Skip to main content

Trên báo Đàn Ông :) Tranh luan tre con


Damo Weaver- đó là tên của một cậu bé 10 tuổi học lớp 5 ở trường tiểu học Cana Point của nước Mỹ, cái tên được nhắc đến nhiều trên báo chí Mỹ và trên thế giới trong thời gian qua. Cậu này đề nghị được phỏng vấn Tổng thống Obama. Bản thân cậu bé 10 tuổi này đã từng có cơ hội phỏng vấn phó Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, Caroline Kennedy và Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt tại trường quay ở chính ngôi trường cậu đang theo học KEC TV. Có thể đó là chuyện bình thường ở Mỹ và ở đâu đó trên thế giới, còn ở ta thì… PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học quốc gia Hà Nội bày tỏ quan điểm về vấn đề này:


Thưa ông, ông hiểu về sự việc này như thế nào?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Ngoài những câu hỏi ngây thơ của tuổi trẻ chắc là cậu bé này sẽ có những câu hỏi nghiêm túc, kiểu như: Ông Tổng thống nghĩ gì về thế hệ của chúng nó, ông sẽ nghĩ gì về môi trường sống, về học hành và công ăn việc làm của thế hệ của nó… Ở tuổi lớp 5 thì mức độ lớn, bé còn đan xen, vẫn còn là trẻ con, nhưng cũng đã không thiếu những tư duy của người lớn. Khi đặt ra một chương trình muốn gặp ngài Tổng thống tức là mong ước của nó là muốn được gặp người có trách nhiệm, nói những vấn đề của người lớn, có trách nhiệm trong cuộc sống, là cậu bé muốn tham gia vào đời sống chính trị, xã hội theo nghĩa rộng.


Sự việc này đã nói lên điều gì?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Bất luận trẻ hay già, thế hệ nào người ta cũng có những lo âu, trăn trở về thân thế, về sự nghiệp, về sự tồn tại, trách nhiệm đối với xã hội, đối với quốc gia nói theo nghĩa rộng và đối với nhân loại theo nghĩa rộng hơn… Dù ở đứa bé con nhà giàu hay nghèo ở đâu đó cũng lấp lánh tinh thần trách nhiệm. Đôi khi chúng tự vấn và từ cái tự vấn đó dẫn đến những hành động, những kế hoạch. Chăc chắn cậu bé này đã có những suy tưởng cần phải hỏi người lãnh đạo cao nhất của quốc gia nên cậu ta mới mơ ước được phỏng vấn ngài Tổng thống.


Có phải chỉ ở Mỹ mới có hiện tượng Damon Weaver?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, người lớn làm việc lớn. Tôi nghĩ ái quốc là thuộc tính của chung con người. Có những đứa bé bị khuyết tật ở Trung Quốc, giấc mơ giản dị của nó chỉ là được nhìn thấy và tham gia một buổi chào cờ ở Thiên An Môn. Nếu nhìn lại lịch sử kháng chiến của Việt Nam từ thời kháng Nguyên Mông cho đến cuộc Tổng khời nghĩa cướp chính quyền năm 1945 và cho đến tận bây giờ thì yêu nước đâu phải chỉ là chuyện của người lớn. Nam phụ, lão ấu... một thời có cái gì thì ai nấy đều dùng cái đó để chiến đấu đó thôi. Chí lớn đâu chỉ là độc quyền của người đã lớn.


