NGƯỜI DÂN VÀ MIẾNG BÁNH NGÂN SÁCH
(Đã đăng trên: TT, 02/03/2008)
Trong khi dân nghèo co kéo từng đồng chi tiêu hàng ngày, các ngành giáo dục, y tế.. luôn kêu thiếu tiền lại không thể giải ngân hết hàng trăm tỷ đồng kinh phí được chia. Miếng bánh ngân sách phình nhanh bởi tiền thu về từ cho thuê đất và hóa giá công sản phải chăng chỉ có vị ngọt, và chút lộc nếu có ấy liệu có được cùng chia cùng hưởng giữa các tầng lớp dân cư.
Như cha mẹ lo liệu kiếm tiền và chi tiêu cho cả gia đình, lo kiếm nguồn thu ổn định cho ngân sách quốc gia và chi dùng của công có lẽ cũng là một việc hệ trọng mà ông chủ nhân dân cần được biết. Thay mặt cho dân, vì lẽ ấy cơ quan dân cử phải có quyền đáng kể trong quản lý và chi dùng của công.
Như người ta thường bảo ngân sách gồm có các nguồn thu và các khoản chi. Xén từng lô đất rồi cho thuê, khoản thu bán quyền dùng đất ấy đang tăng trong túi tiền các địa phương, song đất đai và tài nguyên đều có hạn, có vẻ như nguồn thu thuế từ lời lãi của các công ty, từ thuế điền sản mới là những cái đích xa hơn. Cũng như thế, cổ phần hóa thực chất là hóa giá của công và bán chúng cho các cổ đông, thu một lần để vĩnh viễn bàn giao quyền cho chủ mới, những khoản thu như thế có thể giúp tăng tức thời ngân sách địa phương song không thể lâu bền. Để cơ quan dân cử cùng biết, cùng bàn và cùng quyết định về những nguồn thu cơ bản ấy, ngân sách địa phương phải thể hiện đầy đủ các khoản thu; công sản và hiệu quả của đầu tư công phải được tranh luận công khai.
Việt Nam tăng trưởng, rạo rực những con số thu hút vốn đầu tư nước ngoài, điều đáng tự hào ấy cũng ẩn chứa vô số lời cảnh tỉnh. Nhà tư bản nào chẳng thèm muốn các nguồn tài nguyên (đất đai, bờ biển, nhân công rẻ, trả giá rẻ cho sự hủy hoại môi trường ..), tiền bán quyền sử dụng đất liệu có xứng với những dòng sông đang hấp hối. Bờ xôi ruộng mật mất dần, một ngày kia đồng bằng co cụm khi nước biển dâng cao, cường quốc xuất khẩu gạo liệu có còn lo được cho an ninh lương thực của chính mình.
Nếu không có tranh luận, không phân tích đa chiều, miếng bánh ngân sách đang phình to tức thời bởi tiền cho thuê đất một ngày kia có thể sẽ mất dần vị ngọt. Cơ quan dân cử tranh luận về ngân sách bởi vậy trước hết phải nhắm tới các tác động lâu dài của các khoản thu, hơn chỉ là phê bình năng lực dự báo của ngành tài chính. Duy trì nguồn thu lâu dài và bền vững đã khó, việc chia bánh lại càng khó hơn. Nhận ủy nhiệm từ người dân, cơ quan dân cử phải có quyền xác lập các chính sách ưu tiên và kiểm định liệu các ưu tiên đó đã được thể hiện trúng trong dự toán hay chưa. Đề bài có đặt trúng mới mong có lời hay. Việc chi không hết ngân sách được phân bổ, thêm một lần nữa, hối thúc xem xét lại quy trình làm ngân sách ở nước ta. /.
PS: Nên mở rộng đề tài này, không chỉ quan tâm đến thu (trái phiếu, vay nợ nước ngoài), mà lạm chi ngân sách cũng đang là một "bí mật công khai". Xứng đáng là chủ đề cho nhiều luận án tiến sĩ luật tài chính ngân hàng, PDN.
