Các quốc gia
Đông Bắc Á (Nhật, Hàn, Trung Hoa) đều thừa hưởng một nền hành chính tập quyền hiệu
quả, với một hệ thống công vụ có quy trình chặt chẽ (quan liêu, theo nghĩa tích
cực của chữ này nghĩa là không tùy tiện, mà phải bám sát những gì đã được chỉ định
từ trên xuống và một nề nếp làm việc hà khắc, tuân theo kỷ cương), các công chức
thực tài, mẫn cán, được tuyển lựa dựa trên các kỳ thi quốc gia (quốc khảo) có
tính cạnh tranh cực kỳ cao, mở ra cơ hội bình đẳng với nhiều tầng lớp dân cư, quan
chức được rèn luyện để làm quan cai trị qua nhiều thủ tục từ tập sự, tới luân
chuyển, được giám sát và đánh giá nghiêm khắc[i].
Chế độ khoa cử,
chí ít liên quan đến ba lĩnh vực: (i) một nền giáo dục dựa trên các tinh thần
Nho giáo, được nhà nước khuyến khích, đốc thúc (đặt quan đốc học ở cấp phủ, ưu
đãi Nho sinh), được toàn xã hội đầu tư và tôn trọng, (ii) một hệ thống thi tuyển
cạnh tranh bình đẳng, song nghiêm ngặt, từ khảo khóa hàng năm ở các tỉnh, thi
hương (thời Gia Long tổ chức toàn quốc thành 06 điểm thi hương lựa chọn tú tài
và cử nhân, thi hội (được tổ chức từ năm 1374 dưới thời Trần) tuyển lựa nhân
tài trong số các cử nhân, và thi đình với chủ đề thường do nhà vua chọn để tuyển
lựa tiến sĩ và phó bảng, những người thực tài cho bộ máy cai trị, (iii) một nền
quan chế tinh gọn, quy chuẩn, người làm quan được đào tạo và chuẩn bị năng lực
một cách cẩn trọng.
Thay vì cách
tân, làm mới dựa trên vốn cổ, điều xấu hổ là người Việt Nam chúng ta chỉ nhìn
thấy sự thối nát trong truyền thống nói trên, và tìm mọi cách để chối bỏ di sản
quý báu ấy. Nho giáo không còn được nghiên cứu và giảng dạy từ hàng trăm năm
nay như một hệ tư tưởng giáo dục dạy làm người, dạy làm chính trị, dạy cai trị ở
nước ta. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, bởi điều ấy tạo ra vết đứt văn hóa,
khoét sâu tự ti dân tộc, cổ võ sùng bái tư tưởng Phương Tây trong giới tinh hoa
và xã hội nước ta.
Trong khi quốc
khảo vẫn được duy trì ở Trung Hoa, Việt Nam lại phân cấp quản lý cho các địa
phương và các ngành trong tuyển dụng, đào tao, đánh giá công chức. Đáng ra vẫn
nên tìm mọi cách tuyển lựa, đào tạo, đánh giá công chức một cách tập trung,
thông qua các kỳ quốc khảo minh bạch, có tính cạnh tranh cực kỳ cao[ii],
như đã từng diễn ra hơn 1000 năm qua ở nước ta. Nếu làm được như thế thì nạn
con ông cháu cha đã không phổ biến. Việc phân cấp quản lý cho các địa phương,
thậm chí cho các cơ quan, tự tuyển dụng công chức một cách phân tán, có thể đã là
một tính toán sai về chiến lược, làm giảm tính cạnh tranh và minh bạch trong
tuyển dụng công chức.
Nếu
xem công chức là người tham gia bộ máy cai trị, dẫn dắt dân chúng, hành vi của
họ mà có sai phạm thì hậu quả rất lớn, thì sau khi tuyển dụng, việc đào tạo
công chức phải hết sức liên tục, tỉ mỷ, khắt khe. Đây cũng là điều mà nền quan
chế cổ truyền không thiếu kinh nghiệm quý. Việc phi tập trung trong lĩnh vực
này dẫn tới tùy tiện, có lẽ cần thảo luận để tập trung hóa trở lại vào tay
chính quyền trung ương.
[ii] Tại kỳ thi hương năm 1897
mà toàn quyền Paul Doumer chứng kiến ở Nam Định, số lượng đỗ cử nhân chỉ đạt
3%.