Ông có thấy trong việc này, trẻ con nước Mỹ nói chung và cậu bé này nói riêng có sự tự tin cao không?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Mỗi lối sống, mỗi dân tộc, mỗi nền văn minh sinh ra một kiểu giáo dục, mỗi kiểu giáo dục sinh ra mỗi kiểu ứng xử. Nếu cứ khen trẻ con Tây tự tin, chê trẻ con mình không tự tin thì có thể nhận xét này hơi hời hợt. Vì trẻ con ở đâu cũng giống nhau ở chỗ chúng thích khám phá. Ngay từ khi còn bé, chắc anh cũng có con nhỏ, chúng đều muốn leo trèo, thể hiện bản năng muốn vươn cao, muốn nhìn xa. Đứa bé con nhà anh khi biết bò cứ được thả là nó sẽ leo thoăn thoắt lên cầu thang ngay. Cái đó nó thể hiện tâm lý của giống người nói chung là từ giống vượn bò lom khom nay được đứng thẳng lên thì tầm nhìn vươn cao. Đứng thẳng mới nhìn xa được.
Về trẻ con ở Mỹ thì tôi không dám nói nhiều vì nước Mỹ quá lớn, để mà nói về nước này cái gì cũng có thể đúng mà cũng có thể sai. Nước Mỹ có bao nhiêu giống người, biết bao nhiêu nền văn hóa, có da trắng, da vàng, da đen… Nhìn chung các giống người này vẫn giữ được gốc văn hóa của họ. Vì vậy nói trẻ con ở Mỹ có cái gì là phổ quát thi có thể cũng khó. Nhưng họ có những giá trị mà nhà trường đã giáo dục cho các em. Ví dụ trẻ con Mỹ khá tự tin vì mỗi sớm chúng có xe buýt màu vàng đóng bằng gỗ rất xinh xắn cứ đến giờ đến đón, trẻ tự đi học. Trẻ ở đây không có thói quen bố mẹ phải đưa đón từ nhà đến cổng trường. Đến trường thì phòng học của các cháu được bố trí khác với các phòng học của mình cô đứng trên cầm thước chỉ, trò ngồi dưới nhìn lên, phòng học ở Mỹ thường được bố trí theo các nhóm có thể quây quần. Quanh lớp học có thể dán các loại thơ ca, hò vè…do các em sáng tác. Bên cạnh có các phòng truyền thống, phòng thể thao… Nhìn chung các cháu cảm thấy trường như mái nhà thứ hai của chúng. Và vì vậy khi lớn lên nó rất nhớ mái trường này v.v…Quay lại nền giáo dục Việt nam, một đứa con bị ngã thì cha mẹ chạy đến nựng con: “Ối khổ con tôi…!”, trong khi ở phương Tây, đôi khi người ta thường chỉ cầm tay con dắt lên, thế thôi, làm cho đứa trẻ nó tự lập hơn.


Theo như tôi không nhầm thì từ trước đến nay ở Việt Nam ta chưa có một đứa trẻ nào dám táo bạo đề nghị được làm như cậu bé Mỹ kia?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Đã có một vài ví dụ khá hấp dẫn rồi. Vừa rồi có một nhóm các em sinh viên Việt Nam tự mình khám phá rồi tự mình tổ chức, tự mình tìm nhà tài trợ để bay sang Hồng Công tham gia một vài kỳ thi về trọng tài. Có học sinh lớp 8, lớp 9 đã dám viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những đề thi văn kỳ dị. Có thiếu gì những lá thư của các em nói thầy ơi thầy giảng thế này thì khổ chúng em quá… Có nghĩa là dù ở bậc muộn hơn so với cậu bè Mỹ kia nhưng ở ta cũng đã có những hành động của lớp trẻ dám tự chịu trách nhiệm trước hành động của mình, trước cuộc đời của mình.Cách đây không lâu ở ta đã tổ chức cho các cháu “chơi” một “trò” hoạt động nghị trường.


Ông nghĩ gì về việc này?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Trên thế giới người ta đã tổ chức “liên hiệp quốc nhí”. Đây là mình bắt chước thôi. Các chính khách phương Tây đôi khi cứ định kỳ là họ mở cửa công sở cho trẻ vào xem. Ở Nhật cũng vậy, người ta hay dẫn con cái đến công sở giới thiệu đây là bàn làm việc của Tỉnh trưởng, Tỉnh phó. Họ coi quyền lực là của công chứ đâu phải là cái oai của ai, ông, bà nào đâu. Trên cổng vào lăng Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh, Trung Quốc có chữ: “Thiên hạ của công”. Ở Đức có chương trình cho con hiểu trách nhiệm của bố. Đôi khi người ta mở những buổi cho con đi lái tầu cùng với bố để con hiểu được công việc của bố hơn… Còn ở Việt Nam thì quyền lực vẫn như là một thứ cung cấm, huyền bí lắm. Ngay cả đối với người lớn ít ai dám mơ được gặp Tổng Bí Thư hay Thủ tướng để mạn đàm, huống chi là trẻ con. Bởi vì chính khách nước ta không còn quen nghệ thuật thân thiện với dân chúng. Hiếm thấy cụ Chủ tịch hay cụ Bí thư thời nay gặp thường dân như Cụ Hồ đã từng lặn lội Tết đến thăm người đàn bà nghèo làm nghề gánh nước thuê, hay những gia đình bần cùng ở Hà Nội. Những cuộc viếng thăm của quan chức mình bây giờ đầy kế hoạch. Cái thô mộc, cái đơn sơ không còn nữa. Trống dong, cờ mở, còi hủ trên, dưới, bảo vệ vòng trong vòng ngoài trong các cuộc này…làm cho dân chúng cảm thấy quan chức bây giờ là một giới xa cách đối với họ.
Điều này không phải chỉ bây giờ mới có. Khi tôi vào Đại Nội (Huế), thấy trước mặt đức vua ngồi lại có đỉnh đồng, tôi hỏi căn nguyên thì cô hướng dẫn viên ở đây bảo rằng để hương khói. Tôi lại hỏi vua còn sống sao lại hương khói. Cô này giải thích là để đốt cho hương khói bay lên khiến dân chúng, quần thần không được nhìn rõ nhà vua khi ngồi chầu mà chỉ được nhìn thấy quyền lực của nhà vua qua đám sương mù. Hình như cái ẩn dụ ấy vẫn có thể còn giá trị cho đến tận bây giờ.


