Skip to main content
XIN MỘT CHỮ THÔI

Ngày xuân người ta kháo nhau đi xin chữ. Mong đức thì xin đức, mong phúc thì xin phúc, bâng quơ nhặt một câu thơ viết bằng thứ chữ nguệch ngoạc làm sang. Trong cái âm hưởng sang xuân ấy, tôi cũng xin một chữ, chỉ xin một chữ thôi.
Ôn cũ, biết mới, nhìn lại năm cũ, và nhìn lại cả hai thập kỷ đổi mới, một chặng đường dài cải cách đã qua, những gì đạt được trên đất nước này là công sức nhân dân, nhưng đều được tạo điều kiện bởi những chính sách hợp lý của nhà nước. Một nhà nước mạnh, can thiệp đúng mức, khuyến khích mọi sáng kiến cá nhân và bảo vệ trật tự cạnh tranh là hết sức cần thiết. Thiếu nhà nước mạnh thì ngư dân không còn dám đánh bắt xa bờ, bà nội trợ rối đầu vì an toàn thực phẩm. Kẹt xe, lũ lụt, nước biển dâng, người dân nào mà chả mong nhà nước ta phải cực kỳ mạnh mẽ.
Làm thế nào để xây dựng một nhà nước mạnh mẽ, đó sẽ là thách thức của những năm tới đây. Nếu chỉ loay hoay thêm bớt các bộ, sáp nhập hay phân tách các tỉnh, luân chuyển cán bộ, cuộc cải cách hành chính mới chỉ quan tâm đến sắp xếp lại thứ bậc trong nội bộ nền quan chế. Cuộc cải cách ấy mới chỉ quan tâm đến bản thân chính quyền. Điều quan trọng hơn là phải làm cho chính quyền ngày càng chịu nhiều áp lực trước nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Điều này là tôn chỉ của nhà nước ta, vì mọi quyền bính đều thuộc về nhân dân, việc nội bộ của chính quyền không quan trọng bằng mọi việc đảm bảo lợi ích quốc gia và buộc chính quyền phải tuân thủ ý chí nhân dân. Sự chính danh của chính quyền thường chỉ có được qua sự ủy trị của nhân dân, thể hiện qua những lá phiếu tự do, phổ thông và bình đẳng của họ.

Chỉ có điều từ thuở nào không rõ, nhà nước ta quen với việc hưởng thụ những quyền lực, tự cho mình đặc quyền quản lý toàn bộ đời sống xã hội, từ quản lý nhà nước về kinh tế, về đất đai, về y tê, giáo dục cho đến quản lý nhà nước về tôn giáo. Trong các đạo luật đều mặc nhiên có những chương quản lý nhà nước, sắp xếp quyền uy và phân công trách nhiệm trong nội bộ bộ máy công quyền để quản lý cuộc sống của nhân dân. Thì thế mới có những chuyện quản không được thì cấm, vô số thực tiễn đã diễn ra minh chứng cho nhận định này. Quan điểm nhà nước quản lý toàn diện này đã bám rễ ở nước ta sâu và chặt tới mức Học viện Hành chính Quốc Gia đào tạo mỗi năm hàng ngàn sinh viên nghiên cứu đủ các hệ cử nhân quản lý nhà nước, thạc sĩ quản lý nhà nước, thậm chí có cả tiến sĩ ngành quản lý nhà nước.
Điều ấy chắc cũng đúng, song chưa thể đủ. Nhà nước quản nhân dân, thế thì ai quản lý nhà nước, ai sẽ bắt cái “cơ chế” mà người ta hay đổ lỗi phải tuân thủ ý chí nhân dân. Nhà nước cũng là bộ máy với vài triệu quan chức với những lợi ích của riêng họ, ai sẽ ép buộc bộ máy ấy tuân thủ lợi ích quốc gia và bảo vệ nhân phẩm, danh dự và những quyền căn bản khác của từng người dân.
Tân Xuân, thay vì “quản lý nhà nước”, chỉ xin thay dần một chữ thôi, đổi thành ‘quản trị nhà nước”. Chữ cũ, ấy là nhà nước quản dân. Chữ mới, ấy là dân giám sát nhà nước, cai quản nhà nước, buộc nhà nước phải thay đổi theo ý chí nhân dân, tức là người dân tham gia quản trị quốc gia.
Muốn làm được điều ấy, trước hết chính quyền phải minh bạch và chịu trách nhiệm công khai hơn trước nhân dân. Ví dụ tài sản, chi tiêu của các doanh nghiệp nhà nước và các công sở phải công khai cho toàn dân biết. Tiền của dân thì ông chủ nhân dân phải có quyền được có thông tin. Muốn làm được điều ấy thì cơ quan dân cử và tòa án phải độc lập dần so với chính quyền; nói cách khác chính quyền phải bị giám sát. Thêm nữa, Đảng lãnh đạo nghĩa là Đảng phải hóa thân vào chính quyền, tôi nghĩ rằng người đứng đầu tổ chức Đảng đồng thời phải là người đứng đầu tổ chức chính quyền mới đúng. Làm như thế Đảng và chính quyền là một và trách nhiệm của Đảng trước nhân dân cũng thật rõ ràng.
Đón Xuân xin một chữ, quản lý nhà nước xin đổi thành quản trị, rồi một ngày nước ta sẽ trở thành một xứ dân trị. Xứ ấy đích thị là của dân.

