Cháy nổ khắp nơi, các cơ quan quản lý thế nào? Đó là câu hỏi của ông Chủ tịch UBND TPHCM. Điều đúng với phòng hỏa thì cũng đúng với trị an, phòng bệnh, phòng độc... tựa như việc in cờ Trung Quốc treo ở cổng trường trong sách dạy con trẻ nước ta. Hỏi tức là truy tìm câu trả lời. Người dân mong ông Chủ tịch Thành phố HCM nói riêng và nền công vụ nói chung phải tìm ra lời giải, bởi lẽ chính quyền được lập ra để chịu trách nhiệm trả lời trước nhân dân.
Để xây dựng một chính quyền hiệu năng cần thảo luận chính quyền cần làm những việc gì và làm những việc đó sao cho hiệu quả, tức là đạt kết quả tối ưu với phí tổn tối thiểu. Việc thứ nhất liên quan đến chức năng của chính quyền, việc thứ hai liên quan đến cách thức tổ chức nền công vụ.
Thật trùng hợp chủ đề này liên đới mật thiết với cuộc thảo luận Hiến pháp đang ồn ào diễn ra. Hiến pháp phải ấn định rạch ròi chức phận của chính quyền Trung ương và địa phương. Những việc gì không thuộc thẩm quyền của Trung ương thì hiển nhiên phải thuộc về tỉnh/thành; việc gì không thuộc tỉnh/thành thì đương nhiên thuộc về làng xã. Trong phạm vi quyền lực ấy, chính quyền địa phương được tự quản, tức là tùy hoàn cảnh mà xác định nhiệm vụ ưu tiên, tự bố trí nguồn thu và tự tổ chức nền công vụ địa phương của mình, miễn sao cho hài lòng người dân. Người ta gọi đó là sự tự quản hay tự trị của chính quyền địa phương.
Quản trị một đô thành hiển nhiên có những vấn đề khác với nông thôn. Tựa như một nghị viện thu nhỏ, thị dân bầu ra Hội đồng dân biểu thành phố. Nơi ấy quyết nghị các chính sách dựa trên sức ép của các nhóm cử tri. Ngược lại, tòa thị chính là nơi hành pháp. Để tránh họp hành đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể và chỉ đích danh người chịu trách nhiệm trước nhân dân, thông thường tòa thị chính phải được lãnh đạo bởi một thị trưởng hay đô trưởng theo nguyên tắc nền công vụ phải phục tùng thượng cấp. Thị trưởng hay đô trưởng chỉ định các quận trưởng, quận trưởng chỉ định phường trưởng tất cả hợp thành một chính quyền đô thị thống nhất, duy nhất chỉ có một cấp. Hy vọng với Hiến pháp sửa đổi, các đô thị cũng như vùng nông thôn có thêm
tự do để lựa chọn mô hình chính quyền phù hợp.
Nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp để cải cách nền công vụ, từ một cửa liên thông, du nhập ISO hành chính, xã hội hóa cho tới đánh giá chất lượng dịch vụ công. Có nhiều biện pháp thực sự thành công, sự minh bạch và tiện lợi trong thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho người dân TPHCM là một ví dụ. Dường như nếu các chuẩn mực rõ ràng, nếu người dân được quyền biết và tham gia giám sát các công chức, nếu tự thân nền hành chính đưa ra các cam kết phục vụ người dân như doanh nghiệp phục vụ khách hàng và có cách thức đánh giá mức độ tuân thủ cam kết của công chức thừa hành, thường ở những nơi đó hiệu quả của nền công
vụ dần dần sẽ được cải thiện.
Biết hỏi dường như mới mong có câu trả lời. Ông Chủ tịch đã nêu một câu hỏi đáng suy nghĩ. Khi hàng triệu cử tri cũng biết cách hỏi và khéo léo đeo bám những câu hỏi của mình, sức ép liên tục ấy buộc nền công vụ phải giải trình trước nhân dân. Trách nhiệm giải trình tăng cũng là cách thúc đẩy chính quyền nhích dần tới hiệu năng.
Để xây dựng một chính quyền hiệu năng cần thảo luận chính quyền cần làm những việc gì và làm những việc đó sao cho hiệu quả, tức là đạt kết quả tối ưu với phí tổn tối thiểu. Việc thứ nhất liên quan đến chức năng của chính quyền, việc thứ hai liên quan đến cách thức tổ chức nền công vụ.
Thật trùng hợp chủ đề này liên đới mật thiết với cuộc thảo luận Hiến pháp đang ồn ào diễn ra. Hiến pháp phải ấn định rạch ròi chức phận của chính quyền Trung ương và địa phương. Những việc gì không thuộc thẩm quyền của Trung ương thì hiển nhiên phải thuộc về tỉnh/thành; việc gì không thuộc tỉnh/thành thì đương nhiên thuộc về làng xã. Trong phạm vi quyền lực ấy, chính quyền địa phương được tự quản, tức là tùy hoàn cảnh mà xác định nhiệm vụ ưu tiên, tự bố trí nguồn thu và tự tổ chức nền công vụ địa phương của mình, miễn sao cho hài lòng người dân. Người ta gọi đó là sự tự quản hay tự trị của chính quyền địa phương.
Quản trị một đô thành hiển nhiên có những vấn đề khác với nông thôn. Tựa như một nghị viện thu nhỏ, thị dân bầu ra Hội đồng dân biểu thành phố. Nơi ấy quyết nghị các chính sách dựa trên sức ép của các nhóm cử tri. Ngược lại, tòa thị chính là nơi hành pháp. Để tránh họp hành đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể và chỉ đích danh người chịu trách nhiệm trước nhân dân, thông thường tòa thị chính phải được lãnh đạo bởi một thị trưởng hay đô trưởng theo nguyên tắc nền công vụ phải phục tùng thượng cấp. Thị trưởng hay đô trưởng chỉ định các quận trưởng, quận trưởng chỉ định phường trưởng tất cả hợp thành một chính quyền đô thị thống nhất, duy nhất chỉ có một cấp. Hy vọng với Hiến pháp sửa đổi, các đô thị cũng như vùng nông thôn có thêm
tự do để lựa chọn mô hình chính quyền phù hợp.
Nước ta đã tiến hành nhiều biện pháp để cải cách nền công vụ, từ một cửa liên thông, du nhập ISO hành chính, xã hội hóa cho tới đánh giá chất lượng dịch vụ công. Có nhiều biện pháp thực sự thành công, sự minh bạch và tiện lợi trong thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông cho người dân TPHCM là một ví dụ. Dường như nếu các chuẩn mực rõ ràng, nếu người dân được quyền biết và tham gia giám sát các công chức, nếu tự thân nền hành chính đưa ra các cam kết phục vụ người dân như doanh nghiệp phục vụ khách hàng và có cách thức đánh giá mức độ tuân thủ cam kết của công chức thừa hành, thường ở những nơi đó hiệu quả của nền công
vụ dần dần sẽ được cải thiện.
Biết hỏi dường như mới mong có câu trả lời. Ông Chủ tịch đã nêu một câu hỏi đáng suy nghĩ. Khi hàng triệu cử tri cũng biết cách hỏi và khéo léo đeo bám những câu hỏi của mình, sức ép liên tục ấy buộc nền công vụ phải giải trình trước nhân dân. Trách nhiệm giải trình tăng cũng là cách thúc đẩy chính quyền nhích dần tới hiệu năng.