Trước cái làn sương mù như thế hiện nay, ông có lo ngại gì cho lớp trẻ?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Tôi nghĩ tài nguyên của đất nước này than rồi cũng bán hết đi, quặng rồi cũng bán đi hết, dầu thô rồi cũng hết. Suy cho cùng chỉ còn lại con người. Cái quý nhất của con người nó là tự do, tự do nghĩ ngợi, tự do hành động, tự do mưu cầu hạnh phúc và phát triển nhân cách cá nhân- mà đừng hại đến người khác. Suy cho cùng cái tự do sáng tạo sẽ làm cho khối tài nguyên của đất nước được sử dụng hiệu quả hơn. Nhìn Hồng Công, một vùng khô cằn đã trở nên giầu có. Và vì vậy, có vẻ như tự do gắn liền với phát triển, gắn liền với sự trường tồn dân tộc. Tự giam hãm mình trong những lý thuyết giáo điều không chỉ làm cho dân tộc chậm tiến mà lâu dài có thể làm cho dân tộc suy tàn, biến mất vì bị các tộc người khác thu nạp trong văn hoá của họ. Rất nhiều dân tộc đã từng tồn tại và cũng đã biến mất khỏi trái đất này.


Những điều này ông có bao giờ nói cho học sinh mình nghe, ít nhất là trong khoa mình, trong trường mình không?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Ảnh hưởng của tự do đến sự phát triển là một đề tài cần phải nghiên cứu thêm ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi đồng ý dù rằng tự do cá nhân có thể cần bị ràng buộc, song thái độ chính là nên mở rộng tự do hơn, ít nhất trong giáo dục. Sinh viên ra trường thường lạy lục “xin việc”. Thái độ “xin” đã thể hiện một sự thiếu tự tin. Sự thiếu tự tin đó không phải tự nhiên bây giờ mới có mà do lối nghĩ của l lớp thế hệ đi trước dội lại. Thiếu tự tin có một phần do không được tự do tập dượt.


Như vậy thì cần đột phá ở chỗ nào, làm như thế nào trước thực trạng này?


PGS-TS Phạm Duy Nghĩa: Trong một bài báo Tết trên Tuổi Trẻ tôi đã viết người mình cứ mong hóa rồng hóa hổ… sao không mong giản dị thành người? Hàng ngày cứ nhét vào túi sách trẻ con 8-9kg sách mà tại sao ta không giáo dục chúng thành ngươi tự do? Muốn vậy phải cho chúng không gian tự do, phải cho chúng tập dượt những bước đi tự do đầu tiên. Bố mẹ ngày nào cũng phải mất đến cả tiếng đồng hồ đưa đón con. Con lúc nào cũng cứ ôm chặt lấy bố mẹ thì nó làm sao có cơ hội mà giao tiếp với xung quanh? Trong tập làm văn phải cho chúng nó tự do bày tỏ cảm xúc, tất nhiên là dưới sự định hướng của thầy cô. Ngoài ra còn phải quan tâm đến yếu tố truyền thống nữa. Phải làm sao chỉ cho các em thấy dù có ra sức đuổi theo mốt tóc râu ngô, quần bò thụng vẫn biết mình còn là giống Việt. Với sức vóc hạn chế, cần giáo dục cho con cháu chúng ta như thế nào để chúng có thể thành đạt trong một thế giới cạnh tranh. Câu hỏi quá lớn, có vẻ như chúng ta cần những cuộc thảo luận nữa về triết lý giáo dục truyền thống kết hợp với giáo dục tinh thần tư do.