Comments

Popular posts from this blog

Ngổn ngang Công lý – Phần 1: Từ Yorktown tới Washington

  Phạm Duy Nghĩa 1.     Những dòng này dành cho ai: Bất công xảy ra khắp nơi, công lý thì khó khăn lắm mới đạt được. Mỗi ngày, nếu góp thêm tử tế, công bằng, và bớt dần bất công, thì thật quý. Công lý được giữ cho ngay ngắn, từng chút một, chung tay bởi tất cả mọi người. Đặng Hoàng Giang viết một cuốn sách có tựa đề “”Bức xúc không làm ta vô can””, quả là thế, bất công xảy ra do chúng ta né tránh, cam chịu, hoặc đồng lõa. Cùng góp sức chúng ta mới tạo ra và duy trì được lẽ công bằng ở đời. Những dòng này vì thế dành cho những ai muốn sống chậm một chút, dừng lại, đứng nhìn, quan sát, và tìm hiểu: Vì sao bất công đã xảy ra, và Vì sao công lý vẫn là một giấc mơ xa vời với rất nhiều dân tộc, trong đó có chúng ta. Thời đại này mạng xã hội, dữ liệu, tin tức, trí tuệ nhân tạo… đang thổi bay con người, đặt câu hỏi đúng đã là một nửa thành công. 2.     Cấu trúc của phần viết: Phần viết này được cấu trúc hồn nhiên như những mảng kiến thức vụn vặt mà tôi lượm được. Tôi dự kiến sẽ bắt đầu bằn

Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài: Một góc nhìn từ thực tiễn thực thi pháp luật

Đề dẫn : Theo Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, vào thời điểm hiện nay nước ta đã có 48 tổ chức trọng tài được thành lập, với hơn 600 trọng tài viên, mỗi năm tham gia giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp thương mại [1] . Một dịch vụ trọng tài đã hình thành. Càng phát triển, những đặc thù của dịch vụ này càng lộ rõ hơn, trong đó có việc xử lý lợi ích của bên thứ ba. Rất khác với tố tụng toà án, về nguyên tắc, trọng tài là thủ tục không công khai, sự tham gia của bên thứ ba là ngoại lệ. Không thể học theo quy định của Tố tụng dân sự để đưa bên thứ ba vào Tố tụng trọng tài. Bài viết dưới đây thảo luận về việc xem xét và đảm bảo lợi ích của Bên thứ ba trong Thủ tục trọng tài. Sau khi minh họa một số tình huống trong đó các bên tranh chấp hoặc Hội đồng trọng tài có thể cần lưu ý tới lợi ích của Bên thứ ba. Mục tiêu của Tố tụng trọng tài là góp phần giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thúc đẩy các bên tự thực thi nghĩa vụ, tránh làm lan rộng thêm kiện tụng. Từ những cân nhắc đó, bài v

Enjoy the Voyage: Behind the Scenes of Tribunal Deliberations

Arbitration can be very simple, but it can also be a voyage to nowhere in the middle of the sea. From the departure to destination, the Tribunal as collective is expected to steer the board. It shall make decisions, either procedural or on merits, by deliberation. But how tribunal deliberations work, particularly in cross-cultural arbitration? That is certainly a mysterious black-box, because tribunal deliberations are case specific (it depends on the nature of the disputes), tribunal specific (it depends on the composition of the tribunal, the background and profile, and mentality of the presiding arbitrator and its fellows), and the like. But there are some best practice for efficient deliberations: Not consensus, but collegiality is important: each arbitrator shall actively be involved. Not focusing on the destination, enjoying the voyage: the facts, the issues, the rational behind the disputes are important. Not merely the award, an efficient case management, fairness and due