Skip to main content

Để làm chính khách trở thành nghề vất vả

Dân xem, dân hỏi, dân bàn luận. Thời buổi minh bạch, không thể mãi bưng bít thông tin như thuở xưa, ứng xử nơi công cộng của cán bộ lãnh đạo ở nước ta đều được người dân soi thật kỹ. Giữ những chiếc ghế quá nóng, các bộ trưởng ngành Y tế và Giáo dục hiển nhiên được công chúng đặc biệt chú ý. “Bệnh viện như trại tỵ nạn”, phát biểu gần đây của Bộ trưởng Bộ Y tế thêm một lần nữa lại được dư luận quan tâm.
Bà Bộ trưởng đã nhiều dịp phân trần nỗi vất vả của ngành y tế trước các diễn đàn Quốc hội. Bức xúc trước sự nhếch nhác của hệ thống bệnh viện nước ta, bà đã than cùng nỗi bất hạnh của hàng vạn bệnh nhân. Cũng như toàn dân, bà đã nhận biết được vấn đề chính sách: nước ta cần một hệ thống y tế tử tế hơn với số phận của mỗi con người.
Song bộ trưởng là chính khách, tức là một người làm nghề đưa ra và lựa chọn các giải pháp chính sách. Người ta mong đợi và đánh giá chính khách bởi đường lối chính sách cụ thể mà họ đưa ra. Nhận diện vấn đề thì không quá khó, người dân và công chức hiểu biết tầm trung cũng đủ sức làm. Song đủ trí tuệ, bản lĩnh để lựa chọn các giải pháp chính sách và khéo léo thuyết phục toàn xã hội ủng hộ cho lựa chọn của mình, điều ấy cần tới kỹ năng của người làm chính khách.
Nước ta đang ở cao trào thảo luận xây dựng một bản Hiến pháp mới cho những thập niên tương lai. Đó cũng là một dịp để bàn thêm về trách nhiệm của nền công vụ trước nhân dân và nhu cầu phân tách rạch ròi giữa đội ngũ công chức thừa hành với các chính khách có chức năng dẫn dắt, lãnh đạo.
Một quốc gia trở nên đói nghèo thường bởi thể chế quản trị quốc gia lạc hậu, trong đó có nền công vụ kém hiệu quả, trơ ỳ trước đòi hỏi của nhân dân. Nếu ước đoán có tới 30% công chức nước ta không làm được việc và người dân còn phải thường xuyên đàm tiếu về những lựa chọn chính sách không kém phần bi hài, thì rõ ràng nhu cầu thiết kế lại nền công vụ để chịu trách nhiệm trước người dân là một sức ép thực sự bức bách.
Trong một nước theo thể chế cộng hòa, quyền lực là của chung nhân dân, muốn vậy hãy tạo ra các sức ép buộc chính khách thường xuyên phải chịu đựng nỗi vất vả bởi nghề của mình. Năng lực của chính khách phải được đo lường bởi sự khôn ngoan của những chính sách do họ khởi xướng hoặc lựa chọn. Người không thạo nghề thì cần phải được thay. Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm trong các kỳ họp Quốc hội, đối thoại chính sách, mở rộng thêm các phiên điều trần, cũng như buộc chính khách chấp nhận rộng rãi hơn sức ép phản biện của dư luận, báo chí… là những bước cải cách nho nhỏ, đang từng ly một nhích dần tới trách nhiệm giải trình của người làm nghề chính trị ở nước ta.
Ước gì làm chính khách sẽ là một nghề ngày càng vất vả, vất vả vì dân.

Popular posts from this blog

Ngổn ngang Công lý – Phần 1: Từ Yorktown tới Washington

  Phạm Duy Nghĩa 1.     Những dòng này dành cho ai: Bất công xảy ra khắp nơi, công lý thì khó khăn lắm mới đạt được. Mỗi ngày, nếu góp thêm tử tế, công bằng, và bớt dần bất công, thì thật quý. Công lý được giữ cho ngay ngắn, từng chút một, chung tay bởi tất cả mọi người. Đặng Hoàng Giang viết một cuốn sách có tựa đề “”Bức xúc không làm ta vô can””, quả là thế, bất công xảy ra do chúng ta né tránh, cam chịu, hoặc đồng lõa. Cùng góp sức chúng ta mới tạo ra và duy trì được lẽ công bằng ở đời. Những dòng này vì thế dành cho những ai muốn sống chậm một chút, dừng lại, đứng nhìn, quan sát, và tìm hiểu: Vì sao bất công đã xảy ra, và Vì sao công lý vẫn là một giấc mơ xa vời với rất nhiều dân tộc, trong đó có chúng ta. Thời đại này mạng xã hội, dữ liệu, tin tức, trí tuệ nhân tạo… đang thổi bay con người, đặt câu hỏi đúng đã là một nửa thành công. 2.     Cấu trúc của phần viết: Phần viết này được cấu trúc hồn nhiên như những mảng kiến thức vụn vặt mà tôi lượm được. Tôi dự kiến sẽ bắt đầu bằn

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due