PHÁC THẢO MÔN HỌC TỰ CHỌN: LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
Hiện nay các môn tự chọn của LKD chỉ gồm các lĩnh vực pháp luật liên quan tới: giải quyết tranh chấp, phá sản, an sinh xã hội, cạnh tranh, và thị trường chứng khoán. Có một nhu cầu bổ sung các môn học mới, trang bị cho người học kiến thức pháp luật gần với cuộc sống, trong đó có pháp luật về an toàn thực phẩm.
Cơ sở pháp lý cho môn học này hiện nay cũng đã được ban hành, gồm các quy định về trách nhiệm của người sản xuất trong BLDS, PL về vệ sinh an toàn thực phẩm 2003 và Nghị định 163/2004/ND-CP hướng dẫn thi hành PL. Nhìn rộng hơn, có thể nghiên cứu các quy định của BLHS 1999, các quy định về quản lý thị trường. Về mặt thiết chế, ít nhất có các cơ quan sau có thể liên đới: y tế, quản lý thị trường, hải quan và thương mại. Thực tế các vụ vi phạm PL cũng có thể cung cấp vô số tình huống thảo luận cho người học, từ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng tiêu dùng giả. Để góp phần xây dựng môn học chuyên ngành Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, theo thiển ý của tôi có thể có những vấn đề sau đây cần thảo luận thêm:
Vị trí môn học:
Môn học này có liên quan đến tổ chức kinh doanh, trách nhiệm của nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ, có phần liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, và từ góc nhìn của thương mại quốc tế có liên quan đến các rào cản thương mại (phi quan thuế) dưới dạng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì thế, việc xác định là môn tự chọn cho sinh viên năm cuối là phù hợp.
Phương pháp tổ chức môn học:
Tôi dự đoán môn học này nên kết hợp giữa: reading (đọc và thảo luận), case study (Fallbesprechung: Phân tích vụ án) và clinic (thực tập tại các trung tâm hoặc VP Luật sư). Theo cách đó, môn học này khá liên ngành giữa kinh doanh, hành chính và thậm chí là hình sự. Số tín chỉ nên là 02 tín chỉ, kiểm tra đánh giá nên thông qua tiểu luận-sau khi đi thực tập và đọc tư liệu (tỷ trọng 50%) và thi vấn đáp (50%).
Về nội dung môn học:
Tùy theo đối tượng và tùy vào từng giảng viên, cách tiếp cận môn học này có thể khác nhau. Có thể tiếp cận từ trách nhiệm nhà sản xuất (gọi chung cho cả cung ứng dịch vụ), từ thiết chế thực thi (quản lý thị trường, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm), hoặc từ giác độ người tiêu dùng (lập hội, khởi kiện, đền bù thiệt hại và các biện pháp tẩy chay sản phẩm khác). Cũng có thể làm cho môn học mang tính quốc tế và gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu so sánh với cái gọi là luật thực phẩm (food law, Lebensmittelrecht) của các thị trường nhập khẩu chính của VN, có thể kể đến là Mỹ, Nhật, EU và Trung Quốc.
Hiện nay các môn tự chọn của LKD chỉ gồm các lĩnh vực pháp luật liên quan tới: giải quyết tranh chấp, phá sản, an sinh xã hội, cạnh tranh, và thị trường chứng khoán. Có một nhu cầu bổ sung các môn học mới, trang bị cho người học kiến thức pháp luật gần với cuộc sống, trong đó có pháp luật về an toàn thực phẩm.
Cơ sở pháp lý cho môn học này hiện nay cũng đã được ban hành, gồm các quy định về trách nhiệm của người sản xuất trong BLDS, PL về vệ sinh an toàn thực phẩm 2003 và Nghị định 163/2004/ND-CP hướng dẫn thi hành PL. Nhìn rộng hơn, có thể nghiên cứu các quy định của BLHS 1999, các quy định về quản lý thị trường. Về mặt thiết chế, ít nhất có các cơ quan sau có thể liên đới: y tế, quản lý thị trường, hải quan và thương mại. Thực tế các vụ vi phạm PL cũng có thể cung cấp vô số tình huống thảo luận cho người học, từ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng tiêu dùng giả. Để góp phần xây dựng môn học chuyên ngành Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, theo thiển ý của tôi có thể có những vấn đề sau đây cần thảo luận thêm:
Vị trí môn học:
Môn học này có liên quan đến tổ chức kinh doanh, trách nhiệm của nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ, có phần liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng, và từ góc nhìn của thương mại quốc tế có liên quan đến các rào cản thương mại (phi quan thuế) dưới dạng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì thế, việc xác định là môn tự chọn cho sinh viên năm cuối là phù hợp.
Phương pháp tổ chức môn học:
Tôi dự đoán môn học này nên kết hợp giữa: reading (đọc và thảo luận), case study (Fallbesprechung: Phân tích vụ án) và clinic (thực tập tại các trung tâm hoặc VP Luật sư). Theo cách đó, môn học này khá liên ngành giữa kinh doanh, hành chính và thậm chí là hình sự. Số tín chỉ nên là 02 tín chỉ, kiểm tra đánh giá nên thông qua tiểu luận-sau khi đi thực tập và đọc tư liệu (tỷ trọng 50%) và thi vấn đáp (50%).
Về nội dung môn học:
Tùy theo đối tượng và tùy vào từng giảng viên, cách tiếp cận môn học này có thể khác nhau. Có thể tiếp cận từ trách nhiệm nhà sản xuất (gọi chung cho cả cung ứng dịch vụ), từ thiết chế thực thi (quản lý thị trường, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm), hoặc từ giác độ người tiêu dùng (lập hội, khởi kiện, đền bù thiệt hại và các biện pháp tẩy chay sản phẩm khác). Cũng có thể làm cho môn học mang tính quốc tế và gắn với xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu so sánh với cái gọi là luật thực phẩm (food law, Lebensmittelrecht) của các thị trường nhập khẩu chính của VN, có thể kể đến là Mỹ, Nhật, EU và Trung Quốc.
Comments