Nếu Dự thảo sửa đổi HP 1992 (Điều 58 Khoản 2, câu 2) đã ghi nhận "quyền sử dụng đất (trong đó có đất ruộng của nông dân) là một quyền tài sản", thì phải tiến thêm một bước nữa, cần quy định nhà nước không có quyền thu hồi hay quốc hữu hóa quyền tài sản riêng ấy của người ta. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh-quốc phòng, nhà nước chỉ có thể trưng mua hoặc trưng dụng đất của dân theo nguyên tắc đền bù thỏa đáng. Cơ quan nhà nước càng không có quyền bằng lệnh hành chính và dùng cảnh sát, quân đội để "giải tỏa mặt bằng", "cưỡng chế thi hành" để thu lấy đất của dân. Khi có tranh chấp giữa dân và nhà nước về quyền tài sản đất đai, chỉ có Tòa án và lực lượng thi hành án mới có sự chính danh để cưỡng chế thi hành các lệnh tòa theo những trình tự tố tụng đảm bảo công lý. Tóm lại, ngôn ngữ làm luật thời nay cũng nên mềm dẻo, tôn trọng dân quyền, bớt đi bạo lực.
Phạm Duy Nghĩa 1. Những dòng này dành cho ai: Bất công xảy ra khắp nơi, công lý thì khó khăn lắm mới đạt được. Mỗi ngày, nếu góp thêm tử tế, công bằng, và bớt dần bất công, thì thật quý. Công lý được giữ cho ngay ngắn, từng chút một, chung tay bởi tất cả mọi người. Đặng Hoàng Giang viết một cuốn sách có tựa đề “”Bức xúc không làm ta vô can””, quả là thế, bất công xảy ra do chúng ta né tránh, cam chịu, hoặc đồng lõa. Cùng góp sức chúng ta mới tạo ra và duy trì được lẽ công bằng ở đời. Những dòng này vì thế dành cho những ai muốn sống chậm một chút, dừng lại, đứng nhìn, quan sát, và tìm hiểu: Vì sao bất công đã xảy ra, và Vì sao công lý vẫn là một giấc mơ xa vời với rất nhiều dân tộc, trong đó có chúng ta. Thời đại này mạng xã hội, dữ liệu, tin tức, trí tuệ nhân tạo… đang thổi bay con người, đặt câu hỏi đúng đã là một nửa thành công. 2. Cấu trúc của phần viết: Phần viết này được cấu trúc hồn nhiên như những mảng kiến thức vụn vặt mà tôi lượm được. Tôi dự kiến sẽ bắt đầu bằn