Cảm ơn ông! PV Trần Ngọc Kha (Báo Đời sống pháp luật): Không hiểu sao lại đăng bài trên báo ĐÀN ÔNG số 03/2009.

Comments

Popular posts from this blog

Nhàn đàm về thể chế

  1.            Dẫn nhập : Đầu năm 1845 khi phê bình triết gia Feuerbach, Karl Marx, lúc ấy còn khá trẻ, đã viết câu trên đây, câu sau này được dịch sang tiếng Anh và khắc trên mộ của ngài “ Die Philosophen haben die Welt nur verschieden  interpretirt , es kömmt drauf an sie zu  verändern - các triết gia chỉ tìm cách giải thích thế giới khác nhau, cái chính là phải tìm cách thay đổi thế giới ấy”. Gần 180 năm sau, Acemoglu & đồng sự, nhận được giải Nobel năm 2024, vì những đóng góp giải thích các nền văn minh thịnh hay suy tàn là do thể chế. Điều ấy đúng, hoặc đúng một phần. Nhân dịp này, cựu học viên Fulbright mời chúng tôi mạn đàm về thể chế. “Kỷ nguyên vươn mình”, nếu các bạn thích dùng chữ ấy, mong sẽ là tỉnh thức, bắt đầu với hành động. Nói đã đủ nhiều, đến lúc phải làm, làm nhiều hơn. Ở đất nước chúng ta, vinh quang thuộc về những con người hành động, công khai hay thầm lặng, ngày mỗi ngày bền bỉ làm cho thể chế n...

Ngổn ngang Công lý – Phần 1: Từ Yorktown tới Washington

  Phạm Duy Nghĩa 1.     Những dòng này dành cho ai: Bất công xảy ra khắp nơi, công lý thì khó khăn lắm mới đạt được. Mỗi ngày, nếu góp thêm tử tế, công bằng, và bớt dần bất công, thì thật quý. Công lý được giữ cho ngay ngắn, từng chút một, chung tay bởi tất cả mọi người. Đặng Hoàng Giang viết một cuốn sách có tựa đề “”Bức xúc không làm ta vô can””, quả là thế, bất công xảy ra do chúng ta né tránh, cam chịu, hoặc đồng lõa. Cùng góp sức chúng ta mới tạo ra và duy trì được lẽ công bằng ở đời. Những dòng này vì thế dành cho những ai muốn sống chậm một chút, dừng lại, đứng nhìn, quan sát, và tìm hiểu: Vì sao bất công đã xảy ra, và Vì sao công lý vẫn là một giấc mơ xa vời với rất nhiều dân tộc, trong đó có chúng ta. Thời đại này mạng xã hội, dữ liệu, tin tức, trí tuệ nhân tạo… đang thổi bay con người, đặt câu hỏi đúng đã là một nửa thành công. 2.     Cấu trúc của phần viết: Phần viết này được cấu trúc hồn nhiên như những mảng kiến thức vụn vặt mà tôi lượ...

Học và Dạy Luật Đất đai trong các trường luật ở Việt Nam

Tặng các bạn học và dạy Luật Đất đai 1.       Dẫn đề : Nước ta đã có gần 100 cơ sở đào tạo luật (để thuận tiện, sau đây gọi chung là các trường luật). Ở bậc cử nhân, các trường luật thường giảng dạy Môn học Luật Đất đai. Nội dung giảng dạy môn học này ở các trường khá giống nhau, bám sát cấu trúc của Luật Đất đai, thường bắt đầu từ Chế độ sở hữu, Các loại đất, Quyền & Nghĩa vụ của Người sử dụng đất, cho tới Hành chính đất đai và Giải quyết tranh chấp đất đai. Trong bối cảnh Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực, nội dung đồ sộ của đạo luật này cần được nghiên cứu & giảng dạy như thế nào cho hiệu quả. Trong khuôn khổ Hội thảo tại một trường luật như Khoa Luật ĐH Mở TPHCM, sẽ là hữu ích, nếu có thể góp phần tìm hiểu đạo luật mới này, song đồng thời cũng tìm cách đổi mới cách nghiên cứu, giảng dạy pháp luật đất đai, giúp cho môn học này hấp dẫn, thiết thực hơn với người học. Phần thảo luận dưới đây góp phần vào 2 nội dung nêu trên. 2.    ...