũng phải có đủ thời gian và kinh phí phát triển các trường dạy nghề và các trường tư thục để tạo cơ hội học tập bình đẳng cho con em nhân dân. Nếu quyết định vội vàng dựa trên những cảm tính hoặc dựa trên sức ép của dư luận, đôi khi còn được hun nóng bởi báo chí, các chính sách thường ít mang lại hiệu quả mong đợi. Quyết sách giáo dục mà sai, tai hại sẽ giáng lên đầu những đứa trẻ. Một năm là những tháng ngày dài, cha mẹ chúng chợt chống chếnh khi buộc phải tìm nơi chốn học việc cho con em của họ. Dù biết rằng người nước ta rất trọng sự học, song nếu từ hơn một triệu trẻ em ra đời mỗi năm nước ta có tới 600.000 tú tài cầu may ở các kỳ thi đại học, thì ngành giáo dục cũng phải có những tầm nhìn xa hơn để giúp quốc gia có nhiều thợ hơn là thầy. Sự phân loại học sinh sau chín năm theo học phổ thông cơ sở phải giúp một phần lớn người trẻ tuổi theo học lấy một nghề, và từ đó nếu họ muốn có thể học thêm lấy bằng tú tài, sau khi đã thạo một nghề trong tay. Nhu cầu hình thành các trường dạy nghề hoặc liên kết vừa dạy nghề vừa đào tạo phổ thông trung học tiến tới bằng tú tài là rất bức bách. Nếu nhà nước không đủ sức cáng đáng, thì nhu cầu ấy phải được gánh vác bởi khu vực tư nhân, ví dụ bởi các trường tư thục và các công ty.
Comments