(Đã đăng trên: TT, 02/03/2008)
Trong khi dân nghèo co kéo từng đồng chi tiêu hàng ngày, các ngành giáo dục, y tế.. luôn kêu thiếu tiền lại không thể giải ngân hết hàng trăm tỷ đồng kinh phí được chia. Miếng bánh ngân sách phình nhanh bởi tiền thu về từ cho thuê đất và hóa giá công sản phải chăng chỉ có vị ngọt, và chút lộc nếu có ấy liệu có được cùng chia cùng hưởng giữa các tầng lớp dân cư.
Như cha mẹ lo liệu kiếm tiền và chi tiêu cho cả gia đình, lo kiếm nguồn thu ổn định cho ngân sách quốc gia và chi dùng của công có lẽ cũng là một việc hệ trọng mà ông chủ nhân dân cần được biết. Thay mặt cho dân, vì lẽ ấy cơ quan dân cử phải có quyền đáng kể trong quản lý và chi dùng của công.
Như người ta thường bảo ngân sách gồm có các nguồn thu và các khoản chi. Xén từng lô đất rồi cho thuê, khoản thu bán quyền dùng đất ấy đang tăng trong túi tiền các địa phương, song đất đai và tài nguyên đều có hạn, có vẻ như nguồn thu thuế từ lời lãi của các công ty, từ thuế điền sản mới là những cái đích xa hơn. Cũng như thế, cổ phần hóa thực chất là hóa giá của công và bán chúng cho các cổ đông, thu một lần để vĩnh viễn bàn giao quyền cho chủ mới, những khoản thu như thế có thể giúp tăng tức thời ngân sách địa phương song không thể lâu bền. Để cơ quan dân cử cùng biết, cùng bàn và cùng quyết định về những nguồn thu cơ bản ấy, ngân sách địa phương phải thể hiện đầy đủ các khoản thu; công sản và hiệu quả của đầu tư công phải được tranh luận công khai.
Việt Nam tăng trưởng, rạo rực những con số thu hút vốn đầu tư nước ngoài, điều đáng tự hào ấy cũng ẩn chứa vô số lời cảnh tỉnh. Nhà tư bản nào chẳng thèm muốn các nguồn tài nguyên (đất đai, bờ biển, nhân công rẻ, trả giá rẻ cho sự hủy hoại môi trường ..), tiền bán quyền sử dụng đất liệu có xứng với những dòng sông đang hấp hối. Bờ xôi ruộng mật mất dần, một ngày kia đồng bằng co cụm khi nước biển dâng cao, cường quốc xuất khẩu gạo liệu có còn lo được cho an ninh lương thực của chính mình.
Nếu không có tranh luận, không phân tích đa chiều, miếng bánh ngân sách đang phình to tức thời bởi tiền cho thuê đất một ngày kia có thể sẽ mất dần vị ngọt. Cơ quan dân cử tranh luận về ngân sách bởi vậy trước hết phải nhắm tới các tác động lâu dài của các khoản thu, hơn chỉ là phê bình năng lực dự báo của ngành tài chính. Duy trì nguồn thu lâu dài và bền vững đã khó, việc chia bánh lại càng khó hơn. Nhận ủy nhiệm từ người dân, cơ quan dân cử phải có quyền xác lập các chính sách ưu tiên và kiểm định liệu các ưu tiên đó đã được thể hiện trúng trong dự toán hay chưa. Đề bài có đặt trúng mới mong có lời hay. Việc chi không hết ngân sách được phân bổ, thêm một lần nữa, hối thúc xem xét lại quy trình làm ngân sách ở nước ta. /.
PS: Nên mở rộng đề tài này, không chỉ quan tâm đến thu (trái phiếu, vay nợ nước ngoài), mà lạm chi ngân sách cũng đang là một "bí mật công khai". Xứng đáng là chủ đề cho nhiều luận án tiến sĩ luật tài chính ngân hàng, PDN.
Comments