Nhân ngày Quốc khánh bàn chuyện chính danh
Cách mạng Tháng 8, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại nền độc lập, người ta vẫn nói như thế nhân ngày Quốc khánh. Trên thực tế, vào tháng 8 năm 1945, Pháp đã mất Đông Dương, hàng vạn quan lính Pháp đang bị Nhật cầm tù hoặc lẩn trốn truy đuổi nhục nhã ê chề. Vào tháng ấy, Nhật cũng đã bại trận, quân tướng mất tinh thần ủ rũ chờ ngày nộp vũ khí cho quân Đồng minh (Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân Quốc). Việt Minh trên thực tế cũng tránh đánh Nhật, về danh nghĩa đã lấy được chính quyền từ tay Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Phan Kế Toại.
Cái chính quyền Trần Trọng Kim ấy rất ít được nghiên cứu. Được người Nhật dựng lên, việc lớn nhất mà Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm được là thuyết phục người Nhật để thu nạp về danh nghĩa các xứ bảo hộ Bắc Kỳ, An Nam và các thuộc địa Nam Kỳ cũng như những thành phố thuộc địa khác vào cùng một mối, lập quốc hiệu Việt Nam Đế Quốc. Ít nhất, sau 80 năm bị người Pháp đô hộ, quốc hiệu Việt Nam mới trở lại với người Việt Nam. Từ đó ba miền được đổi lại thành Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm đó, ngoài tranh luận về quốc kỳ và quốc ca, chính quyền Trần Trọng Kim cũng tìm cách cổ võ nền độc lập và tự trị của người Việt Nam, phá dỡ các biểu tượng của thực dân, ví như đập bỏ tượng Nữ thần tự do ở Cửa Nam, Hà Nội, đổi tên phố phường từ tên Tây sang tên các anh hùng giữ nước của người Việt Nam. Không được phép lập Bộ Quốc Phòng, mà chỉ có bảo an binh, Luật sư Phan Anh làm bộ trưởng Bộ Thanh niên, một hàm ý chuẩn bị cho những trường thanh niên tiền tuyến sau này. Cố gắng không chỉ là bù nhìn, chính phủ Trần Trọng Kim thành lập các tổng hội nhằm kiếm sự hậu thuẫn từ các giai tầng xã hội, Tổng hội viên chức là loại hội như vậy, chỉ có điều thời thế không giúp ông ta, cuộc mít-tinh ra mắt Hội này ở Nhà hát lớn ngày 17/08/1945 đã trở thành ngày ra mắt của Việt Minh. Ông Trần Lâm tung cờ, hai người đàn bà cướp lấy mi-crô kêu gọi ủng hộ Việt Minh. Hai ngày sau, ngày 19/08/1945, Việt Minh đã giành được chính quyền ở Hà Nội.
Nhân tính không bằng Giời tính, rồi đến ngày Hoàng đế Bảo đại thoái vị, trao lại ấn và kiếm cho ông Trần Huy Liệu đại diện cho phái đoàn Việt Minh, quyền lực trên danh nghĩa đã được trao lại cho Chính phủ liên hợp do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Biểu tượng ấy mới giúp Hồ Chí Minh có quyền lực một cách chính danh.
Cách mạng Tháng 8, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành lại nền độc lập, người ta vẫn nói như thế nhân ngày Quốc khánh. Trên thực tế, vào tháng 8 năm 1945, Pháp đã mất Đông Dương, hàng vạn quan lính Pháp đang bị Nhật cầm tù hoặc lẩn trốn truy đuổi nhục nhã ê chề. Vào tháng ấy, Nhật cũng đã bại trận, quân tướng mất tinh thần ủ rũ chờ ngày nộp vũ khí cho quân Đồng minh (Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân Quốc). Việt Minh trên thực tế cũng tránh đánh Nhật, về danh nghĩa đã lấy được chính quyền từ tay Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Phan Kế Toại.
Cái chính quyền Trần Trọng Kim ấy rất ít được nghiên cứu. Được người Nhật dựng lên, việc lớn nhất mà Hoàng đế Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm được là thuyết phục người Nhật để thu nạp về danh nghĩa các xứ bảo hộ Bắc Kỳ, An Nam và các thuộc địa Nam Kỳ cũng như những thành phố thuộc địa khác vào cùng một mối, lập quốc hiệu Việt Nam Đế Quốc. Ít nhất, sau 80 năm bị người Pháp đô hộ, quốc hiệu Việt Nam mới trở lại với người Việt Nam. Từ đó ba miền được đổi lại thành Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm đó, ngoài tranh luận về quốc kỳ và quốc ca, chính quyền Trần Trọng Kim cũng tìm cách cổ võ nền độc lập và tự trị của người Việt Nam, phá dỡ các biểu tượng của thực dân, ví như đập bỏ tượng Nữ thần tự do ở Cửa Nam, Hà Nội, đổi tên phố phường từ tên Tây sang tên các anh hùng giữ nước của người Việt Nam. Không được phép lập Bộ Quốc Phòng, mà chỉ có bảo an binh, Luật sư Phan Anh làm bộ trưởng Bộ Thanh niên, một hàm ý chuẩn bị cho những trường thanh niên tiền tuyến sau này. Cố gắng không chỉ là bù nhìn, chính phủ Trần Trọng Kim thành lập các tổng hội nhằm kiếm sự hậu thuẫn từ các giai tầng xã hội, Tổng hội viên chức là loại hội như vậy, chỉ có điều thời thế không giúp ông ta, cuộc mít-tinh ra mắt Hội này ở Nhà hát lớn ngày 17/08/1945 đã trở thành ngày ra mắt của Việt Minh. Ông Trần Lâm tung cờ, hai người đàn bà cướp lấy mi-crô kêu gọi ủng hộ Việt Minh. Hai ngày sau, ngày 19/08/1945, Việt Minh đã giành được chính quyền ở Hà Nội.
Nhân tính không bằng Giời tính, rồi đến ngày Hoàng đế Bảo đại thoái vị, trao lại ấn và kiếm cho ông Trần Huy Liệu đại diện cho phái đoàn Việt Minh, quyền lực trên danh nghĩa đã được trao lại cho Chính phủ liên hợp do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Biểu tượng ấy mới giúp Hồ Chí Minh có quyền lực một cách chính danh.
Như vậy, Cách mạng Tháng 8, về bản chất là một cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền trên danh nghĩa từ tay chế độ Bảo Đại-Trần Trọng Kim - một cuộc chuyển giao quyền lực dường như ít đổ máu. Máu lửa chỉ bắt đầu khi thực dân Pháp núp sau những chiếc tàu chiến của người Anh, đương nhiên với sự im lặng của Stalin và Truman, quay lại tái chiếm Việt Nam. (Ảnh: Thủ tướng Trần Trọng Kim).
Comments